Trong một mức độ nào đó đau đầu là hiện bình thường song thai phụ cũng không nên xem thường nếu hiện tượng đau đầu thường xuyên xảy ra là một trong những báo hiệu nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Hiện chưa có nghiên cứu công bố tỷ lệ mắc chứng đau đầu trong khi mang thai nhưng số bệnh nhân than phiền dấu hiệu này không hiếm. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống của phụ nữ mang thai. Kết quả một nghiên cứu đa trung tâm cho thấy những phụ nữ bị đau đầu trong thai kỳ thì họ phải đối mặt với nguy cơ bị đột quỵ tăng gấp 19 lần và tăng nguy cơ với bệnh tim mạch, tắc mạch. Có nhiều nguyên nhân khác nhau:
Đau đầu báo hiệu tiền sản giật
Tiền sản giật thường xảy ra vào quý 3 của thai kỳ. Những phụ nữ có thai trên 40 tuổi, mang thai tuổi vị thành niên hoặc những người mang 2 hoặc 3 thai có nguy cơ cao với bệnh này. Bệnh thường phối hợp với tình trạng tăng huyết áp, phù và xuất hiện protein trong nước tiểu. Trên những bệnh nhân này, đau đầu là báo hiệu nguy hiểm. Kèm theo, các triệu chứng như nhìn mờ, đau hạ sườn phải có thể xuất hiện kèm. Trường hợp này nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến sản giật, tử vong cho mẹ và cho con.
Phụ nữ có thai cần được theo dõi chặt chẽ tại các cơ sở có cán bộ y tế được đào tạo để theo dõi thai nghén. Các thai phụ được theo dõi sự phát triển của thai, cân nặng của mẹ, huyết áp và thử nước tiểu. Nhờ theo dõi chặt chẽ, tình trạng tiền sản giật được phát hiện và xử trí kịp thời, có thể tránh được các tai biến cho mẹ và con.
Đau đầu do các bệnh nội khoa
Một số bệnh nội khoa có từ trước hoặc xuất hiện trong thời kỳ mang thai có thể gây đau đầu, bao gồm: Tiểu đường, tắc mạch, các bệnh, tim mạch, tăng cholesteron máu.
Các bệnh lý này có thể được phát hiện từ trước khi có thai hoặc phát hiện trong lúc mang thai. Khi mang thai, phụ nữ phải huy động khả năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể để thích nghi với tình trạng mang thai và nuôi một hợp tử trở thành một cơ thể hoàn chỉnh. Vì vậy, tất các các bệnh lý nội khoa đều nặng lên trong thời gian mang thai. Các bệnh này cần thiết được phát hiện trước khi mang thai và điều trị kịp thời giúp cho quá trình mang thai an toàn. Một số tình trạng suy gan, suy thận, suy tim hoặc tiểu đường nặng có thể phải tiến hành chấm dứt thai nghén trước khi thai đủ tháng để cứu mẹ. Nếu trong thời gian có các dấu hiệu cơ thể bất thường cần được thầy thuốc khám và cho làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện và điều trị kịp thời.
Đau đầu do thay đổi nội tiết
Nguyên nhân đau đầu trong thai kỳ hay gặp nhất là do những biến đổi của cơ thể trong thời kỳ mang thai mà thủ phạm được xác định là tình trạng tăng cao lượng nội tiết ostrogen trong thời kỳ mang thai. Một số lý do khác cũng làm có thể gây nên đau đầu:
- Sự căng cơ, thay đổi dáng vóc trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Stress.
- Mệt mỏi và thiều ngủ.
- Phải bỏ thói quen sử dụng các đồ uống chứa cafein quen thuộc.
- Tình trạng sung huyết và dị ứng.
- Hạ đường huyết ở những người ăn uống kém do nghén nặng.
