Theo một số tài liệu nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Trung ương, ở nước ta tỷ lệ bệnh còi xương chiếm khoảng 9,4%. Còi xương ở trẻ thường xảy ra chủ yếu ở độ tuổi dưới 3 tuổi. Bệnh làm cho xương mềm, xốp, đồng thời làm biến dạng xương ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Nguyên nhân trẻ bị còi xương
Còi xương là bệnh do rối loạn chuyển hoá vitamin D hoặc thiếu vitaminD.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị còi xương như thiếu nắng mặt trời – đây là nguyên nhân hay gặp nhất do thói quen kiêng cữ, sợ trẻ tiếp xúc với nắng.
Nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng, trẻ sinh vào mùa đông mặc quá nhiều quần áo, không được đưa ra ngoài trời tắm nắng, hoặc ở vùng cao có nhiều mây mù… là những nguyên nhân khiến tiến trình tự tổng hợp vitamin D bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân thứ hai là chế độ ăn uống không hợp lý, không được bú sữa mẹ thường xuyên, bị tiêu chảy làm giảm hấp thu vitamin D.
Những trẻ dễ bị còi xương là các bé được cho ăn bột sớm, ăn bột nhiều (gây ức chế hấp thu canxi). Trẻ đẻ non, đẻ sinh đôi, trẻ không bú mẹ, trẻ quá bụ bẫm, trẻ sinh vào mùa đông cũng dễ bị bệnh này.
Một nguyên nhân khác khiến trẻ còi xương là do chế độ ăn thiếu canxi, phốt pho, vitamin và chất khoáng khác, hoặc mắc một số bệnh đường tiêu hoá làm giảm hấp thu vitamin D3.
Một số ít trẻ bị bệnh vì di truyền – do trong quá trình mang thai, người mẹ gặp một số vấn đề về sức khỏe và tình trạng ô nhiễm môi trường cũng có thể ảnh hưởng.
Bệnh còi xương khác với bệnh suy dinh dưỡng, bệnh suy dinh dưỡng là do thiếu calo, protein, làm cho trẻ chậm phát triển về thể chất, “thấp bé nhẹ cân”, còn bệnh còi xương thường xuất hiện ở những trẻ được ăn đầy đủ về năng lượng, thậm chí còn gặp ở những trẻ cân nặng còn cao hơn so với cùng lứa tuổi.
Chính vì vậy mà nhiều bà mẹ đã không chú ý, bỏ qua các dấu hiệu của bệnh, đến khi có biến chứng mới đưa con đi khám.
Cách phát hiện trẻ bị còi xương
Khi trẻ bị còi xương thường được chia ra 2 giai đoạn.
– Giai đoạn thứ nhất: Ở giai đoạn này bệnh thường có biểu hiện ở mức độ nhẹ, thường khởi phát trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời của trẻ.
Trẻ có những biểu hiện như ngủ không ngon, đổ mồ hôi nhiều hoặc bị chứng rôm sảy… thì nên chú ý chăm sóc trẻ cẩn thận hơn.
Nếu thấy trẻ mọc ít tóc, phần tóc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy thì khả năng bị còi xương là rất cao. Trong trường hợp này, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn một cách đầy đủ.
– Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn còi xương ở thể nặng, bệnh cũng xuất hiện trong thời điểm 6 tháng đầu đời. Nhưng các hoạt động của trẻ kém hơn bình thường, chân tay uể oải, chân có dáng vòng kiềng, những mảng hói lớn trên da đầu của trẻ…
Bệnh còi xương ở giai đoạn nặng, bạn sẽ thấy xương của trẻ mềm đến mức khi chạm vào có cảm giác như trẻ không có xương. Hình dáng đầu của trẻ cũng bị thay đổi, vùng đỉnh đầu và phía trước gần như nhô to hơn.
Phần xương ở cổ tay và ngón tay có xu hướng nhô hẳn lên. Chứng còi xương có thể làm thay đổi khung xương chậu và trở thành dấu hiệu nghiêm trọng trong quá trình phát triển của các bé gái.
Còi xương có phòng được không?
Trong vòng 3 năm đầu đời, khoảng 70% trẻ em có thể thoát khỏi tình trạng còi xương nếu cha mẹ chăm sóc đúng cách.
Để phòng bệnh còi xương cho trẻ, theo các chuyên gia dinh dưỡng tốt nhất là bà mẹ thời kỳ mang thai và cho con bú phải ăn uống đầy đủ, uống bổ sung thêm viên sắt, canxi… và nhất là không quên tắm nắng.
- Đối với trẻ em, cho bú mẹ sớm ngay sau khi sinh và bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Đến tuổi ăn dặm, cần cho trẻ ăn đầy đủ và cân đối 4 nhóm thức ăn là chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.
- Trẻ sau sinh 1 tháng cần được tắm nắng mỗi ngày 15 phút vào lúc mặt trời mọc (nên trước 9 giờ sáng) và ánh nắng phải chiếu trực tiếp trên bề mặt da mu tay, chân, bụng, lưng, ngực.
- Vào mùa đông, bạn cần cho con uống mộtd liều vitamin D3 để điều trị dự phòng. Có thể 6 tháng cho trẻ uống nhắc lại một lần. Ngoài ra, trong thai kỳ có thể uống vitamin D3 vào lúc thai được 7 tháng.
Nguyễn thị thu Trang đã bình luận
Con gái tôi được 5 tháng 3 tuần. Được gần 8kg. Nhưng lúc sinh cháu được 5kg. Tôi cho cháu ăn bột dăm từ lúc 4 tháng. Cháu thích ăn bột ngọt hơn là mặn. Hôm nào mà ăn bột mặn cháu hay nôn chớ ra. Xin hỏi BS là: con tôi có bị suy dd ko và cháu có chậm pt so với cân nặng ban đầu hay ko. Cháu tóc rất tốt phải nói là như tóc người lớn và cũng ko bị rụng tóc. đêm cháu ngủ ngoan ko thức đêm hay quấy khóc gì. Chiều cao của cháu được 69cm. Hiện tại cháu có thể đứng và chơi bật người nhún nhay được rồi. Như vậy con tôi co pt bt ko thưa BS. Tôi đang lo lắng vì con chậm lên can khi đẻ thì to mà nuôi thì chậm
meyeucon đã bình luận
Con mình cũng bị rụng tóc vàng khăn thấy bảo đó là dấu hiệu của còi xương. Mình muốn cho đi gặp bác sỹ để có biện pháp nuôi co hiệu quả. Bạn nào biết bác sỹ ở đâu chữa còi xương hiệu quả chỉ mình với nhé. Mình ở Hà Nội.
Trần Hòa đã bình luận
Con gái em 14 tháng tuổi, lúc sinh cháu nặng 2.8kg, hiện nay cân nặng của cháu là 8.4kg. Cháu ăn tốt, một ngày 3 bữa cháo( em luôn thay đổi món cho con, có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như khuyến nghị) và 3 bữa sữa bột công thức( giữa buổi sáng, giữa buổi chiều và tối trước khi đi ngủ). Hiện giờ cháu vẫn chưa biết đi, vậy con em có được coi là còi xương suy dinh dương không, và chế độ ăn của cháu như vậy đã được chưa?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Cân nặng phù hợp tháng tuổi, nhưng chưa chuyển sang kênh phát triển tốt. Cần theo dõi chiều cao nữa. Chế độ ăn có vẻ còn thiếu 2 bữa phụ cung cấp vitamin đấy. Nên cho tắm nắng hàng ngày 30 phút. Nếu bé mọc răng sớm và đã đủ cả răng hàm thì bé sẽ đi muộn, nhưng 14 tháng mà chưa đi thì bạn phải tập cùng bé nhiều hơn.
