Đa phần các sản phụ đều sợ phải đối mặt với triệu chứng “Táo bón sau sinh” bởi táo bón kéo dài sẽ dẫn đến các hệ lụy nghiêm trọng như trĩ, sa trực tràng, sa dạ con, … gây nhiều phiền toái cho công việc và sinh hoạt.
Làm gì để loại trừ táo bón mà không ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con yêu chính là nỗi băn khoăn, lo lắng nhất với Phụ nữ sau sinh.
Nguyên nhân do sinh hoạt:
– Sau khi sinh, sản phụ thường hạn chế đi lại, nằm nghỉ trên giường nhiều nên vận động của ruột yếu đi, phân lưu lại ruột lâu, bị ruột tái hấp thu nước nhiều nên phân khô, cứng lại gây táo bón.
– Chế độ ăn của sản phụ thường kiêng khem hơn bình thường cùng với tâm lý hạn chế uống nước để sữa đỡ bị loãng cũng là một nguy cơ gây tăng táo bón.
Các nguyên nhân sinh lý:
– Phụ nữ ở thai kỳ cuối, vào thời điểm sắp sinh tử cung to, chèn ép các vùng kế cận trong đó có ruột kết, ruột hình chữ S và ruột thẳng khiến cho nhu động ruột bị giảm gây táo bón, thường gọi là “táo bón khi mang thai”.
– Trong thời gian thai kỳ, âm huyết tập trung để nuôi dưỡng thai nên đại tràng kém được nuôi dưỡng gây khô táo ruột mà sinh táo bón, ở những người mà triệu chứng táo bón xuất hiện từ những tháng cuối của thai kỳ thì sau khi sinh xong táo bón có nguy cơ nặng hơn.
– Phụ nữ sau sinh thường mất huyết, mất sản dịch nên cơ thể hư hao tân dịch, máu chưa kịp xuống nuôi đại tràng. Như trên đã đề cập trong thời kỳ thai lớn đại tràng đã kém được nuôi dưỡng đến khi sinh xong, khí huyết lại bị hư tổn nặng nề nên rất dễ dàng bị táo bón. Hiện tại Đông y cho rằng đây là nguyên nhân chủ yếu gây táo bón ở phụ nữ sau sinh và xếp nguyên nhân gây táo bón do khí huyết hư tổn, cơ thể suy nhược ở phụ nữ sau sinh vào loại “hư chứng”. Những phụ nữ trước khi sinh hoặc khi chưa thai nghén mà thường xuyên bị táo bón do các nguyên nhân thực chứng như cơ thể thực nhiệt, đại tràng dài,…. thì nguy cơ bị táo bón sau khi sinh sẽ tăng lên rõ rệt, gây đau đớn khi đại tiện và cũng dễ rách hậu môn hay trĩ, rồi sa tử cung, sa trực tràng hơn những sản phụ bình thường.
Đặc điểm lâm sàng: Sau khi sinh ăn uống bình thường, không đau bụng, không nôn mửa nhưng đại tiện rất khó khăn.
Giải pháp và lựa chọn
Phụ nữ sau sinh nếu bị táo bón cần sớm thiết lập lại phản xạ đại tiện bình thường để tránh những hậu quả không tốt cho cơ quan tiêu hóa và sinh sản sau này. Vì đang trong giai đoạn cho con bú nên người phụ nữ cần suy xét để sử dụng các giải pháp loại trừ táo bón phù hợp mà không ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con. Lựa chọn tốt nhất là các sản phẩm Đông y có công dụng ích huyết để nhuận tràng. Một trong số đó là sản phẩm Ích huyết nhuận tràng Nam Dược –có tác dụng bồi bổ khí huyết, sinh tân dịch, loại trừ “táo bón sau sinh” rất hiệu quả. Với nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, lại có những vị như Hoàng kỳ, Sinh địa, Đương quy là những dược liệu thường được dùng trong các bài thông sữa, lợi sữa nên Ích huyết nhuận tràng Nam Dược không những giúp bạn loại trừ táo bón mà còn giúp bé yêu của bạn có một nguồn sữa an toàn và dồi dào hơn.
Linh Chau đã bình luận
Thưa bác sĩ,
Em mới sinh được 2 tháng, đang cho con bú mẹ và sữa công thức. Sau sinh 2 ngày em bị bón phân cứng khó đi cầu sau đó bình thường nhưng đến hơn 1 tháng nay em lại đi cầu phân cứng (dù ngày nào cũng đi) và rất đau, ngồi cũng đau nhưng ko ra máu. Em uống nước khoảng 2lit/ ngày, ngày nào trong bữa ăn cũng có rau luộc, canh, ăn chuối, đu đủ thường nhưng vẫn vậy. Em sờ tay vào thấy chỗ vết may hơi sưng. Em sợ bị trĩ và có đi khám. Lúc đầu bác sĩ khám và cho thuốc nhuận tràng kêu về uống thêm nước. sau 1 tuần thấy phân mềm hơn, đi cầu dễ hơn nhưng vẫn đau hậu môn nhiều và ngồi vẫn đau, em tái khám lại bác sĩ vẫn cho thuốc nhuận tràng và kêu đi nội soi hậu môn ở Hòa Hảo. Bác sĩ nói "nếu mà nội soi thấy trĩ chắc là độ I chứ nếu độ II bác đã thấy ở ngoài rồi". Em sợ nội soi quá vì nghe nói đau sợ đụng vết may tầng sinh môn nên đang phân vân. Bạn em bị trĩ sau sinh được y tá cho đặt và bôi hậu môn thuốc Proctolog nên giới thiệu cho em. Em đang cho con bú dù ko hoàn toàn nhưng sợ ko biết thuốc có sử dụng được cho PN cho con bú ko. Em đang lo lắng, phân vân ko biết làm sao với cái bệnh tế nhị này.
Xin bác sĩ giúp em nên làm sao? em dùng thuốc này có được ko, vẫn cho bé bú được ko? Nếu phải đi khám xin bác sĩ giới thiệu giúp em Bác sĩ trị trĩ là nữ để em đỡ ngại. Em ở Q5, TpHCM.
Rất mong sớm nhận được câu trả lời của bác sĩ!
Em rất cám ơn.