Khắc phục khi bị đau đầu
Khi bị đau đầu trong thời kỳ mang thai mà được loại trừ các tình trạng bệnh lý nặng thì bạn mới có thể yên tâm là đau đầu do chính sự thay đổi nội tiết thời kỳ mang thai. Các thuốc giảm đau đều có tác dụng phụ, thậm chí nếu lạm dụng có thể gây suy gan, thận, loét dạ dày… Vì vậy, tuyệt đối không tự tiện sử dụng các thuốc giảm đau.
- Dùng khăn đắp lên trán: Có thể làm dịu cơn đau bằng cách dùng khăn mềm thấm nước ấm và đắp lên mắt, trán và thái dương, nằm thư giãn ở nơi yên tĩnh, có ánh sáng dịu.
- Tập thể dục: Tập thể dục nhẹ nhàng, khoảng 30 phút hàng ngày cũng có hiệu quả giảm đau đầu. Việc tập hít thở sâu rất tốt cho thời kỳ mang thai. Có thể tập thiền hoặc yoga hợp lý cũng có tác dụng làm giảm đau đầu.
- Massage: Dùng tay massage nhẹ nhàng vùng vai, đầu, mặt cổ cũng có tác dụng rất tốt.
- Giấc ngủ: Nên ngủ đúng giờ và duy trì giấc ngủ sâu có tác dụng tốt để làm giảm đau đầu trong khi mang thai. Không nên gối đầu quá cao vì có thể gây căng các cơ vùng đầu và gáy.
Trong 12 tuần đầu của thai kỳ, những phụ nữ có nghén thường ăn uống kém, có thể gây rối loại nước và điện giải, hạ đường huyết. Để tránh đau đầu do hạ đường huyết, các thai phụ nên chủ động điều chỉnh chế độ ăn, chia làm nhiều bữa ăn phụ lưu ý thành phần tinh bột và đường trong khẩu phần ăn hợp lý tránh để hạ đường huyết. Tránh các đồ uống có cafein, socolate.
Nếu các biện pháp thông thường không kết quả thì bạn nên đi khám bệnh. Nên ghi lại nhật ký các cơn đau đầu để bác sỹ có thể giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân gây đau đầu trong thai kỳ của bạn
Ths, Bs Phạm Đức Dục
BV Phụ sản Trung Ương
Nguyễn Thị Phương Thúy đã bình luận
Bác sĩ ơi.em đang mang thai cháu thứ 2 được 14 tuần,tháng thứ 2 của thai kỳ em đi khám phụ khoa,xét nghiệm dịch âm đạo thì bị viêm âm đạo do nấm,nhưng lượng khí hư của em rất bình thường như hồi con gái,giờ em đã hết bị viêm nhưng sang tháng thứ 4 của thai kì này em lại bị đau đầu,có lần đau nửa đầu và còn kèm theo cả đau bụng nữa(hơi buốt bụng).Bác sĩ cho em hỏi như vậy có ảnh hưởng đến bé không ạ?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên đi khám xem nguyên nhân đau đầu là gì, nếu do thiếu máu não nên tập thể dục cổ gáy để máu lên não tốt. Nên XN định lượng Hemoglobin xem có thiếu máu do thiếu sắt thì bổ sung. Tất nhiên phải do BS kê đơn cho bạn nhé, không tự ý dùng thuốc hay theo kinh nghiệm của người khác.
Le Thi Thien đã bình luận
em da lap gia dinh duoc gan 5 thang ma van chua co bau.thi thoang ca em va chong em thay ngua o vung kin,di kham phu khoa thi bac si noi la vo chong em bi nam va cho thuoc dat dieu tri.Den nay thi hien tuong ngua o chung em da khong con nua.Va khi sieu am thi bac si noi la kich thuoc tu cung cua em hoi hep so voi binh thuong.Em muon hoi la viec em bi nam va tu cung cua em hep thi co anh huong gi den viec mang thai cua em khong
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bị nấm thì ảnh hưởng rồi. Cần VS khi giao hợp. Kích thước tử cung thế nào bạn cho biết cụ thể. Nếu BS chỉ nói miệng bâng quơ, không ghi rõ trên kết quả siêu âm thì… cẩn thận "tiền mất tật mang", không nên điều trị uống thuốc nội tiết gì nhé.