Nguyễn An đã bình luận
Thưa bác sỹ, cháu có người cô năm nay 46 tuổi, có con gái 5 tuổi. E bé hay quấy khóc về đêm từ lúc mới sinh, đặc biệt là lúc 0h-2h. Cô cháu là giáo viên, có hiểu biết và kinh nghiệm chăm sóc trẻ n điều kiện kinh tế của cô còn nhiều khó khăn nên chế độ chăm sóc bé còn hạn chế. Cô cháu đã đi khám ở rất nhiều nơi mà vẫn không tìm ra bệnh, cô đã cho e bé điều trị cả về thần kinh (theo hướng dẫn của bs) nhưng vẫn không khỏi. Gần đây bé hay kêu đau ở chân, đặc biệt là vào ban đêm, đau nhức, bứt rứt không ngủ được dẫn đến quấy khóc. E bé thấp bé nhẹ cân so với các bạn cùng trang lứa nhưng khá cân đối, rất nhanh nhẹn và thông minh. Cháu có đọc về biểu hiện còi xương và thấy có một số biểu hiện giống như vậy, nhưng kết quả khám thì lại k ra kết quả như vậy. Cháu mong nhận được ý kiến tư vấn của bs về trường hợp này
ngoc ha đã bình luận
con trai của em đượcc 1 tuổi, hiện tại chiều cao của bé 76cm, nặng 8,5kg. nhìn bé dáng người nhỏ con,ai nhìn cũng bảo là còi, vậy bé có bị suy dinh dưỡng hay coi xương không, bé dược chăm sóc rất đầy đủ, ngày bé ăn cháo 4 lần, mỗi ngày thay đổi khẩu vị ăn khác nhau, bé ăn được, thức ăn cháo của bé luôn được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như rau, lúc thì bí đỏ, cà rốt khoai tây..v.v.., ngoai thức ăn bữa chính, bé còn uống thêm sũa, một ngày uông khoảng 500ml, bé uống sữa rất được , ngoài ra bé còn ăn thêm sữa chua 1 lần/ngày, trái cây,..,và các dạng bố sung khác,nhưng đến tháng bé tăng cân rất chậm,từ 7 tháng đến nay là 1 tuổi, hàng tháng bé chỉ tăng cao nhất là 3 lạng, đặc biệt từ tháng thứ 7 đến 10thangs bé chỉ nhích nhích 1 lạng thôi. vậy xin hỏi tình trạng của bé như vậy có ảnh hưởng gì không?xin giúp em tư vấn để chăm sóc bé phát triển được hoàn thiện.em xin cảm ơn.
Meyeucon.org đã bình luận
Hiện tại con bạn không bị suy dinh dưỡng hay còi xương bởi nếu theo tiêu chuẩn thì cũng là bình thường. Về chế độ ăn cơ bản là tốt, nhưng bạn nên bổ sung thêm sữa để bé bú được 600-800ml/ngày. Ngoài ra nên cho bé chạy chơi, phơi nắng buổi sớm để phát triển cơ xương tốt hơn nhé.
vinh đã bình luận
con gái của em được 1 tuổi, thỉnh thoảng bị ho, không liên tục và không nhiều nhưng dai dẳng không dứt. hôm qua đi khám bác sĩ bảo em bị còi xương suy dinh dưỡng. em rất thắc mắc. bé cao >80cm, nặng 9kg. ăn uống chơi đùa bình thường. chế độ ăn uống của bé cũng bình thường. sáng ăn 1 bát cháo, giữa buổi sáng và chiều 1 cốc sữa, trưa và tối 1 bát cơm (bé ăn cơm nhão), thỉnh thoảng ăn thêm hoa quả + phô mai con bò cười, bú mẹ nhiều. hiện tại bé đã mọc 6 răng.bé biết đi lúc 11 tháng, hiện tại đi cứng. tuy nhiên bé cao gầy, ngực bị bép (bác sĩ bảo do khi sinh ra bé ho nhiều). vậy bé bị còi xương suy dinh dưỡng là vì nguyên nhân gì, cách chữa trị như thế nào? xin tư vấn giúp em để bé được khỏe mạnh và tăng cân?em xin chân thành cảm ơn
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
So với chuẩn 1 tuổi, bé của bạn còn thiếu 0,5kg, đối chiếu chiều cao 80cm thì cân nặng còn thiếu hơn 1kg. Như vậy có thể kết luận bé suy dinh dưỡng thể nhẹ cân thôi chứ không phải dạng thấp còi. Bữa ăn của bé chưa đạt yêu cầu, bé mới có 6 răng cửa mà bạn cho ăn cơm là quá sớm, ít nhất cũng phải 18 tháng trở lên. Nên trở lại cháo 4 bữa/ngày (200-250ml/bữa), 2 bữa sữa công thức (150-180ml/bữa), nước trái cây, sữa chua, phô-mai… thay đổi 1 lần/ngày, bú mẹ 5-6lần/ngày. Bạn nên khám kiểm tra VA, amidal để điều trị dứt điểm ho. Bé hiếu động đùa nghịch nhiều thì mồ hôi ra nhiều, nên chú ý thay áo thường xuyên, hoặc đặt khăn vải xô nhiều lớp ở lưng của bé, khi ẩm thì thay dễ dàng, giữ ấm chân.