Đau căng nhức đầu hoặc đau nhói một bên đầu khiến bạn lo lắng khi mang thai. Tình trạng đau đầu này có bình thường và phổ biến trong thai kỳ không?
Thường xuyên đau căng đầu khi mang thai có bình thường không?
Bị đau căng đầu là hiện tượng phụ nữ hay gặp phải khi mang thai, đặc biệt trong giai đoạn thai kỳ đầu tiên (3 tháng đầu). Đau căng đầu là loại đau đầu phổ biến nhất, khiến bạn có cảm giác như đầu bị ép lại hay đau âm ỉ, dai dẳng cả hai bên đầu hoặc lan xuống cổ. Nếu trước đây bạn thường dễ bị đau căng đầu thì thời kỳ mang thai có thể làm cho vấn đề này trầm trọng hơn.
Các chuyên gia không biết chính xác tại sao mang thai gây đau đầu thường xuyên hơn. Một nguyên nhân không khiến bạn lo lắng được dự đoán là do sự thay đổi về nội tiết tố diễn ra trong cơ thể khi mang thai. Bỏ thói quen uống cafe cũng có thể làm cho bạn nặng đầu.
Ngoài ra, một số thủ phạm tiềm tàng khác bao gồm thiếu ngủ hoặc mệt mỏi nói chung, tắc nghẽn xoang, dị ứng, mỏi mắt, căng thẳng, trầm cảm, đói, và thiếu nước.
Đối với phần lớn phụ nữ mang thai, đau đầu có xu hướng giảm hoặc thậm chí biến mất trong giai đoạn thai kỳ thứ hai, khi các hormon trở nên ổn định và cơ thể đã quen với sự thay đổi này.
Đau nửa đầu khi mang thai có phải là bất thường không?
Đau nửa đầu cũng là một loại đau đầu phổ biến. Các chuyên gia ước tính khoảng 1/5 phụ nữ từng bị đau nửa đầu vào thời điểm nào đó trong cuộc đời, và khoảng 15% phụ nữ lần đầu tiên mắc chứng này khi họ mang thai (thường là trong giai đoạn thai kỳ đầu tiên).
Đau nửa đầu gây đau nhói vừa phải đến nặng, thường ở một bên đầu. Đau kéo dài từ 4 – 72 giờ (nếu không được điều trị) và trở nên trầm trọng hơn do hoạt động thể chất. Nó có thể đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, hoặc nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn.
Một số người bị đau nửa đầu sau khi có những biểu hiện trước đó, bao gồm các thay đổi về thị lực (chẳng hạn như nhìn lóa hoặc mờ…), cảm giác tê bì hoặc rần rần như kiến bò, mệt, rối loạn khả năng nói (nói líu ríu). Những triệu chứng này có thể xuất hiện một giờ trước khi đau nửa đầu và kéo dài tới một giờ sau đó.
May mắn là, khoảng 2/3 phụ nữ dễ bị đau nửa đầu trước đây nhận thấy tình trạng này được cải thiện khi họ mang thai. (Điều này thường xảy ra ở những phụ nữ hay bị đau đầu vào kỳ kinh nguyệt hoặc đau đầu nhiều hơn vào thời gian đó). Số còn lại không nhận thấy sự thay đổi hoặc cảm thấy họ đau đầu thường xuyên và dữ dội hơn trước.
Cho dù bạn nằm trong phần thiểu số kém may mắn hơn, ít nhất bạn được an ủi rằng: thực tế, những người bị đau nửa đầu không xuất hiện nguy cơ biến chứng cao hơn hơn phụ nữ khác khi mang thai.
Có thể dùng loại thuốc giảm đau nào?
Paracetamol (acetaminophen) là loại thuốc an toàn khi mang thai, bạn có thể uống theo chỉ dẫn trên nhãn. Nhưng hầu hết các loại thuốc giảm đau đầu khác, chẳng hạn như aspirin và ibuprofen…, không nên dùng cho phụ nữ mang thai. Tham khảo ý kiến bác sĩ về những loại thuốc bạn có thể dùng nếu bạn hay bị đau nửa đầu nghiêm trọng.
Nếu bạn thường xuyên đau đầu và điều này khiến bạn bị suy nhược, lợi ích của một số loại thuốc có thể lớn hơn các nguy cơ đối với em bé, mặc dù một số loại vẫn bị cấm nghiêm ngặt.
Có thể làm gì để giảm đau đầu mà không phải dùng thuốc?
Sau đây là một vài gợi ý có thể giúp bạn tránh khỏi đau đầu hoặc giảm đau:
Tìm ra nguyên nhân gây đau đầu
Nếu thường xuyên bị đau đầu, bác sĩ thường khuyên bạn nên giữ một “cuốn nhật ký đau đầu” để giúp xác định nguyên nhân cụ thể của bạn. Hãy viết ra bất cứ thứ gì bạn đã ăn trong 24 giờ trước khi bắt đầu cơn đau nửa đầu và những gì bạn đã làm khi nó bắt đầu.
Một số chứng đau nửa đầu nói chung gây ra bởi các loại thực phẩm có chứa bột ngọt, nitrit (phổ biến trong các loại thịt chế biến như xúc xích và thịt xông khói), sulfit (được sử dụng như một chất bảo quản cho rau sống và cũng có thể tìm thấy nhiều trong trái cây sấy khô), chất làm ngọt nhân tạo, pho mát và các sản phẩm chế biến từ sữa (như kem sữa và kem chua) để lâu, một vài loại trái cây tươi (chuối, đu đủ, lê, và cam quýt), cá hun khói, sô cô la, và những thứ được lên men hoặc muối (như dưa, cải bắp muối), cũng như ánh sáng chói hoặc nhấp nháy, tiếng ồn lớn, nóng hoặc lạnh quá mức, mùi hôi mạnh, và khói thuốc lá…
Chườm
Nếu bị nhức căng đầu, bạn có thể đặt một khăn ấm hoặc mát lên trán để xoa dịu cơn đau. Chườm lạnh có vẻ hiệu quả nhất với chứng đau nửa đầu.
Tắm vòi sen
Đối với một số người bị đau nửa đầu, tắm mát mang lại một số tác dụng giảm đau nhanh chóng tạm thời. Nếu không thể tắm lúc đó, bạn có thể táp một ít nước mát lên mặt.
Dùng nước ấm có thể làm dịu những cơn căng nhức đầu.
Không để bị đói hoặc khát nước
Tránh để đường huyết thấp (một tác nhân gây đau đầu thông thường). Bạn có thể ăn thành những bữa nhỏ, thường xuyên hơn, mang theo đồ ăn vặt khi ở bên ngoài nhiều. Tránh ăn những loại thực phẩm nhiều đường như kẹo vì chúng có thể làm cho đường huyết của bạn tăng và giảm đột ngột.
Bạn cũng đừng quên uống nhiều nước để giữ nước cho cơ thể. Uống nước từ từ nếu bạn bị đau nửa đầu và bị nôn.
Tránh mệt mỏi
Cố gắng dành thời gian cho những giấc ngủ ngắn trong ngày. Nếu bạn đang bị đau nửa đầu, hãy cố gắng ngủ sâu để hết nhức đầu trong một căn phòng yên tĩnh và ít ánh sáng.
Tập thể dục
Một số bằng chứng cho thấy thường xuyên tập thể dục có thể làm giảm tần suất và mức độ của chứng đau nửa đầu, giảm bớt sự căng thẳng có thể gây ra căng nhức đầu. Nếu bạn dễ bị đau nửa đầu, hãy bắt đầu luyện tập từ từ – một hoạt động thể chất đột ngột có thể dẫn tới đau đầu. (Lưu ý không tập thể dục khi bạn đã bị đau nửa đầu, vì điều đó sẽ làm đau đầu trầm trọng hơn).
Thử một số biện pháp tập luyện để thư giãn như thiền, yoga có thể hữu ích trong việc giảm căng thẳng và đau đầu đối với một số phự nữ.
Massage
Thử massage toàn cơ thể để giải tỏa căng thẳng của cơ bắp ở cổ, vai, và lưng. Nếu có điều kiện, bạn có thể tới những tiệm chuyên massage cho bà bầu.
Bạn có thể đề nghị chồng xoa lưng và đầu cho bạn hoặc vào những tiệm gội đầu chuyên nghiệp để được massage đầu. Một số phụ nữ bị căng nhức đầu thích được massage, mặc dù chưa có nghiên cứu nào về hiệu quả ngăn ngừa hoặc làm giảm đau đầu của massage.
Châm cứu
Điều trị bằng châm cứu được xem là an toàn khi mang thai. Hiệu quả chữa nhức đầu bằng châm cứu còn là một chủ đề của các cuộc tranh luận. Tuy nhiên, nếu muốn thử, bạn có thể đề nghị bác sĩ khám thai giới thiệu cho bạn một số địa chỉ đáng tin cậy.
Nhức đầu có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn?
Hầu hết, tình trạng đau đầu khi mang thai khiến bạn khó chịu nhưng thường vô hại. Tuy nhiên, một cơn nhức đầu có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Nếu bạn lần đầu tiên bị đau nửa đầu hay đau đầu trầm trọng, bạn sẽ cần tham khảo các đánh giá của bác sĩ để đảm bảo không có vấn đề nào khác đang diễn ra.
Trong giai đoạn thai kỳ thứ hai hoặc thứ ba, đau đầu có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật nặng – một hội chứng nghiêm trọng với phụ nữ mang thai.
Đau đầu như thế nào thì cần gọi cho bác sĩ?
Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu:
– Bạn đang trong giai đoạn thai kỳ thứ 2 hoặc 3 và bị nhức đầu nặng hoặc lần đầu tiên bị đau đầu; có thể hoặc không kèm với các thay đổi về thị lực, đau nhói ở thượng vị (phía trên bụng), tăng cân đột ngột hoặc sưng (phù) ở bàn tay hay trên mặt.
Bạn sẽ cần đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu ngay để chắc chắn bạn không bị tiền sản giật. (Nếu đã từng bị cao huyết áp, hãy gọi ngay cho bác sĩ cho dù bạn chỉ bị nhức đầu nhẹ).
– Bạn bị váng đầu bất ngờ, đau dữ dội làm bạn thức giấc khi đang ngủ, đau đầu không dứt, hoặc cảm giác đau đầu không giống như các lần trước đây.
– Đau đầu đi kèm với sốt và cứng cổ.
– Đau đầu trở nên nặng hơn và kèm theo triệu chứng khác như rối loạn thị giác (nhìn mờ, lóa…), nói líu nhíu, buồn ngủ, tê bì, hoặc thay đổi cảm giác hay sự tỉnh táo thông thường.
– Bạn bị đau đầu sau khi ngã hoặc bị đập đầu.
– Bạn bị nghẹt mũi, kèm theo đau, căng bên dưới mắt hoặc phần nào đó của mặt, thậm chí đau răng. Bạn có thể bị nhiễm trùng xoang và cần được điều trị bằng kháng sinh.
Nếu bạn đã từng bị đau đầu trước đây, hãy nói cho bác sĩ biết để bác sĩ có thể lựa chọn cách điều trị thích hợp nhất cho bạn trong thời gian mang thai. Nếu bị đau nửa đầu, gần như bạn sẽ không thể dùng các loại thuốc bạn đã uống trước đây – hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào khác ngoài paracetamol.
Nếu cảm thấy mỏi mắt và bị đau đầu sau khi đọc sách hoặc dùng máy tính, bạn nên đi kiểm tra mắt. Cuối cùng, đừng ngần ngại gọi cho bác sĩ bất cứ khi nào cơn đau đầu làm bạn lo lắng.
thanh thanh đã bình luận
Chao bac si, em hien dang mang thai tuan thu 15, cach day hai tuan e co di do do mo da gay duoc 1.6mm. con ket qua test mau thi chua co.nhung luc em mang thai khoang 4 tuan do khong biet co thai nen co uong 1vien panadol do, bac si cho e hoi co anh huong den thai nhi khong.
le do thien kim đã bình luận
Em dang mang thai tuan thu 5, tu nhien cam thay bi dau tuc o thuong vi nhu bi dau bao tu, cho e hoi day phai trieu chung cua thai san khong? Va bi nhu vay bao lau se do ah
Huong đã bình luận
Vợ tôi có bầu tháng thứ 7 . Nhưg thường xuyên bị đau đầu . Đj khám thì bs bảo ko sao !
Nhưg tôi thấy lo lắng vì cơn đau của vợ tôi ngày càng đau và nhjều. Bác sĩ cho biết gjờ tôi nên làm tn?
Nguyễn Minh Hiền đã bình luận
Chào Bác Sĩ,
Vợ tôi đang mang thai tuần thứ 35. Thời gian gần đây vợ tôi bị mất ngủ (vợ tôi nói là do bé quậy quá và nằm hay bị đau lưng nên trở mình hoài, đi tiểu nhiều nên khó ngủ). Không biết có bình thường hay không, nếu không bình thường thì có cách nào chữa trị không?
Khoảng 4 ngày trước, vợ tôi bắt đầu bị cảm + ho + sổ mũi và hôm qua thì bị đau nửa đầu bên trái (đau giật mi mắt) xin hỏi bác sĩ cách nào để trị dứt mà vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi!
Cảm ơn bác sĩ nhiều!
Nguyễn Thị Trường An đã bình luận
Xin chào Bác Sĩ!
Em hiện đang mang thai ở tuần thứ 10. Trước đây thì e có tiền sử bệnh viêm xoang sàn sau, nhức đầu nhiều và e hay dùng thuốc panadol để giảm đau! Thế nhưng từ khi mang thai e ko dám tự ý dùng thuốc, cách đây 2 tuần e có bị cảm, ho viêm mũi, đi khám bác sĩ có kê toa thuốc, em uống 2 ngày thì khỏi!
Nhưng đến nay khi thời tiết chuyển sang lạnh, thì sáng ngủ dậy e bị đau đầu nhiều, kèm theo hắt hơi, ho nhẹ! Do chưa đến lịch tái khám nên e ko thể đến gặp trực tiếp bác sĩ để khám ( bác sĩ khám cho e rất đông bệnh nhân, phải đặt lịch trước mới khám được ). Vậy cho e hỏi có thể làm cách nào giảm bớt được cơn nhức đầu , vì e biết dùng thuốc khi mang thai là không tốt, có cách nào khác giảm bớt cơn đau đầu khi thời tiết thay đổi ?
Xin cảm ơn rất nhiều !
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn tập luyện và day huyệt ở bên cánh mũi chữa nghẹt mũi, day thái dương trán và gáy để giảm đau đầu. Có thể đến khám TS Phạm Viết Dự PGĐ BVYHCT quân đội, chuyên gia chữa viêm mũi-xoang.
Bùi Minh Hoàng đã bình luận
Xin chào cáo bạn,
Vợ tôi có dấu hiệu mang thai (thử que thử thì thấy có thai), tuy vậy tôi vẫn chưa đưa vợ đi khám thai vì đang bận công việc – theo tính toán thì có thể khoảng 02 tuần .
Cách đây 03 ngày tự nhiên vợ tôi bị sốt cao, sau đó đến nửa đêm thì hết, sáng ra đi làm thì bị nôn một chút, sau đó bình thường lại. Hôm qua thì tự nhiên bị đau đầu, sau đó vợ tôi cố gắng ói ra thì cảm giác đau đầu hết.
Tôi chưa có kinh nghiệm vợ mang thai. Ko hiểu những triệu chứng trên có gì nguy hiểm ko?
Xin cảm ơn các bạn rất nhiều.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Có thể vợ bạn bị cảm hoặc có phát ban nhẹ ở đâu đó không để ý thấy nên không biết. Bạn nên đưa vợ đi khám đo huyết áp, XN xem có nhiễm Rubella, cúm không. Các virus này rất nguy hiểm với thai trong 3 tháng đầu. Nếu chưa nhiễm thì phải có biện pháp phòng tránh lây qua hô hấp.