Các trò chơi điện tử giáo dục thiết kế cho trẻ nhằm phát triển các kỹ năng quan trọng như siêng năng, khéo léo và tập trung, nhưng các nhà tâm lý học cảnh báo, nếu trẻ quá ham mê có thể dẫn đến giảm sút năng lực tưởng tượng và gặp khó khăn với việc phân tích và tổng hợp thông tin.
Trẻ buồn chán, cha mẹ thì quá bận rộn, kết quả là chúng sẽ làm bạn với chiếc máy tính – một “người bạn điện tử” không biết mệt mỏi và không cáu bẳn. Những đứa trẻ thế hệ điện tử đang vượt khỏi tầm kiểm soát của cha mẹ và chúng phải đối diện với không ít hiểm họa về tâm lý. Các chuyên gia của Viện nghiên cứu vệ sinh và sức khỏe trẻ em (RIHHCA) cho rằng, trong thế giới ảo, không ai có thể thâm nhập vào cõi riêng của trẻ, nơi chúng có thể kết hợp các giá trị tưởng tượng và giá trị thực trong một hình tượng ảo, nơi chúng có thể quyết định một vấn đề mà không cần biết đến hậu quả.
Dưới ảnh hưởng của những “cơ hội” như thế, hiện thực đã bị bóp méo, và hậu quả là trẻ sẽ phát triển các “phẩm chất” nguy hại: lạnh lùng về cảm xúc, ưa đơn độc, trẻ em hóa về tâm lý – không có năng lực và nguyện vọng chịu trách nhiệm cũng như kiểm soát hành vi.
Các nhà khoa học khuyến cáo cha mẹ cần đấu tranh giành lại con cái của mình trước khi chúng trở thành “một cái máy tính” trong nhà.