Ở tháng thứ 2, thai nhi bắt đầu đi vào giai đoạn phân hoá nên đầu, lưỡi, chân, tay đều trong giai đoạn bắt đầu hình thành và từ tuần thứ 7 có thể phân biệt được đầu, chân, tay, thậm chí là ngón chân, ngón tay của bé. Ở những ngày cuối tháng thứ 2, não của thai nhi phát triển nhanh chóng; mắt, mũi, miệng đã hình thành và thai nhi bắt đầu có sự khác biệt vì phôi thai đã thành hình người.
Từ tuần thứ 8 trở đi, hệ xương của bé cứng dần, móng tay và móng chân bắt đầu được hình thành; bé bắt đầu có bộ mặt, đầu, mắt, mũi… Ở tuần này, da bé vẫn còn mỏng manh, có thể nhìn thấy được cả những mạch máu và tim qua lớp da. Cơ quan sinh dục của thai nhi đã phát triển, có thể phân biệt được giới tính. Dây rốn dần dần dài và thai nhi vận động tự do trong nước ối. Thai nhi không ngừng tăng trưởng nên tử cung của người mẹ dần dần to lên, nhưng nhìn bên ngoài người ta vẫn chưa nhận ra rõ sự thay đổi này.
Thời gian này, cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi như: dừng vòng kinh, đau đầu, chóng mặt, hoặc kèm theo nôn nhiều, núm vú và những vùng xung quanh hơi có cảm giác đau. Lúc này, bạn nên đi siêu âm, khám thai và chuẩn bị tâm lý làm mẹ.
3 tháng đầu của thai kỳ là khoảng thời gian dễ bị sảy thai nhất, vì vậy thời kỳ này thai phụ cần hết sức thận trọng và chú ý đến các vấn đề về dưỡng thai.
Phòng chống sảy thai
Ở giai đoạn này rất dễ bị sảy thai, vì vậy thai phụ cần chú ý tránh:
- Các hoạt động phải cúi nhiều.
- Không nên đứng quá lâu khi làm việc.
- Hạn chế đi xa bằng tàu, xe…
- Người chồng nên san sẻ bớt công việc để vợ có thêm thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
- Kiêng quan hệ tình dục để đề phòng bị sảy thai.
Chú ý phòng chống các bệnh truyền nhiễm
– Những người mắc bệnh cảm cúm có thể dẫn đến việc thai nhi bị dị tật như: sứt môi, hở hàm ếch, bệnh tim bẩm sinh, trí lực thấp, thiếu mắt bẩm sinh…
– Thai phụ cần phải tránh xa những chất có hại: thiếc, benzen, magie… phòng chống khí độc trong gas để phòng chống thai nhi dị hình và sảy thai, vì thời gian mà thai nhi có nguy cơ dị hình ngũ quan cao nhất là sau khi thụ tinh từ 15 – 27 ngày. Cụ thể: mắt từ 24 – 29 ngày, tim từ 20 – 29 ngày, tứ chi từ 24 – 36 ngày; cơ quan sinh dục từ 28 – 62 ngày. Do vậy, ở đầu thời kỳ mang thai, thai phụ phải tăng cường bảo vệ, đề phòng thai nhi bị dị hình.
Chú ý vấn đề vệ sinh hàng ngày
Thai phụ nên chú ý vệ sinh răng miệng, tránh sâu răng; nên dùng nước ấm để tắm, rửa và mỗi lần tắm không nên quá 15 phút; nếu bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục thì nên đến bệnh viện để khám và chữa trị; chú ý không nên mặc quần áo lót quá chặt.
Giảm bớt những triệu chứng khó chịu
Thời gian này, thai phụ sẽ thấy xuất hiện buồn nôn, chán ăn. mệt mỏi… Những phản ứng này thường xuất hiện vào tuần thứ 4 đến tuần thứ 7, kéo dài đến tuần thứ 12 – 15, cá biệt thì có thể kéo dài đến tuần thứ 20. Thai phụ có thể áp dụng các biện pháp sau để làm giảm bớt những khó chịu đó.
– Thả lỏng người, nghỉ ngơi hợp lý: làm ít việc nhà; người nhà nên quan tâm và tạo không khí gia đình vui vẻ, duy trì tâm trạng ổn định, cân bằng. Bạn cũng có thể nói chuyện hoặc gọi điện với bạn bè để chia sẽ cảm giác khó chịu này; sắp xếp các đồ đạc lặt vặt trong nhà; hoặc đi dạo…
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Thai phụ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá như: bánh mỳ, cháo, nước hoa quả, mật ong…Lựa chọn thức ăn có dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ. Nếu thai phụ luôn có cảm giác buồn nôn thì vẫn nên cố gắng ăn, đừng vì sợ nôn mà bỏ ăn, khiến thai nhi sẽ không đủ chất dinh dưỡng. Nên ăn làm nhiều bữa, ăn nhiều hoa quả, uống ít nước trước khi ăn cơm, có thể uống thêm một lượng lớn nước hoa quả và sữa bột… Có thể tham khảo các phương pháp sau:
– Buổi sáng khi thức dậy, nếu có cảm giác nôn thì nên ăn một chút đồ ăn nhẹ và không nên ăn những loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, cay, nóng.
– Nên ăn làm nhiều bữa và ăn chậm, nhai kỹ, nuốt từ từ.
– Không nên lạm dụng thuốc dinh dưỡng.
– Không dùng thuốc chống nôn và các thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
– Mang thai nửa tháng đầu, nếu thai phụ ăn quá nhiều chất chua, dùng thuốc có tính chua đều gây nguy hiểm và có ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
– Để khắc phục tình trạng buồn nôn và không muốn ăn…, thai phụ có thể dùng một lượng vitamin B6 thích hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Lưu ý: không uống nhiều, hoặc dùng một lượng lớn trong một thời gian dài, tránh gây nhiễm độc, ảnh hưởng đến thai nhi.
Kiên trì tập luyện thể dục
Để giữ gìn sức khoẻ và dưỡng thai thì bà bầu có thể tập một vài động tác nhẹ nhàng, đơn giản làm giảm mệt mỏi các cơ, giảm cảm giác nặng nề ở dưới bụng, thả lỏng cơ vai và cơ ở xương chậu. Lưu ý, trước khi tập thể dục, thai phụ phải đi vệ sinh và nếu có dấu hiệu sảy thai, tuyệt đối không được vận động và đến ngay bệnh viện.
Chống bệnh táo bón
Do thời kỳ mang thai, chất kích tố tăng cao, tử cung to dần và chèn ruột. Do đó dễ sinh ra bệnh táo bón, bệnh trĩ. Vì thế, thai phụ nên ăn nhiều thức ăn có chứa chất sơ như: hoa quả, rau, các loại đậu, uống các loại sữa, tiếp đến là vận động thích hợp.
Chú ý giữ gìn sức khoẻ ở chân
Nhiều phụ nữ mang thai tháng thứ 2, chân bị phù và dần phát triển xuống đùi, bàn chân làm cho việc đi đứng khó khăn, tuần hoàn máu không thông. Khi trọng lượng cơ thể thai phụ ngày càng tăng thì sức nặng của cơ thể dồn lên hai chân, làm chân càng chịu áp lực lớn, dẫn đến đau lưng. Vì vậy, thai phụ nên ăn mặc thoáng, rộng rãi, đi giày vải để giảm bớt phù chân và giảm gánh nặng ở vai.
Dự đoán thời kỳ sinh nở
Dự đoán chính xác được ngày sinh nở, bạn sẽ có sự chuẩn bị sẵn sàng cả về sức khỏe, tinh thần và vật chất để chào đón bé. Vì thế, bạn nên đến bệnh viện khám thai để các bác sĩ chuyên khoa tính toán và cho bạn biết ngày dự sinh chính xác nhất.
Hien đã bình luận
Gui cac bac si cua chuyen muc.
Em dang co thai gan 7 tuan, nhung em cu bi ho lien tuc, chi ho va co dom.
Em di sieu am tim thai 107lan/phut. Xin bac si cho em biet tinh trang suc khoe cua em co anh huong den thai nhi ko a. Em rat lo lanh. Em cam on.
caoha đã bình luận
theo vong kinh thi thai duoc 10 tuan nhung khi sieu am thi kich thuoc dau mong 17mm, nhip tim thai la 166/phut thai tuong duong 8 tuan. nhu vay thai phat trien cham va yeu phai khong a? Hien em dang om nghen nang khong awn duoc. Khong bietc co sao khong a? hay tu van va cho em loi khuyen?
ngọc Lan đã bình luận
em mang thai tuan thu 6. Do ko biet minh mang thai nen tuan thu 3 tinh tu chu ki kinh em co uong thuoc say xe em rat lo lang ko biiet thai nhi co anh huong gi ko rat mong bac si tra loi giup em?.Bay gio em da di suu am dc chua a?
Nguyễn Thị Tuyết Mai đã bình luận
Thưa bác sỹ, em đang mang thai tuần thứ 27. Đầu tháng 8 em đi siêu âm bác sỹ bảo là cân nặng hiện nay của con trai em là 1kg. Em muốn hỏi bác sỹ số tuần thai như vậy mà cân nặng được 1kg thì con của em có nhỏ quá không ạ? Mong bác sỹ trả lời và tư vấn thêm cho em về chế độ ăn uống hợp lý để bé nhà em tăng cân đều ạ. Em cám ơn bác sỹ nhiều.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Hoàn toàn bình thường theo bảng chuẩn phát triển thai nhi.
Nguyễn Thị Thuần Lê đã bình luận
Thưa bác sỹ,
Em đang có thai khoảng 7 tuần. Sau khi em đi tiêm phòng Rubella khoảng 1,5 tháng thì có thai. trong thời gian này em cũng đang tiêm phòng viêm gan B. Còn 1 mũi nữa khi phát hiện có thai thì em ngừng tiêm.
Cho em hỏi như vậy em bé khả năng bị ảnh hưởng gì không ạ? Có thể xét nghiệm để biết tình trạng của em bé như thế nào được không ạ?.
Xin cám ơn bác sỹ.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn khám thai theo CT sàng lọc trước sinh để theo dõi phát hiện bất thường (nếu có).
hồng Vân đã bình luận
Thưa bác sĩ hiện tại em đang rất phân vân một vấn đề sau, rất mong bác sĩ tư vấn giùm.
Hiện nay em mới có thai hết tuần thứ 4 bước sang tuần thứ 5 nhưng do yêu cầu công việc, em làm việc chính tại văn phòng ở Hà Nội nhưng vẫn thường xuyên phải đi Vĩnh phúc để làm việc. Do phải đi xe oto từ HN đi Vĩnh phúc hết 1 tiếng đồng hồ và về trong ngày nên em hơi lo lắng. Không biết liệu như vậy có ảnh hưởng đến em bé hay không.
Em không có hiện tượng ốm nghén ,chỉ hay buồn ngủ.
Em rất mong sớm nhận được tư vấn từ bác sĩ.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Nếu đã có thai nên đề nghị được làm việc tương đối tĩnh tại. Nếu thỉnh thoảng mới đi và đường tốt dễ đi, không quá 50 km có thể không ảnh hưởng. Quan trọng là bạn không mệt mỏi đau bụng
Mai đã bình luận
Thưa bác sỹ, em đang mang thai tuần thứ 7, em đang uống viên dialy của amway là thực phẩm chức năng hàng ngày để bổ sung vitamin tổng hợp, mỗi ngày/1 viên. Em muốn hỏi là hàm lượng viatmin A 1500mcg RE có nhiều quá ko ạ vì em đọc thông tin ở trên mạng thấy hàm lượng trung bình khoảng 750mcg, vậy em uống như vậy có bị thừa vitamin A ko ạ, nếu có thì có nguy hiểm đến thai nhi ko ạ?
Em cảm ơn bác sỹ
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn không nên dùng Vitamin A liều cao trong thời kỳ đầu của thai. Nói chung không nên uống vitamin vào lúc này. Mọi sự bổ sung nên ăn trực tiếp. Cần thực hiện một nguyên tắc dùng thuốc phải do BS kê đơn kẻo có ngày mang hoạ vào thân.
Hạnh đã bình luận
em mang thai được 12 tuần, có thể đi siêu âm để biêt con trai hay con gái được chưa ah?
Cho em hỏi thêm, trước khi mang bầu em xét nghiệm bị mang virut viêm gan B, giờ em phải làm sao?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Trước khi vào sinh con cần thông báo và đưa giấy XN vào hồ sơ bệnh án để BV chuẩn bị thuốc cần thiết cho sau sinh 12 giờ đầu tiêm globulin chống viêm gan b và 1 mũi vaccin phòng viêm gan B cho bé (2 mũi tiêm riêng), các mũi vaccin viêm gan B sau tiêm theo lịch của hãng SX vaccin. Nói chung có thể SÂ biết giới tính của thai nhưng qui định của BYT nghiêm cấm thông báo giới tình thai nhi.
cẩm thư đã bình luận
Em đang mang thai tuần thứ 8, em bị sốt và đau họng do tối hôm trước em tắm lâu. Vậy cho em hỏi đó có phải là cúm ko? triệu chứng đó có ảnh hưởng gì tới thai nhi ko ạ? em rất lo!!!
Meyeucon.org đã bình luận
Có thể bạn bị cảm lạnh thôi, cần nghỉ ngơi và giữ ấm cẩn thận