Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Có phải nhiều Fluor là tốt?

Hình ảnh trẻ bị sâu rằng dẫn đến trưởng thành sẽ có bộ răng rất xấu là nỗi ám ảnh của nhiều bậc cha mẹ. Mong muốn con mình sau này có được hai hàm răng trắng bóng, đều như hạt bắp, làm cho nhiều phụ huynh tìm cho được các chế phẩm chứa càng nhiều fluor càng tốt để cho trẻ sử dụng. Tuy nhiên, có phải dùng nhiều fluor, đặc biệt đối với trẻ là tốt?

Vai trò của fluor trong cơ thể

Hàng ngày, cơ thể chúng ta phải được cung cấp đủ qua thức ăn, thức uống 5 chất dinh dưỡng: chất đạm, chất đường bột, chất béo, vitamin và chất khoáng. Fluor chính là chất dinh dưỡng nằm trong nhóm chất khoáng và là chất khoáng vi lượng. Ký hiệu hóa học của fluor là F. Gọi là vi lượng vì hàng ngày cơ thể ta cần rất ít F. Lượng cung cấp qua thức ăn thức uống của F tính bằng miligram (mg), như trẻ 1 – 3 tuổi cần 0,7mg F/ ngày, trẻ 4 – 8 tuổi cần 1,0mg F/ngày, trẻ từ 9 tuổi trở lên và người trưởng thành cần 2 – 4mg F/ngày.

Bổ sung fluor hàng ngày với liều lượng vừa đủ là tốt nhất.

Trong cơ thể, F tham gia vào quá trình phát triển răng, tạo ngà răng và men răng. Quá trình tích chứa F trong răng (đặc biệt ở men răng) xảy ra khi trẻ còn bé, trong thời gian cơ thể bé hình thành và phát triển các răng vĩnh viễn. F cũng có vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương bằng cách ảnh hưởng đến việc điều hòa chuyển hóa canxi và phosphor. Khi thiếu F sẽ dẫn đến bệnh sâu răng và đối với xương sẽ dẫn đến bệnh loãng xương. Việc phát hiện mối liên quan giữa thiếu F và bệnh sâu răng được bắt nguồn từ thế kỷ thứ 19 khi người ta quan sát trong răng, đặc biệt ở ngà và men răng có chứa F. Năm 1902, người ta phát hiện dùng F có thể khắc phục bệnh sâu răng vì lượng F ở những răng sâu (nhất là men răng) thấp hơn đáng kể so với bình thường. Người ta cũng nhận thấy khi lượng F trong nước sinh hoạt thấp dưới 0,5mg/l sẽ xảy ra biểu hiện thiếu F mà thường gặp nhất là sâu răng.

Để phòng chống sâu răng do thiếu F, người ta sử dụng một số biện pháp thông qua bổ sung F qua đường miệng. Như tất cả các loại kem đánh răng hiện nay lưu hành trên thị trường đều chứa F nhằm bổ sung chất khoáng cần thiết này, thông qua có lượng F nhất định được nuốt đưa vào cơ thể khi ta đánh răng. Hoặc có hẳn các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng (còn gọi là thực phẩm chức năng) có chứa F đang lưu hành trên thị trường. Biện pháp bổ sung F quy mô lớn hơn hết là “fluor hóa nước sinh hoạt” tại các thành phố và tại các nơi mà người ta có thể đưa lượng F thích hợp vào nước ăn hàng ngày (có cả ở nước ta). Bên cạnh đó, cần tạo các điều kiện sống hợp vệ sinh cho trẻ, cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý, có đầy đủ và cân bằng 5 chất dinh dưỡng kể như trên. Như vậy, để giúp trẻ có hàm răng tốt, không bị sâu răng, không chỉ bổ sung F không thôi là đủ mà phải thực hiện cùng lúc nhiều biện pháp.

Cần thiết nhưng không được thừa

Như đã nói ở trên, một đặc điểm của F là giới hạn thích hợp của hoạt động sinh học chất khoáng này hẹp. Tức là liều bổ sung thích hợp và liều gây độc của F rất gần nhau, thiếu hoặc thừa F đều có hại đối với cơ thể. Giới hạn cho phép của F trong khẩu phần ăn là 2,4 – 4,8mg/kg thực phẩm (giới hạn này cũng áp dụng đối với các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng). Giới hạn cho phép F có trong nước ăn sinh hoạt hàng ngày là 1,2mg/l. Nếu bổ sung F quá giới hạn sẽ đưa đến thừa F gây độc. Một bệnh thừa F hiện nay được nói đến là bệnh “nhiễm độc F ở răng” (dental fluorosis). Đây là bệnh xảy ra ở trẻ được bổ sung quá nhiều F trong thời kỳ hình thành và phát triển răng vĩnh viễn. Trẻ dễ bị mắc bệnh nhiễm độc F ở răng thường ở tuổi 1 – 4, quá 8 tuổi xem như không có nguy cơ bị. Bệnh nhiễm độc F ở răng thể hiện có vệt bẩn màu trắng hoặc vàng ở men răng, kích thước vệt này to dần và có thể tạo màu nâu. Trên men răng còn xuất hiện các rãnh, bờ bị ăn mòn, răng trở nên dễ vỡ. Bệnh chỉ gây tổn thương các răng vĩnh viễn. Nếu bổ sung thừa F dài hạn còn có thể gây “bệnh nhiễm độc F ở xương” (skeletal fluorosis) làm cho xương yếu, biến dạng, dễ gãy. Bệnh nhiễm độc F ở xương còn gây triệu chứng kích thích ruột và đau nhức khớp làm dễ chẩn đoán lầm bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

Tóm lại, như bất cứ chất dinh dưỡng nào, F được bổ sung hàng ngày với liều lượng vừa đủ là tốt nhất. Hãy cho trẻ ăn uống đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng, giúp trẻ thực hiện các biện pháp vệ sinh nói chung, trong đó có vệ sinh răng miệng như biết chải răng với kem đánh răng đúng cách, đúng lúc. Chỉ như vậy mới có thể giúp trẻ có được hàm răng chắc khỏe, đẹp đẽ sau này. Nếu cần, nên đưa trẻ đến nha sĩ để khám và được cho lời khuyên thêm về sức khỏe, vệ sinh răng miệng, nhất là việc bổ sung F.

Meyeucon.org - 22/12/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh răng miệng ở trẻ em

Bài viết liên quan

  • Điều trị răng miệng ở trẻ em
  • Những điều cần biết về chứng loét miệng ở các bé
  • Có nên nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà?
  • Giúp trẻ có hàm răng sạch và chắc khỏe
  • Bạn đã biết cách chăm sóc răng miệng cho bé yêu?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn