Tháng thứ 6 là thời điểm cuối của giai đoạn mang thai 3 tháng giữa và cũng là thời điểm có nhiều chuyển biến tích cực trong cơ thể thai nhi. Để dưỡng thai tốt trong giai đoạn này, vấn đề dinh dưỡng là rất quan trọng để giúp mẹ và bé có sự chuẩn bị tốt nhất ở giai đoạn cuối thai kỳ.
Da thai nhi đã có màu sắc hồng hào; dưới da, lượng mỡ tích trữ không nhiều. Đầu tóc và lông đã dài ra, mắt cũng đã chia ra rõ ràng và có khả năng nhắm, mở. Nếu thai mang giới tính nam thì bìu dái phát triển nhanh, tinh hoàn từ trên bụng trễ xuống dưới. Nếu thai nhi mang giới tính nữ thì môi âm đạo, âm vật đã phát triển rõ rệt. Nhưng khí quản và phổi thì chưa thành thục.
Đến cuối tháng thứ 6, thai nhi đã biết mút tay, biết nấc, hay khóc nhè, biết vị ngọt, hay chua; kích thích thì có phản ứng như bị đau. Đối với âm thanh thì đã có khả năng nhận biết âm thanh của mẹ đồng thời với các âm thanh bên ngoài đã có phản ứng thích hay không thích. Tổ chức não bộ của thai đã nhiều nết nhăn. Trong tháng thứ 6 này, thai phụ cần chú ý:
Đề phòng sinh non
Thông thường thì dự tính thời điểm sinh con thuộc phạm vi 2 tuần, từ tuần thứ 38 trở về trước. Khi sinh con khoảng trước thời gian đó thì phần nhiều được coi là sinh non. Nếu từ tuần 28 trở về trước mà sinh con là chưa đủ tháng thì nguy cơ tử vong của trẻ khá cao, tất nhiên y học ngày càng tiến bộ thì vẫn có khả năng cứu sống, nhưng cần phải hết sức đề phòng.
Để tránh đẻ non thai phụ cần chú ý:
– Dự phòng và trị liệu các chứng bệnh có thể phát sinh.
– Phụ nữ mang thai khi tuổi còn trẻ thì sự phát triển của thân thể chưa hoàn thiện. Khi mang thai, nếu tinh thần nóng vội, tình cảm không ổn định…đều có khả năng sinh con non, do vậy bà bầu cần tránh bị kích động thần kinh.
– Nếu vận động quá mạnh cũng có nguy cơ sinh non. Việc lên, xuống cầu thang hay thang máy nên hạn chế đến mức tối thiểu. Đi bộ và các hoạt động cần chú ý an toàn, không nên đến nơi đông người dẫn đến cảnh chen chúc.
– Tránh cầm vật nặng, hướng lên vật trên cao và với lên, hoặc làm những động tác quá mạnh.
– Tránh sinh hoạt tình dục quá nhiều.
– Tránh việc nặng trong gia đình hoặc làm việc mệt nhọc.
Phòng trị tĩnh mạch căng trương
Tĩnh mạch mà bị sưng, căng trương lên rất dễ bị vỡ mạch máu, hoặc tạo thành phù ở chân, không thoải mái, chân bị co rút, vì thế nên chú ý phòng như sau:
– Không nên ngồi lâu, ngồi xổm nhiều, đứng lâu, không nên dùng dây thắt lưng.
– Không nên mang vác nặng.
– Khi ngủ, chân để gác đệm cao.
– Khi tĩnh mạch sưng trương nhẹ thì nên dùng tất ngắn, mềm, có độ giãn, chun bó ít. Nếu bệnh nặng thì nên nằm nghỉ để tránh táo bón, tránh bị vỡ huyết quản.
Giảm những đau đớn không thích hợp
Nếu xương mu bị đau, có thể lấy đai buộc lấy bộ phận xương hông, cùng với giảm thiểu đi lại, đi bộ mà nằm nghỉ ngơi để giảm đau. Nếu sau lưng bị đau, dùng đai đeo buộc ngang bụng dưới để giảm khả năng lưng eo không nghiêng. Đi giày mềm thích hợp, tránh đứng lâu và đi lại nhiều, nhưng cũng nên xoa bóp các khu vực sau lưng để cho các cơ da được thoải mái, giảm được đau đớn.
Khắc phục sự nóng lòng sốt ruột
Nguyên nhân sinh ra hiện tượng hay nóng lòng suốt ruột ở thai phụ thường là: lo lắng không biết đứa trẻ được mạnh khoẻ hay không; không biết trẻ là nam hay mà nữ… Hơn nữa, khi mang thai, phần bụng dưới, eo hông lưng và chân không thoải mái, mệt mỏi thậm chí đau… dẫn đến việc thai phụ sợ rằng mình sinh con sẽ rất khổ, khó sinh, thậm chí lo lắng sẽ nuôi dạy đứa trẻ như thế nào trong tương lai …
Để giảm bớt những lo lắng này ở thai phụ cần lưu ý:
– Người chồng nên quan tâm, chăm sóc và chú ý đến mặt tinh thần của vợ nhiều hơn. Theo nghiên cứu, cặp vợ chồng nào yêu thương nhau, trong hoàn cảnh gia đình êm ấm, chan hoà sẽ không chỉ làm giảm những căng thẳng của người vợ khi mang thai mà còn sinh ra đứa con khoẻ mạnh, thông minh.
– Tình cảm của người mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thai nhi trong tử cung có phản ứng đối với sự kích thích từ bên ngoài. Vì thế, phụ nữ mang thai nên cố gắng giữ cho tinh thần mình thoải mái là tốt nhất.
Chú ý dinh dưỡng trong khẩu phần ăn
Giữa giai đoạn mang thai, tức là trong khoảng thời gian từ 4 – 6 tháng, thai nhi tăng trưởng rất nhanh. Mỗi ngày bình quân tăng trưởng khoảng 10g. Thai phụ cùng với việc nâng cao số lượng ăn uống còn cần đề cao chất lượng và ăn nhiều đồ ăn có dinh dưỡng phong phú, đặc biệt là có nhiều hàm lượng lòng trắng trứng, nhiều canxi, phốt pho, i-ốt, kẽm cùng các thức ăn có vitamin.
Ăn uống phù hợp cần chú ý các điểm sau:
– Tăng cường ăn đồ ăn nóng: Nói chung, thức ăn chủ yếu của thai phụ phải nóng, thức ăn cần đa dạng, nhiều gạo, ngũ cốc… đậu đỏ, đậu xanh, các loại hương liệu phối hợp. Nhưng liều lượng nên vừa đủ, tránh cho thai phị bị béo phì, thai nhi quá to.
– Ăn nhiều chất có chứa hàm lượng sắt nhiều. Sắt là chất rất cần thiết cho mạch máu, các vật chất để ăn có hàm lượng sắt nhiều như: máu động vật, gan, thịt nạc, các loại cá, các loại đậu, các loại rau củ quả…
– Chú ý các chất như canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm trong rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển…
– Tăng cường các loại vitamin như A, B, B1, B2, C, E, D…
– Đảm bảo cung cấp đủ lượng mỡ. Dầu động thực vật đều tích chứa hàm lượng mỡ rất phong phú. Thông thường, khi nấu ăn chủ yếu nên dùng dầu thực vật, như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… cũng có thể dùng một ít dầu động vật, cũng như trực tiếp ăn lạc, vừng…
– Tăng cường ăn uống nhưng nên thích hợp. Phụ nữ mang thai mỗi ngày nên ăn từ 4 – 5 lần, nhưng mỗi lần ăn không nên ăn quá no, giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng hơn và bụng không phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc.
Các vấn đề khác
– Chú ý bảo vệ giữ gìn cho vú. Nên thường xuyên dùng khăn ướt vệ sinh và lau vú. Nếu đầu vú ngắn, chìm vào trong thì dùng tay mat xa nhẹ, lấy ngón tay cầm núm vú dần dần kéo ra phía ngoài…
– Phòng trị việc bắp chân bị co giật, chú ý ăn nhiều các món ăn có hàm lượng canxi phong phú; đi giày đế thấp và thật thoải mái; ngủ thì nằm cong như cánh cung, khi ngủ nghiêng thì nên kê gối mềm giữa hai chân, khi nằm ngửa thì có gối mềm kê dưới bụng chân; khi ngồi có thể nâng chân lên cao, để lợi cho lưu thông mạch máu. Khi ngủ đến lúc nửa đêm có thể nảy sinh mỏi chân thì nằm ngủ theo kiểu ngửa, dùng tay xoa bóp nhẹ chân, khi gác cao bắp chân thì nên làm nhiều lần, thì sẽ không cong bị bó buộc nữa. Khi đứng, chân bị co giật thì có thể duỗi thẳng bắp chân, vận động bàn chân, cũng có thể mang lại hiệu quả ngay.
– Chú ý kiểm tra trước khi sinh con. Kiểm tra huyết áp, kiểm tra xem tử cung nhỏ hay đã to, xem đủ hay thiếu máu, nhịp tim có bình thường không. Nghe xem vị trí thai nhi và nghe tim thai, xem tình trạng của thai nhi có bình thường không. Thai phụ cần đi siêu âm kiểm tra để sớm phát hiện để có biện pháp xử lý
hoang hien đã bình luận
chao bac sy.
em dang mang thai duoc 24 tuan nhung sao em thay be it may qua, thinh thoang moi thay be may, nhu vay co sao khong ah. Tai sao nhu vay nhi, em thay ngay be may nhieu, ngay be may it, em dang mang thai dua dau nen hay lo lam.ma hoi muoi may tuan em da cam nhan duoc be may rui ah chi nhe thoi dang le toi gio be phai may nhieu chu nhi.
Mong hoi am cua bac sy.
Phan Thi Thanh Xuan đã bình luận
Thưa bác sĩ! Em mang song thai và hiện đang ở tuần thứ 24. Bắt đầu có hiện tượng tức ngực phải từ hai tuần trước, cứ đến tối thì không ngủ được do bị đau tức ngực. E không biết hiện tượng này kéo dài bao lâu. Thông thường cứ một tuần em tăng 01kg nhưng tuần vừa rồi không tăng vá cảm giác mệt mỏi? E định đi kiểm tra nhưng mọi người tư vấn là bình thường nhưng em không yên tâm. Xin bác sĩ cho em lời khuyên?
vũ thị thu đã bình luận
Cháu chào cô!
Cô ơi cháu đi siêu âm thai 29 tuần với các chỉ số: Chu vi bụng 245mm; độ dài xương đùi 54mm; nhịp tim 140I/P; ước lượng khoảng 1310g; Bác sĩ siêu âm nói là bình thường nhưng cháu thấy ở phần bụng dưới phía đầu thai nhi (ngôi đầu) thỉnh thoảng cứ có cử động như mình gõ nhẹ ngón tay xuống bàn liên tục cô ạ, cháu không biết con cháu có sao klhông mà bác sĩ không thấy nói gì cô ạ. mà thời gian này cháu đã dừng uống sữa bầu được chưa ạ? cháu ăn cơm được nhưng vì chồng cháu làm việc ở xa , có 2 chị em ở với nhau mà cháu đi làm cả ngày nên cũng không có thời gian để chuẩn bi bữa ăn đủ dinh dưỡng cho 2 mẹ con cô ạ!
Cháu mong sớm nhận được tư vấn của cô! Cháu cảm ơn cô!
thanh đã bình luận
chào bác sĩ!
em mang thai được 26 tuần rùi
gần tháng nay em hay ra nhiều khí hư và bị ngứa ở vùng kín em có dùng dung dịch rửa nhưng ko hiệu quả. em mang thai bé gái. như vậy em có bị viêm ko ạ. em phải dùng thuốc gì ạ.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Khi mang thai, âm đạo dễ viêm do thay đổi độ pH và môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Chắc bạn đã đi khám và XN, đã điều trị tích cực.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Khi mang thai, âm đạo dễ viêm do thay đổi độ pH và môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Chắc bạn đã đi khám và XN, đã điều trị tích cực.
nguyen thi kim thoa đã bình luận
em mang bầu được 28 tuần rồi, em đi siêu âm hôm 24 tuần , bác sỹ có nói em bị ít ối, về nhà tăng cường uống thêm nước.bây giờ em đã uống thêm hằng ngày rất nhiều rồi, có nên đi siêu âm lại thử xem co bị thiếu hay không bác sỹ, liệu siêu âm nhiều có tốt? mà em đi siêu âm, bác sỹ chưa bao giờ nhắc em uống obimin, vậy em có nên uống hay không?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Chắc bạn đi SÂ lại và kết quả tốt rồi phải không ? Nên duy trì tổng vào trung bình 2 lít / ngày (cả ăn và uống). Hiện tại không uống Obimin nữa mà uống can-xi và sắt, sau đẻ uống Obimin để cung cấp vi chất cho cả 2 mẹ con.
Thuy hang đã bình luận
Mang thai tháng thứ 6 mà thấy thai rất ít đạp, tuần trước lại ra máu sau đó thấy có khí hư màu nâu kéo dài cả tuần, không biết có vấn đề gì không ạ?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Xin lỗi chưa đáp ứng kịp yêu cầu, chắc hiện tại bạn đã khám và điều trị ổn rồi chứ ? Khi thấy bất thường thì phải đi khám ngay bạn nhé.
nguyen mai đã bình luận
em mang thai được 6 tháng rồi ạ . bụng em hay bị cương hơi khó chịu nhưng hít thở sâu thì lại bình thừơng, em khôg biết bị như vậy có ảnh hửơng tới em bé hôk ạ …!!! BS giúp em với
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Vậy bạn nên hít thở sâu thường xuyên và ngồi nơi thoáng khí. Nên XN máu định lượng Hemoglobin xem có thiếu máu do thiếu sắt không. Bạn đã uống bổ sung can-xi và sắt chưa ?
Nguyen Doan Trinh đã bình luận
Em mang thai duoc 6 thang. Vay em co nen di du lich bang may bay hay khong? Cam on MYC!
Meyeucon.org đã bình luận
Việc đi chặng ngắn ko có ảnh hưởng gì nhiều, nhưng cũng nên cẩn thận và còn phụ thuộc vào sức khỏe của bạn tại thời điểm đi nữa.
PHUONGTHAONGUYEN đã bình luận
thua bac si em mang thai 6 thang roi,nhung e mang da duoi bung e nho lam co anh huong gi be khong oh,hien nay e ngung uong sua bau ,e uong sua hop nho co duoc khong a,cam on bs nhieu
Vu Thi Mai đã bình luận
Xin chào MYC
Em đang mang thai được 24 tuần nhưng do thời tiết lạnh quá giờ em đang bị rát hết cổ họng và ho về đêm. MYC cho em hỏi giờ em có thể dùng thuốc gì được ko? có ảnh hưởng đến thai nhi ko? em xin cảm ơn
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn súc miệng nước sát khuẩn Oral B, nếu là cảm lạnh có thể uống cảm khung chỉ, ho quá có thể dùng thuốc bổ phế chỉ khái lộ viên ngậm.( loại Đông dược). Nếu viêm mũi họng có đờm đặc xanh nên uống kháng sinh theo chỉ dẫn của BS.