Tháng thứ 3 là giai đoạn bạn tiếp tục phải chống lại hiện tượng ốm nghén, điều này có thể khiến việc ăn uống bị ảnh hưởng đáng kể, tuy nhiên cũng không nên quá lo lắng vì giai đoạn này vitamin và khoáng chất là điều cần thiết hơn. Ở tháng thứ 3, đầu thai nhi dần duỗi thẳng, mặt đã hiện rõ. Đến tuần thứ 14, thai nhi dài khoảng 8,7 cm, nặng khoảng 40-45g, đầu và các lớp mỡ phát triển.
Lúc này, vai và chân của thai đã có thể cử động được, nhưng người mẹ thường chưa cảm nhận được điều này. Tim của thai nhi đập mạnh, da tương đối hồng hào và thai nhi có thể hoạt động trong môi trường nước ối. Giai đoạn này, cảm giác buồn nôn giảm giúp tâm trạng và cơ thể của người thai phụ đã trở nên thoải mái hơn.
Đến tuần thứ 11, tử cung to bằng nắm tay, đè lên bàng quang nên bà bầu thường đi tiểu nhiều và dẫn đến một số hiện tượng như: táo bón, bệnh tả… Ngoài ra, đầu vú có những sắc tố chìm, chất dịch trong âm đạo tăng nhiều… Những phản ứng mang thai ban đầu biểu hiện rõ ràng nhất là vào tuần thứ 8 và thứ 9, đến tuần thứ 10 và 11 sẽ từ từ giảm bớt.
Theo thống kê, khoảng 70 – 80% số vụ sảy thai là phát sinh vào tuần thứ 12, do đó thai phụ phải đặc biệt chú ý một số vấn đề sau:
Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
Thời gian này rất dễ bị sảy thai, vì vậy trong sinh hoạt hàng ngày, thai phụ không nên hoạt động và vận động thể thao quá mạnh; tránh mệt mỏi; tránh những động tác như cúi gập lưng, hay đè lên bụng. Phải đặc biệt chú ý khi mang vật nặng, khi lên, xuống cầu thang, ngồi nhặt đồ, đứng lâu, đi giày cao gót khoảng 3cm trở lên, khiêu vũ; tránh làm việc trong môi trường nước; phải luôn giữ ấm phần bụng, đặc biệt là khi ngủ… Mùa đông hạn chế ra ngoài, thường xuyên tắm rửa bằng nước ấm và tắm xong nên giữ ấm, tránh cảm lạnh.
Chế độ dinh dưỡng
Thai phụ nên ăn làm nhiều bữa để giảm tác động của ốm nghén. Nếu Và lưu ý không nên nhai lệch về một bên hàm và nhai kĩ rồi mới nuốt. Không nên ăn những loại thức ăn chứa các chất kích thích như: rượu, bia… và không hút thuốc lá. Nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin.
Có thể giảm bớt tác động của nghén bằng cách ăn ít một theo kiểu nhấm nháp, nếu uống sữa nên đổ thìa, và sữa để lạnh sẽ ít gây nôn. Do tiết nhiều nước bọt và cảm giác đắng miệng thì nên ăn các loại bánh hút nước như bánh mì, bánh xốp. Các loại thịt cá nên chế biến dạng ruốc xé nhạt (tự làm) 1-2 lạng để ăn vã ít một và liên tục cho đến khi hết, ăn trái cây nhiều hơn.
Trang phục
Thai phụ nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Nếu mặc quần áo chật sẽ ảnh hưởng đến sự hô hấp. Tuy nhiên, bà bầu cần giữ ấm phần bụng.
Chú ý bảo vệ bầu ngực
Từ tháng này, thai phụ nên dùng nước ấm để rửa bầu vú và bôi kem dưỡng da, tránh đầu vú bị nứt. Ngoài ra, bà bầu cần phải chú ý đến độ dài, ngắn của núm vú.
Vận động
Thai phụ nên vận động nhẹ nhàng như: tập thể dục, đi bộ… để tăng cường thể lực, làm cho quá trình sinh đẻ được thuận lợi. Lưu ý: không nên vận động quá mạnh, lao động quá mệt mỏi, thức quá khuya…, tránh ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và vẻ đẹp của thai phụ như xuất hiện nám, tàn nhang trên mặt.
Tư thế nằm
Giai đoạn này, nếu thai phụ nằm ngửa hoặc nằm nghiêng bên phải sẽ khiến tử cung đè lên động mạch và tĩnh mạch chủ, làm xoắn dây rốn, dẫn đến lượng máu ở tử cung giảm rõ rệt, gây ảnh hưởng tới sự cung cấp máu cho thai nhi. Do đó, thai phụ nên chọn cách nằm nghiêng sang trái để nghỉ ngơi.
Chú ý kiểm tra trọng lượng cơ thể
Thai phụ cần thường xuyên kiểm tra cân nặng của mình. Lưu ý, không nên cân vào lúc vừa ăn no, vì như vậy sẽ cho kết quả không chuẩn xác. Nếu thấy trọng lượng tăng quá nhanh hoặc quá chậm thì thai phụ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, hoặc đến bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân.
Đề phòng việc va đập và những chấn động
Do bụng dưới ngày càng lộ rõ, do đó thai phụ phải chú ý tránh những va chạm vào phần bụng hoặc chấn động cơ thể, như ngã và hạn chế đi xa … tránh gây sảy thai.
Kiểm tra sức khoẻ theo định kỳ
Kiểm tra sức khỏe để sớm phát hiện ra những dị tật của thai nhi và kịp thời có biện pháp chữa trị. Nếu thấy đau bụng, hoặc âm đạo ra máu, thai phụ phải lập tức đến bệnh viện để được trợ giúp.
Cẩn trọng khi dùng thuốc
Nếu dùng thuốc không đúng và tuỳ tiện sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí có khả năng gây ra viêm nhiễm, sảy thai, thai chết lưu… Do đó, khi dùng thuốc cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
tomato đã bình luận
Bác sĩ cho cháu hỏi cháu mang thai ở tuần thứ 10 ở bụng phía dưới thỉnh thoảng nổi 1cục hình tròn, có lúc còn di chuyển từ trái qua phải nhưng rất châm đó có phải em bé không ạ. Và thỉnh thoảng cháu vẫn bị tụt huyết áp khi không ăn sáng liệu có ảnh hưởng em bé không? Và cách chữa thế nào thưa bác sĩ.
lien đã bình luận
em co thai da duoc 14 tuan.luc 13 tuan di sieu am bac si noi thai nhi binh thuong nhung it nuoc oi.hom qua bung duoi cua em bi dau co thac khien em khong the dung thang duoc nhung nam khoang 2phut thi het.xin hoi bac si nhu vay thai nhi co bi gi khong va hien tai minh lam sao de biet duoc tim thai dang dap ma khong di sieu.xin bac si cho em mot loi khuyen.em xin chan thang cam on
ngo thi loi đã bình luận
e mang thai dc 9 tuan. Bi viem hong va ho, bi chay mau cam nhe. Ko biet co sao ko bac sy.
Ngoc Mai đã bình luận
Em chao bac sy!
Bac cho em hoi: luc ma em mang thai duoc khoan 2 tuan, qua thuc la em k biet la minh da co thai. nen em di xe o to xay xe lam vaf em da dung thuoc chong xay xe loai ket hop ca thuoc chong xay xe, an than, xam va thoc bo …. ket hop may thu de uong cho do xay xe. mai den khi ve cach hom em uong thuoc xay xe 3 ngay em thu que thu thi moi biet la minh co thai. Vay bac cho em hoi, em uong thuoc xay xe vao thoi diem do lieu co anh huong gi den thai nhi khong ah? Em chan thnah cam on bac sy.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn không nói rõ tên thuốc, liều lượng đã uống nên không thể tư vấn. Nói chung là không nên tự ý uống bất cứ thuốc gì, nhất là khi đã chủ đích có thai.
Bien Gioi đã bình luận
Chao Bac Si
Thai em da duoc 11 tuan roi, tu luc em biet minh mang thai den nay em ko an uong duoc gi ca, gap do an la so va luon ca rau cai em rat so khi gap va an, uong sua va nuoc luc duoc luc khong, trai cay em an rat it, em doc thay bac si khuyen an nhieu rau qua, uong sua va nuoc con em thi khong an uong gi duoc. Vay Bac si vui long cho em biet vay co anh huong gi den su phat trien cua con em khong. Chan thanh cam on Bac si
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Nếu nôn nhiều quá nên vào BV truyền dịch, nhiều lúc thiếu nước cũng gây nôn, vòng luẩn quẩn nôn-thiếu nước càng nôn càng thiếu nước…sẽ làm bạn gay cấn hơn. Bạn nên uống sữa lạnh (pha sữa để tủ lạnh, nếu cho đá phải đảm bảo đá sạch) từng thìa chậm rãi sẽ không nôn. Chúc bình an.
Hoan Toan đã bình luận
Bac si cho em hoi la em dang mang bau va da di sieu am,ket qua dc 12tuan 6ngay,va thai nhi hoan toan binh thuong, nhung may ngay hom nay thoi tiet lanh,em bi sung o may ngon chan, co cam giac ngua ngua, bop hoi manh thi thay dau chan (e cam thay giong nhu bi bong gan),so vao cac ngon bi sung thi thay nong hon cac ngon khac,moi nguoi bao e la bi "cuoc" ,co nghia la the nao ah?co anh huong gi toi ebe ko ah?va cach khac phuc no nhhu the nao ah?em cam on bac si!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Do thời tiết quá lạnh các mạch máu ngoại vi co lại, giảm nuôi dưỡng. Bạn chú ý giữ ấm chân tay, hạn chế rửa nước lạnh