Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Điều trị cắn chéo răng trước ở trẻ em

Cắn ngược hay cắn chéo là tình trạng răng dưới phủ ngoài răng trên. Hiện tượng này xảy ra khi răng hàm trên cắn vào bên trong răng hàm dưới. Cắn chéo răng trước là một loại sai khớp cắn phổ biến thường gặp ở trẻ em chiếm khoảng từ 7-10%, ảnh hưởng cả thẩm mỹ và chức năng nhai. Cắn chéo răng trước có thể xảy ra với một hay nhiều răng. Đặc biệt khi cắn chéo nhiều hơn 2 răng thì nguyên nhân thường là do xương. Điều trị cắn chéo răng trước ở trẻ em nên bắt đầu càng sớm càng tốt, sau khi được bác sĩ chuyên về chỉnh hình răng mặt phát hiện và chẩn đoán.

Nguyên nhân gây cắn chéo răng trước ở trẻ em.

Cắn chéo nguyên nhân do răng

  • Do các răng cửa vĩnh viễn của trẻ mọc bất thường.
  • Sau chấn thương, các răng cửa sữa làm dịch chuyển các mầm răng vĩnh viễn.
  • Một số bậc cha mẹ giữ các răng sữa của trẻ quá lâu làm các răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ phải nằm vào phía sau răng sữa. Nếu điều này xảy ra ở hàm trên của trẻ, thì khi trẻ cắn lại thì bờ cắn các răng cửa vĩnh viễn hàm trên sẽ nằm phía sau răng cửa hàm dưới.
  • Do chiều dài cung răng không đủ.
  • Do trẻ có tật cắn môi trên.

Cắn chéo nguyên nhân do xương

  • Do di truyền.
  • Do xương hàm trên kém phát triển.
  • Do xương hàm dưới phát triển quá mức.

Cắn chéo do chức năng

  • Khớp cắn hạng III giả.
  • Do trẻ có thói quen đưa hàm dưới ra phía trước.

Chữa trị cắn chéo răng trước sớm có lợi gì?

Với những trẻ cắn chéo răng trước dù là chỉ bị cắn chéo một răng cũng cần điều trị can thiệp sớm. Chỉnh hình răng mặt càng sớm, hiệu quả đạt được sẽ càng cao, sẽ thay đổi được thói quen xấu về miệng của trẻ như tật cắn môi, sẽ giúp cho cung răng, xương hàm và các cơ nhai của trẻ phát triển hài hòa với khuôn mặt thẩm mỹ hơn, nâng cao vẻ đẹp bề ngoài, tăng sự tự tin cho trẻ.

Điều trị sớm sẽ giúp điều chỉnh sự chênh lệch giữa xương hàm trên và xương hàm dưới, khớp cắn giữa hai xương hàm sẽ hài hòa hơn.

Nếu trẻ không được điều trị, khớp cắn của trẻ càng lúc càng phát triển theo hướng bất lợi có thể dẫn đến lệch lạc sai khớp cắn trầm trọng về sau. Nếu để đến thời điểm trẻ đã lớn, sẽ không thể điều trị được bằng chỉnh nha đơn thuần, mà phải dùng phương pháp chỉnh hình phẫu thuật phức tạp tốn nhiều thời gian và chi phí điều trị tốn kém nhiều.

Điều trị cắn chéo răng trước ở trẻ em.

Ít khi có chỉ định điều trị cắn chéo răng trước ở hệ răng sữa vì hiếm khi các răng sữa chen chúc trầm trọng ở hệ răng sữa.

Việc điều trị cắn chéo răng trước ở trẻ em sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Điều quan trọng là cần phải xác định cắn chéo răng trước là do nguyên nhân xương hàm hoặc do sự di chuyển của răng.

Nếu cắn chéo thuần túy do xương, trong trường hợp cắn chéo nghiêm trọng, có thể cần phải phẫu thuật để điều chỉnh của các biến dạng xương, tái định vị xương hàm nhằm sửa chữa sai lệch khớp cắn này để thiết lập một khớp cắn đúng và tạo lại vẻ hài hòa cho khuôn mặt của trẻ.

Biến chứng cắn chéo răng trước ở trẻ em

Điều trị cắn chéo răng trước ở trẻ em nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Sau khi được phát hiện để ngăn ngừa một số biến chứng như khớp cắn ngược trông không đẹp, mất thẩm mỹ. Bên cạnh mối quan tâm thẩm mỹ, cần điều trị cắn chéo răng trước ở trẻ em càng sớm càng tốt vì cắn chéo có thể gây ra nhiều vấn đề cho khớp thái dương hàm, làm trẻ bị đau đầu, đau vai, đau cổ và hạn chế chuyển động của các hàm. Cắn chéo cũng gây áp lực quá mức lên xương hàm có thể gây mòn men răng, gây ra tình trạng mòn răng không đều ở các răng phía trước, răng có thể bị lung lay và khuôn mặt không đối xứng.

ThS.BS. NGUYỄN QUỐC DŨNG

Meyeucon.org - 28/12/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh răng miệng ở trẻ em

Bài viết liên quan

  • Điều trị răng miệng ở trẻ em
  • Những điều cần biết về chứng loét miệng ở các bé
  • Có nên nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà?
  • Giúp trẻ có hàm răng sạch và chắc khỏe
  • Bạn đã biết cách chăm sóc răng miệng cho bé yêu?

Bình luận

  1. Trần thị Huệ đã bình luận

    30/12/2010 at 2:32 chiều

    con gai mình được 25 tháng tuổi, răng cháu mọc rất đều , nhưng lại bị hàm trên vào trong, hàm dưới ra ngoài , meyeucon cho minh hỏi, cháu còn răng sữa, khi thay răng có hết ko? và nếu ko hết thi cách chữa như thế nào

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      31/12/2010 at 3:22 sáng

      Hiện tượng bạn hỏi, trong y học gọi là khớp cắn ngược. Cấu trúc khớp cắn ngược có thể thay đổi khi bé thay răng. Bạn theo dõi khi bé thay hết răng cửa, nếu vẫn cắn ngược thì đưa bé đến BS Nha khoa để được đeo nắn chỉnh càng sớm càng tốt.

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn