Tháng thứ 9 của thai kỳ cũng là lúc gia đình tất bật chuẩn bị cho mẹ sinh bé, lúc này bé đã đạt đủ điều kiện để chào đời. Da ngoài của bé bóng, màu sắc hồng, lớp mỡ dưới da phát triển hơn, vết nhăn dần mất hết. Xương đầu cứng mạnh hơn; móng tay, chân cũng mọc nhọn; tóc mọc dài từ 2 – 3cm.
Nếu thai nhi mang giới tính nam thì tinh hoàn đã hoàn toàn nằm trong bìu dái và nếu thai nhi mang giới tính nữ thì môi lớn và môi nhỏ của âm đạo đã phát triển. Các cơ quan, tim, gan, phổi, thận của thai nhi đã phát triển hoàn thiện, tạo thành một cơ thể đã có thể độc lập sống được ở trong bên ngoài bụng mẹ.
Phụ nữ mang thai tháng thứ 9, đáy tử cung cao 30 – 35 cm, tử cung tiếp tục hướng về phía trước và lúc này người mẹ cảm thấy hơi thở dễ chịu hơn, ăn uống cũng được nhiều hơn. Nhưng do tử cung gây sức ép đến bàng quang và trực tràng nên khiến thai phụ đi tiểu nhiều lần, âm đạo bài tiết ra nhiều chất nhờn hơn và thường xuyên bị táo bón. Qua 9 tháng mang thai. Khi sắp đến thời khắc sinh con, bà bầu cảm thấy rất vui.
Tuy nhiên, thai phụ cũng cần chú ý bảo vệ sức khoẻ của thai nhi như sau:
Hãy gác bỏ những bất an và lo lắng
Phụ nữ mang thai nên tạo cho mình tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng, tích cực bằng cách suy nghĩ về đứa con bé bỏng, đáng yêu sắp chào đời. Cùng chồng đi dạo ở những nơi thoáng mát, có nhiều cây xanh, giúp cho tinh thần thảnh thơi, chút bỏ những lo lắng.
Trước khi sinh, người chồng càng phải là người quan tâm đến vợ nhiều hơn, luôn tạo cho không khí gia đình được vui vẻ, yên bình. Đặc biệt, nên động viên vợ và nói với vợ về sự mong chờ đứa trẻ ra đời để người vợ luôn cảm thấy mình hạnh phúc vì được làm mẹ. Tránh những cãi lộn, căng thẳng không đáng có trong gia đình. Khi thai phụ bị ức chế thần kinh, buồn phiền, mệt mỏi sẽ ảnh hướng rất lớn đến thai nhi và đứa trẻ ra đời rất dễ bị trầm cảm.
Vấn đề an toàn
Thai phụ không nên làm các công việc gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi như: các động tác với tay lên cao, hay các động tác ép vào bụng. Tránh đi đâu xa một mình, nên đi bộ hoặc mua sắm gần nhà. Đặc biệt, thai phụ phải kiêng sinh hoạt tình dục trong thời gian này, vì có thể sẽ dẫn đến áo bọc thai bị phá và dẫn đến sinh sớm.
Vệ sinh cơ thể
Thai phụ nên tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt là chú ý vệ sinh sạch sẽ bên ngoài âm đạo. Đồng thời nên thường xuyên gội đầu.
Phân bố thời gian nghỉ ngơi hợp lý
Phụ nữ mang thai nên nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ, bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ để đảm bảo tốt cho việc sinh con.
Chế độ dinh dưỡng
Lúc này, thai phụ nên ăn thêm nhiều dinh dưỡng, chất lượng tốt, vẫn lấy nguyên tắc mỗi lần ăn không cần ăn nhiều, nhưng ăn thành nhiều bữa. Mỗi ngày 5 bữa trở lên. Nên chọn loại thức ăn có khối lượng nhỏ mà chất dinh dưỡng lại cao như các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật, giảm thiểu các loại thức ăn có khối lượng lớn, nhưng dinh dưỡng lại thấp như đậu nành…
– Lòng trắng trứng: Trong suốt quá trình mang thai đều cần tăng cường chất lòng trắng trứng, một số chất này chủ yếu từ chế phẩm đậu, từ sữa, trứng và thịt.
– Không ăn nhiều muối: Cuối giai đoạn mang thai dễ phát sinh các chứng bệnh cao huyết áp, do đó nên hạn chế ăn muối. Phụ nữ mang thai nên chú ý ăn chất có sắt, lượng máu đủ để sinh con và để tích chữ lượng sắt cho thai nhi.
– Vitamin: Các vitamin chủ yếu từ ăn các loại rau tươi xanh và hoa quả. Vitamin A có thể tăng sức đề kháng bị nhiễm bệnh của người mẹ mang thai. Vitamin D có thể giúp cho quá trình hấp thụ canxi được dễ dàng hơn.
– Chú ý ăn nhiều các thức ăn thanh đạm: Dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn, ăn ít các món ăn chính, ăn nhiều các món ăn phụ như rau, hoa quả, các chế phẩm sữa. Ăn uống thanh đạm là tiêu chuẩn cho người mẹ mang thai ở thời điểm cuối này.
– Phụ nữ mang thai giai đoạn cuối này nên ăn nhiều, nhưng mỗi lần ăn không nên no quá và ăn các thức ăn có hàm lượng mỡ chua và chất kẽm như: hạt hồ đào, hướng dương, vừng đen, lạc; hàm lượng thức ăn có chất sắt, vitamin B2 như: các loại gan, lòng đỏ trứng, mộc nhĩ đen, cải tía, rong biển, chế phẩm từ đậu, cải xanh. Hàm lượng thức ăn có canxi cùng vitamin D như: sữa bột, gan, tôm, canh cá, canh đầu cá, các chế phẩm đậu phụ. Ăn nhiều sữa bột và hoa quả sẽ tốt cho da của cả người mẹ và trẻ nhỏ.
Chú ý phòng bị bệnh táo bón và bệnh trĩ
Đặc biệt trong giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, cửa tử cung xuống thấp, và chèn lên cơ quan hậu môn… dễ gây ra bệnh táo bón. Và do bệnh táo bón mà hay dẫn đến bệnh trĩ. Trong thời gian này, cửa tử cung cũng trực tiếp ép vào trực tràng, cản trở sự lưu thông của tĩnh mạch đến huyết mạch trong trực tràng, khiến cho bệnh trĩ càng tăng. Bị táo bón và trĩ cũng có thể gây ra việc sinh non và sảy thai, thiếu máu. Để phòng trị bệnh táo bón và trĩ, thai phụ cần lưu ý:
- Uống nước và ăn nhiều hoa quả, chuối. Mỗi buổi sáng khi ngủ dậy, nên uống một cốc nước mát và ăn nhiều rau, củ có hàm lượng xenlulo như: rau cần, rau hẹ…
- Không nên ăn cay hay ăn các thức ăn có chất kích thích.
- Nên có chế độ hoạt động phù hợp, tránh nằm quá nhiều trên giường để cho giun trong ruột có điều kiện hoạt động phụ giúp cho quá trình tiêu hoá.
- Tạo nên thói quen đi đại tiện thích hợp hàng ngày.
- Không nên đứng hay ngồi một nơi quá lâu.
- Nên thường xuyên vận động cơ mông và hậu môn bằng cách đi lại nhẹ nhàng.
Chú ý kiểm tra trước khi sinh
Trước khi sinh, bà bầu nên khám thai hàng tuần. Cần kiểm tra huyết áp, thể trọng và nghe tim thai, kiểm tra hoạt động của thai nhi. Thường thì thai hoạt động khoảng 4 – 5 lần trở lên trong một giờ, đến khi gần sinh thì cử động ít hơn. Kiểm tra đo lường đáy tử cung để tiện cho việc phát hiện thai nhi có tiếp tục phát triển hay dừng lại. Mang thai 38 tuần về sau, nên xoa bóp đầu vú hai lần mỗi ngày. Mỗi lần từ 15 – 30 phút. Khi trong giai đoạn dự sinh, nên tăng cường kiểm tra nhiều lần để có sự chuẩn bị thích hợp và kịp thời.
Kiên trì đi bộ
Rất nhiều thai phụ trước khi sinh con không tiếp tục đi bộ, không muốn ra ngoài, nhưng như vậy lại không tốt. Thông qua việc đi bộ, có thể làm cho xương chậu của thai phụ vận động, làm tăng thêm lực cho cơ, cải thiện và xúc tiến các huyết mạch tuần hoàn, an định hệ thống thần kinh, tăng cường công năng, thay đổi khí ở phổi, hít vào khí mới trong lành, giúp cho vấn đề tiêu hoá được tốt hơn và có lợi cho sức khoẻ của người mẹ và thai nhi.
Chú ý dự phòng bị nhiễm bệnh đường tiểu
Đặc biệt ở giai đoạn cuối của thai nhi, tử cung mở rộng hơn, cuốn khúc đường nước tiểu, nước trong đường tiểu thoát ra nhiều nên dễ phát sinh nhiễm khuẩn. Âm đạo của thai phụ giai đoạn này có chất dịch tiết ra rất nhiều, tạo nên một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Hơn nữa, bộ phận bên ngoài âm đạo không vệ sinh sạch sẽ rất dễ dẫn đến viêm nhiễm đường tiểu. Chính vì thế, thai phụ nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, uống nhiều nước và đi tiểu nhiều có lợi cho sức khỏe.
Leanhphuong đã bình luận
Hien toi dang mang Thai tuan thu 38,tu tuan 32 toi di sieu am thi bac sy noi em be bi rau cuon co mot vong,toi gio van chua thao ra duoc. Toi khong muon sinh mo.Bac sy cho toi hoi sinh thuong ma em be bi rau cuon co nhu vay lieu co an toan khong, co de lai seo o co khong vay thua Bac sy ? Mong Bac sy tra loi cho toi, xin chan thanh cam on !
Nguyễn Thị Kim Y đã bình luận
em mang thai được 30 tuần em bé hiện giờ có 1,530 gr, em muốn hỏi như vậy em bé nhỏ quá phải không? Và em muốn biết bây giờ em nên làm gì để con em được khỏe mạnh, đến khi sanh em bé của em khoảng được bao nhiêu gram? em nên khám thai bao nhiêu lần / tháng. Mong trả lời sớm của Bác sĩ
My đã bình luận
Xin chào BS.
Em mang thai được 30 tuần
lúc 12 tuần em đi xét nghiệm máu kế quả : HBsAg (dương tính 2.347/0.074); HBeAg (Dương tính 1466.74); siêu âm mẹ : nhân xơ tử cung (16mm x 30mm). hiện nay bé nhà em được 1,8Kg ngôi thai chưa thuận (di động).
cho em hỏi đến tuần bao nhiêu thì ngôi thai mới hết thay đổi. em bị viêm gan sinh bé có bị ảnh hưởng gì không. em nghe nói nếu sinh mổ thì khả năng lây cho em bé thấp hơn như vậy em có cần sinh mổ không. nếu sinh thường bé nhà em có bị nhiễm bệnh giống mẹ không?
Rất mong BS giải đáp giùm
Em chân thành cảm ơn.
Cady đã bình luận
Chào bác sỹ! Em mang bầu vừa tròn 37w đi BV làm xét nghiệm cơ bản,kết quả
ĐÔNG MÁU: chỉ số Fibrinogen là 4.15g/l
SINH HÓA: chỉ số Triglycerit là 3.11mmol/l, Cholesterol 8.1mmol/l
HUYẾT HỌC: Bạch cầu 11.0 (10×9/l)
NƯỚC TIỂU: Bạch cầu 10.0/ul
KQ như vậy có cần phải lưu ý gì không thưa bác sỹ. Em cảm ơn bác sỹ.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạch cầu tăng và Cholesterol, Triglycerits tăng. Có thể bạn mới ăn nhiều đạm quá mức vào ngày hôm trước.
My Thanh đã bình luận
Em đang mang thai ở tuần thứ 38 nhưng ngôi thai vẫn chưa thuận giờ em cần làm gì để ngôi thai thuận, em không muốn sinh mổ. Kính mong BS tư vần dùm em.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn không cần phải làm gì và cũng không thể tác động vì bé "tự chọn" cho mình tư thế nắm phù hợp mà bé thấy dễ chịu nhất. Thai cũng đã to không thể dễ dàng xoay đầu. Hiện tại bé nặng bao nhiêu? Nếu 3000gr đổ lại, khung chậu mẹ rộng rãi có thể đẻ đường tự nhiên được, tất nhiên phải được BS có kinh nghiệm dày dạn và các yếu tố khác trong chuyển dạ bình thường. Mổ đẻ cũng không phải là tồi tệ đáng sợ và tỉ lệ an toàn cao hơn. Lần hỏi sau cần xác nhận hộp thư để nhận câu trả lời.
phuong thao đã bình luận
Em đang mang thai tuần thứ 36 rồi mà không ăn được. Cứ ăn vào là buồn nôn và nôn. Suốt thwoif kỳ mang thai em cũng ăn uống rất kém. Đi khám thì bác sĩ chỉ nói cố gắng mà ăn uống, chứ chẳng có cách gì hữu hiệu khác. Bây giờ gần sinh mà lại có tình trạng này, em rất lo lắng không hiểu mình bị bệnh gì, và mức độ ảnh hưởng đến em bé như thế nào, cách khắc phục? Kính mong bác sĩ hãy tư vấn cho em. Em xin chân thành cảm ơn!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn đo huyết áp có cao không? Nên truyền dịch 1 vài ngày có thể sẽ đỡ hơn. Nên uống sữa ít một bằng đổ thìa, ăn kiểu nhấm nháp nhâm nhi (ví dụ ngồi xem TV bốc vài sợi ruốc thịt gà, lợn bỏ mồm nhai, hết lại ăn). Nên ăn hơi mặn 1 chút sẽ đỡ buồn nôn hơn. Bạn có uống bỉô sung viên sắt và can-xi không? Bé nặng bao nhiêu rồi?
PHẠM KIM HÒA đã bình luận
Tôi có thai đã được 7 tuần. tôi ko thấy những triệu chứng ốm nghén như những người khác. mà chỉ thấy mình nhanh đói. tôi rất thích uống nước ngọt như coca, sting, pepsi…. Khi còn là con gái mỗi khi uống thuốc tôi rất hay dợn và muốn ói ra hết, bây giờ khi có em bé mỗi lần uống viên sắt tôi cũng như vậy, vì thế tôi dùng nước ngọt để uống thuốc.tôi ko biết những loại thức uống mà tôi uống như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi ko?Kính mong BS giải đáp giùm tôi. CHÂN THÀNH CÁM ƠN!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Các loại đồ uống có gaz được khuyến cáo không nên dùng thường xuyên vì là 1 trong những nguyên nhân gây béo phì. Bạn uống Viên sắt sớm quá, chưa cần thiết nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu không nên dùng thuốc gì. Hiện tượng bạn nhanh đói và thích uống đồ ngọt có vẻ không bình thường, cần đi khám và làm XN đường huyết để loại trừ bệnh đái tháo đường tiềm tàng ở giai đoạn mang thai.
lethianh đã bình luận
em mang thai đuoc 36 tuan roi di kham va sieu am thi trong luong cua be can nang duoc 2400g 2kg4 trong khi do me lai tang can den 20kg , nhu vay be co nho lam ko ? va lam cach nao de cho tang can 1 chut nua?