Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Khắc phục những vết rạn trên da

Những người tăng cân đột ngột, phụ nữ mang thai và sau khi sinh nở, trên da thường xuất hiện những vết rạn có màu hồng hoặc đỏ. Tuy không gây hại nhưng những vết rạn trên da lại ảnh hưởng khá nhiều về mặt thẩm mỹ. Vậy làm cách nào để hạn chế nó?

Nguyên nhân gây rạn da

Nguyên nhân của rạn da xuất hiện ở lớp hạ bì. Khi lớp da này bị kéo căng trong thời gian dài khiến da trở nên kém đàn hồi hơn và các mô liên kết bị phá vỡ hình thành các vết rạn. Ban đầu, các vết rạn có màu hồng và đỏ, nó sẽ nhạt dần theo thời gian, thông thường các vết rạn này có màu sáng hơn da của bạn. Hiện tại, nhiều hãng mỹ phẩm cho ra đời nhiều loại kem chống rạn da, để thoa lên da ngay từ thời gian đầu khi phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, việc thoa kem chỉ có tác dụng với một số người nhất định.

Cải thiện thế nào?

Hiện tại các thẩm mỹ viện đang sử dụng việc xoá rạn da bằng tia laze hoặc siêu mài mòn. Phương pháp này đã được sử dụng với kết quả khá khả quan, tuy nhiên cả hai đều rất tốn kém và không phù hợp với túi tiền của nhiều người. Đối với những phương pháp này, chị em phải đến các thẩm mỹ viện có chuyên môn để điều trị trong một thời gian tùy theo độ rạn và màu sắc trên bề mặt da.

Có một phương pháp khác cũng đang được nhiều người sử dụng là massage bằng kem dưỡng da có chứa hợp chất Tritinoin, hay còn gọi là Retin-A, thường được các bác sĩ khuyên dùng để điều trị rạn da. Tuy nhiên sản phẩm này lại không phù hợp trong thời kỳ đang mang thai hoặc cho con bú.

Phương pháp thứ 3 được sử dụng là dưỡng da bằng hỗn hợp tinh dầu. Phương pháp này kích thích quá trình tái tạo da trên lớp biểu bì, dầu glucose giúp giữ ẩm cho da, chứa nhiều khoáng chất, Retinon, beta-caroten giúp làm mềm, sáng và mượt da. Đặc biệt hiệu quả cho việc ngăn ngừa rạn da khi đang mang thai và giúp trị liệu giảm các vết rạn sau khi sinh.

Thay đổi thói quen

Bên cạnh việc sử dụng những sản phẩm dưỡng da, bạn cũng cần thay đổi thói quen ăn uống và luyện tập của mình. Để tăng cường tính đàn hồi cho da, đầu tiên bạn cần nạp đủ lượng nước cho cơ thể, áp dụng những bài thể dục. Nếu thiếu luyện tập da bạn sẽ trở nên thâm xám, các cơ sẽ ngày càng nhão hơn khiến cho làn da ngày càng bị xuống cấp trầm trọng. Khi luyện tập bạn nên chú ý lựa chọn những bài tập chú trọng tới cơ bắp của cơ thể.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý: Không mặc quần áo quá chật hoặc quần áo làm từ các chất liệu có pha nhiều nilon gây ức chế quá trình hô hấp của các tế bào da, dễ gây hiện tượng rạn da. Với phụ nữ có thai nên đi khám bác sỹ để có được lời khuyên thích hợp cho việc dùng thuốc trị chống rạn da mà không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Thời điểm hữu hiệu nhất để điều trị chứng rạn da đó là ngay khi thấy da xuất hiện những vết rạn. Việc điều trị chứng rạn da sẽ ngày càng trở nên khó khăn nếu bạn để tình trạng đó kéo dài.

Meyeucon.org - 22/12/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Làm đẹp khi mang thai , Rạn da khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Hạn chế rạn da khi mang bầu
  • Sự thay đổi của làn da trong thai kỳ
  • Kiểm soát cân nặng để hạn chế rạn da khi mang thai
  • Ngừa rạn da khi mang thai
  • Mẹo bỏ túi chăm sóc da cho mẹ bầu mùa đông

Bình luận

  1. Phan thi tu trinh đã bình luận

    07/10/2012 at 10:40 sáng

    su dung thuoc tri ran da,co anh huong gi den em be khong? neu co the thi minh mua thuoc do o dau,hien tai em dang o can tho.

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn