Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Xoa bụng trong thời gian mang thai – nên hay không?

Bác sỹ không khuyến khích bạn quá thường xuyên xoa bụng, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ vì sẽ kích thích sự co bóp tử cung dẫn đến sinh sớm.

Trong thời kỳ mang thai các bà bầu thường hay xoa bụng, đó là do sự hiếu kỳ và cũng là sự thể hiện tình cảm với bé yêu. Vậy xoa bụng trong thời kỳ “bầu bí” có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Xoa bụng không gây nên hiện tượng nhau thai quấn cổ thai nhi

Theo các bác sỹ chuyên khoa, hiện tượng nhau thai quấn cổ thường xảy ra ở giai đoạn đầu và giữa thai kỳ. Ở giai đoạn này nhau thai dài, không gian rộng, hoạt động của thai nhi có thể là quay 1 vòng hoặc 2 vòng quanh nhau thai. Có khi thai nhi có thể tự quay trả lại được như vị trí ban đầu, cho dù là bạn có xoa bụng hay không và có xoa thế nào đi nữa thì cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

Mặc dù vậy, các bác sỹ cũng không khuyến khích bạn quá thường xuyên xoa bụng, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ vì sẽ kích thích sự co bóp tử cung dẫn đến sinh sớm. Đặc biệt là những bà bầu trong trường hợp có nhau thai bám mặt trước, từng có biểu hiện sinh sớm hoặc động thai càng không nên xoa bụng vì dễ gây kích thích hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn biết massage đúng cách thì lại có rất nhiều ích lợi cho sự phát triển của thai nhi.

Massage dưỡng thai giúp thai nhi phát triển hoàn thiện

Massage dưỡng thai là sự giao lưu tiếp xúc cảm giác sớm nhất giữa ba mẹ và bé. Thông qua sự massage phần bụng của mẹ, thai nhi cảm nhận được sự tồn tại của ba mẹ và đồng thời hình thành các phản ứng.

Từ khi được hai tháng tuổi, thai nhi đã bắt đầu có những hoạt động trong bụng mẹ. Nhưng do lúc đó thai nhi còn quá nhỏ, nên mẹ khó cảm nhận được các hoạt động đó. Khi thai nhi lớn hơn các hoạt động ngày càng rõ ràng như : uống nước ối, nheo mắt, mút tay, nắm tay và dễ nhận ra nhất là hoạt động từ tay chân bé, sự chuyển mình , v.v…

Ba mẹ có thể nhẹ nhàng massage vùng bụng mẹ để cảm nhận những hoạt động của bé. Cách tốt nhất là vừa massage vừa nói chuyện với bé, đồng thời nói cho bé biết là “ba mẹ rất yêu bé”.

Massage có thể giúp bé có những bài tập về cảm giác tiếp xúc, thông qua cảm giác này giúp kích thích hệ thần kinh của bé bắt đầu cảm nhận được thế giới bên ngoài cơ thể, từ đó giúp thúc đẩy tế bào não của bé phát dục, đẩy nhanh quá trình phát triển trí lực; Massage còn có thể kích thích các hoạt động tích cực của thai nhi, thúc đẩy sự phát dục của thai nhi.

Những bé thường xuyên được massage, sau khi sinh sẽ sớm phát triển các hoạt động như lẫy, nắm tay, bò, ngồi, tập đi v.v…

Lời khuyên từ các chuyên gia: Trước khi tiến hành massage cho thai nhi, mẹ bé cần giữ trạng thái vui vẻ, ổn định, thư giãn tránh sự căng thẳng, đồng thời cũng phải đi hết nước tiểu. Tốt nhất khi massage nên kết hợp với nói chuyện cùng bé hoặc cho bé nghe nhạc.

Meyeucon.org - 04/01/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Tầm quan trọng của Omega3 với mẹ bầu
  • Công dụng của củ đậu đối với phụ nữ sau sinh!
  • Cháo cá chép có thật sự tốt cho mẹ bầu?
  • Để có 1 thai kỳ khỏe mạnh mẹ bầu không nên ăn những loại trái cây này
  • Những bài tập thể dục thích hợp cho mẹ bầu

Bình luận

  1. khánh bình đã bình luận

    11/02/2011 at 2:07 chiều

    mình mang thai được 7 tháng rồi, bác sĩ cho mình biết mình bị nhau bám mặt trước, cho mình hỏi nhau bám mặt trước có nguy hiểm gì? có nhất thiết là phải mổ đẻ ko? mình đang rất lo lắng. Làm ơn giúp mình

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      15/02/2011 at 9:24 chiều

      Không vấn đề gì nguy hiểm đâu. Có thể (hiếm gặp) thai xuống chậm do phải xoay đầu 135 độ. Trong tình huống đó bạn có cảm giác đau hơn, thời gian kéo dài hơn. Việc mổ hay không còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố khác như tim thai, cơn co, tình trạng nước ối… Chúc bạn may mắn.

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn