Tháng thứ 4 là bắt đầu của giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, cũng là thời điểm những biểu hiện ốm nghén đã qua đi, 2 mẹ con cùng “chung sống hòa bình”. Giai đoạn thai nhi bắt đầu phát triển nhanh hơn, chiều dài của thai nhi ở cuối giai đoạn khoảng 14 – 16 cm tính từ đầu tới mông và cân nặng khoảng từ 230-250g, trong đó đầu chiếm 1/3, toàn thân mọc lông mao và đã mọc tóc, lông mày, các ngón tay đã hình thành…
Mới đầu, thai nhi có lớp mỡ ở dưới da, sau đó lớp mỡ dày thêm và không còn mỏng manh như trước nữa. Lúc này, thai phụ đã cảm nhận được rõ những cử động của thai nhi và có thể nghe nhịp tim của thai bằng máy nghe. Tử cung thai phụ to ra, lượng nước ối vào khoảng 400ml và bụng dưới có cảm giác chìm xuống.
Giai đoạn này, những triệu chứng thai nghén như nôn đã hết nên thai phụ ăn được nhiều hơn, thể trọng cũng tăng cao hơn. Tuy nhiên, do tử cung phình to lên, đè lên tĩnh mạch nên có lúc thai phụ còn cảm thấy chướng bụng, khó tiêu hoá. Để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con, thai phụ nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa và ăn làm nhiều bữa nhỏ. Các vấn đề sau là điều phải hết sức lưu ý:
Tăng cường chất dinh dưỡng
Do quá trình tăng trưởng và phát triển của thai nhi cần rất nhiều protein, nên thai phụ cần ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc từ động vật: các loại thịt, trứng và sữa, gan…
Thai ở tháng thứ 4, não bắt đầu phát triển nhanh, vì thế nếu thai phụ ăn quá nhiều thịt sẽ không tốt cho sự phát triển não của thai nhi. Ăn nhiều thịt sẽ khiến cơ thể có nhiều axít, làm cho não của thai nhi không linh hoạt; ăn quá nhiều đường trắng không có lợi cho việc phát triển tế bào ở đại não; nên lựa chọn những loại thức ăn thô như: bột mỳ, bột gạo. Cuối giai đoạn này hãy lưu ý tới các dưỡng chất sau:
- Nuôi dưỡng: carbohydrates, Vitamin B1, B2, B3 và B6 giúp cung cấp năng lượng cho quá trình phát triển não bộ cho thai nhi.
- Hoàn thiện: Acid folic, Vitamin D, đồng, kẽm, Choline, Mangan, I-ốt, sắt, Vitamin B6, B12
- Bảo vệ: Vitamin C và Vitamin E giúp bảo vệ tế bào não khỏi quá trình oxy hóa
Hoạt động hợp lý
Thai phụ nên vận động phù hợp như: tập thể dục, tập hít thở, đi dạo sẽ có lợi cho sức khoẻ của cả mẹ và con. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, thai phụ có chế độ vận động phù hợp thì tỉ lệ sinh con bị mắc bệnh tim giảm hẳn. Ngoài ra, vận động còn có lợi cho sự tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, có lợi cho việc hấp thụ canxi, magiê và được hít thở không khí trong lành… Những điều này vô cùng có lợi cho sức khoẻ của thai.
Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, thai phụ có thể đi bơi, nhưng phải có sự cho phép của bác sĩ và đảm nhiệt độ của nước ở hồ bơi đạt khoảng 30 độ C, đảm bảo vệ sinh. Động tác khi bơi không được quá mạnh
Bảo vệ bầu vú
Tốt nhất là thai phụ không đeo nịt ngực. Nếu quá lo lắng vì vú trễ, vú bị nhão thì có thể đeo nịt ngực, nhưng phải đảm bảo rộng rãi, dễ chịu. Ngoài ra, bà bầu cũng cần dùng nước ấm để rửa ngực hàng ngày. Sau khi rửa xong, nên dùng khăn khô để lau sạch núm vú, hoặc bôi thêm một lớp kem dưỡng da để tăng cường sự đàn hồi của da. Nếu đầu vú bị thụt vào trong thì thai phụ phải kéo ra, tránh việc trẻ không bú được. Chú ý, khi kéo đầu vú phải kéo dần dần, giống như một động tác massage để khắc phục đầu vú ngắn. Ngoài ra, thai phụ nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Nếu mặc quần áo chật sẽ ảnh hưởng đến sự hô hấp, điều quan trọng là bà bầu cần giữ ấm phần bụng.
Minh Thu đã bình luận
Bác sĩ cho cháu hỏi một chút ah. Cháu có thai được 14tuần tuổi theo như bác sĩ khám cho cháu xác định là cháu 14tuần cách đây 1 tuần cháu đi khám bác sĩ nói bờ ối không đều vậy cháu có bị sao không ạ. mấy hôm nay cháu bị đau đầu, đau họng không sao ngủ đượcậchú còn bị sốt trán nóng nhưng cháu không thấy lạnh như bị cảm mà cháu thấy đau đầu và sốt thôi,cháu nghe mẹ bảo ngậm mật ong và uống nước lạnh cho đỡ vậy bác sĩ cho cháu hỏi cháu bị như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ.
Trần Thị Tuyến đã bình luận
Bác sĩ cho em hỏi là trong thời gian em mang thai được khoảng 6 tuần em có bị đau bụng và ra một ít máu, nhưng chỉ vài giọt thôi. Em đi khám thì bác sĩ chẩn đoán em bị động thai và có hiện tượng rau bong non. Bác sĩ có kê cho em thuốc turifast, thuốc spasmaverine, mamanatal. mình uống vài hôm thì máu không ra nữa nhưng vẫn còn đau bụng, mình lại đi khám và bác sĩ lại kê thuốc vitamin e, và thuộc nội tiết tố utrogestan. mình uống cũng thấy đỡ, nhưng mình lo quá không biết uống nhiều thuốc vậ có ảnh hưởng gì tới thai nhi ko nữa,mình mới mang thai lần đầu nên vẫn còn thiếu kinh nghiệm. bây giwof thai của mình cũng được khoảng hơn 16 tuần, mình đi siêu âm thì bác sĩ bảo bình thường nhưng mình vẫn lo lắm. Mong bác sĩ tư vấ giúp mình với!
Tracygiang đã bình luận
Gửi bs của Meyeucon.org
Hiện nay e đã có bầu được khoảng hơn 18 tuần, trước đó từ khi e được 13,14 tuần trở lại đây e có bị cảm kéo dài, đến tận ngày 20/10 mới đỡ hơn. Trong thời gian đó e có uống thuốc Cảm xuyên Hương, uống lá do mẹ em giã, nhỏ mũi bằng dung dịch natri clorid 0.9%, đồng thời em lại bị thêm chứng viêm xoang mủ ở mũi, e đi khám tai mũi họng thì bs bảo e ko thể uống kháng sinh nên các bs cho e uống thuốc Cốm muxityl và 1 lo dung dịch tự pha, bảo là cứ kiên trì chữa trị. Em có kết hợp dùng cây "hoa cứt lợn" giã vắt lấy nước nhỏ mũi thì thấy đỡ hẳn, nhưng ko khỏi hẳn được.Điều e lo ở đây là, trong thời gian đó e dùng những loại thuốc như vậy liệu có ảnh hưởng gì đến em bé của em ko ah? Em lo lắm, cứ băn khoăn mãi. E có hỏi bs kham thai cho e thì bs ấy bảo hiện tại chưa thấy có gì bất thường cả, nhưng e vẫn ko thấy an tâm. Em mong các bs của Meyeucon có thể tư vấn 1 cách chính xác giúp cho ạh. Xin chân thành cảm ơn!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên tin tưởng BS đã khám theo dõi thai cho bạn, và các thứ "thuốc" bạn điều trị không có gì đáng lo lắng vì độc hại.
nguyen xuan đã bình luận
em mang thai dc 5tuan thi bi sot cam lanh,nhiet do co the la 39,5 do,e sot trong mot dem la khoi.khi dc 12 tuan di kiem tra do day da gay la 1.5.ko bi di tat gi,thai nhi pt binh thuong!!bay gio thai nhi cua e dc 16 tuan rui,e co can lam them xet nghiem gi nua ko de biet be co bi lam sao vi e lo dot 5tuan e sot cao qua!xin cam on !
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn vẫn nên khám thai theo CT sàng lọc trước sinh đến 22 tuần.