Mang thai ngoài tử cung xuất hiện với tỷ lệ từ 1-2% trong tổng số những trường hợp mang thai. Riêng tại Bệnh viện Hùng Vương, tỷ lệ này hơn 2,5%. Tình trạng mang thai ngoài tử cung ngày càng gia tăng, có lẽ do tình trạng viêm nhiễm sinh dục, nạo phá thai ngày càng nhiều. Thống kê tại Mỹ cho thấy tỷ lệ này ở thập kỷ 80 đã tăng gấp 5 lần so với thập kỷ 70.
Mang thai ngoài tử cung là gì? Tại sao bị mang thai ngoài tử cung?
Tử cung hay còn gọi là dạ con, là cơ quan sinh sản của người phụ nữ, khi mang thai thì bào thai sẽ phát triển tại đó. Tử cung có 2 vòi hai bên, gọi là vòi trứng, nối với 2 buồng trứng hai bên, là nơi trứng sau khi thụ tinh (kết hợp với tinh trùng của người nam) sẽ đi ngược vào lòng tử cung để phát triển thành thai. Vì một lý do nào đó, chẳng hạn như vòi trứng bị hẹp hay tắc, hoặc do trứng di chuyển chậm hơn bình thường, trứng đã thụ tinh sẽ nằm lại bên ngoài tử cung và phát triển tại đó, khi đó có tình trạng thai nằm ngoài tử cung (gọi tắt là mang thai ngoài tử cung).
Mang thai ngoài tử cung có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau như ở vòi trứng (thường gặp nhất), hoặc bám phía trên buồng trứng, thậm chí nằm trong ổ bụng hay nằm tại cổ tử cung. Mang thai ngoài tử cung ở vị trí ngay chỗ nối giữa vòi trứng và tử cung (gọi là thai đoạn kẽ, thai sừng hay thai góc tử cung) là nguy hiểm nhất vì khó chẩn đoán được sớm, gây mất máu nhiều và nhanh khi thai vỡ, ảnh hưởng nhiều đến khả năng có thai sau này.
Một số trường hợp viêm nhiễm sinh dục sẽ làm tắc, hẹp vòi trứng và dễ gây ra mang thai ngoài tử cung. Viêm nhiễm sinh dục thường dễ xuất hiện và phát triển âm thầm sau nạo phá thai và gây ra biến chứng này. Vòi trứng cũng có thể bị tắc hay hẹp do bẩm sinh, hoặc do một can thiệp trước đó trên vòi trứng. Những lần mổ ở vùng bụng cũng có thể gây viêm dính (bên trong hay bên ngoài vòi trứng) và làm thay đổi hướng đi của vòi trứng (vòi trứng bị kéo dài, bị gập góc…).
Diễn tiến của mang thai ngoài tử cung
Khối thai phát triển bên ngoài tử cung sẽ theo nhiều diễn tiến khác nhau. Nếu khối thai nằm bên trong vòi trứng, khi thai phát triển sẽ làm vòi trứng bị giãn to dần và căng phồng (gây đau thường xuyên vùng bụng dưới) và có thể bị rạn nứt (gây chảy máu ít, âm ỉ trong bụng). Khối thai có thể bị vỡ ra khi vượt quá khả năng căng dãn của vòi trứng, khi đó sẽ làm chảy máu nhiều trong ổ bụng. Trường hợp này cần phải mổ cấp cứu để cầm máu. Ở một số trường hợp khác, khối thai sẽ bị tống xuất qua vòi trứng vào trong ổ bụng, tạo nên một khối bên trong ổ bụng gây chảy máu muộn sau đó (gọi là huyết tụ thành nang). Hiếm hơn, khối thai sẽ tự tiêu biến đi sau một thời gian.
Làm cách nào để phát hiện mang thai ngoài tử cung?
Các dấu hiệu thực thể:
Trễ kinh, đau bụng và chảy máu âm đạo là 3 dấu hiệu thường gặp nhất ở người phụ nữ có tình trạng mang thai ngoài tử cung.
– Bệnh nhân có dấu hiệu trễ kinh, thử nước tiểu cho thấy dấu hiệu có thai, thậm chí có thể gặp các dấu hiệu ốm nghén.
– Chảy máu âm đạo xuất hiện muộn hơn, thường là lượng máu ít, đen sậm và kéo dài. Có khi chảy máu xuất hiện gần với ngày có kinh (theo chu kì), làm cho người bệnh lầm tưởng là mình đang có kinh, hay đang bị rong kinh và đến bệnh viện để điều trị tình trạng rong kinh này.
– Đau bụng, thường là do tình trạng căng dãn của vòi trứng, đau bụng âm ỉ ở một bên vùng bụng dưới rốn, đau có thể giảm tạm thời với các thuốc giảm đau nhưng sẽ đau trở lại sau khi thuốc giảm đau hết thời gian tác dụng. Hiếm hơn, có người có cảm giác đau vùng vai, do có hiện tượng tích tụ dịch hay máu trong ổ bụng, gây phản xạ trên thần kinh vùng bụng và gây ra đau vai.
Chú ý: Khi có tình trạng vỡ vòi trứng, sẽ có cơn đau dữ dội, da xanh xao và cảm giác mệt lả người hay ngất xỉu. Tình trạng này sẽ càng ngày càng trầm trọng do máu chảy nhiều trong ổ bụng và không thể tự cầm được, có thể dẫn tới tử vong.
Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ khám được tình trạng đau vùng bụng dưới, có khi sờ được khối đau hay khắp bụng có phản ứng căng cứng (khi có chảy máu nhiều trong bụng).
Các dấu hiệu trên xét nghiệm:
Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu sẽ cho kết quả là có thai.
Siêu âm vùng bụng sẽ thấy có khối bên cạnh tử cung nhưng không thấy thai trong lòng tử cung dù xét nghiệm máu (hay nước tiểu) cho kết quả có thai. Tuy nhiên, siêu âm có thể thấy tình trạng chảy máu trong ổ bụng.
Có khi bệnh nhân được đề nghị làm thủ thuật chọc dò ổ bụng qua ngã bụng hoặc qua ngã âm đạo để kiểm tra xem có tình trạng chảy máu trong ổ bụng hay không.
Có thể lầm mang thai ngoài tử cung với bệnh lý gì?
Mang thai ngoài tử cung có thể lầm với những trường hợp bệnh lý sau đây:
– Rong kinh hay rối loạn kinh nguyệt: đây là trường hợp thường gặp nhất
– Có thai giai đoạn sớm: cũng có thể bị ra máu và đau ít hay trằn nặng vùng bụng dưới. Có thai ở giai đoạn quá sớm khi siêu âm cũng sẽ không thấy được túi thai trong lòng tử cung, tương tự như hình ảnh siêu âm của mang thai ngoài tử cung.
– Đe dọa sảy thai: cũng có tình trạng đau bụng và chảy máu âm đạo.
– Thai hư (thai lưu) ở giai đoạn sớm sẽ có tình trạng ra máu dây dưa kéo dài, khi sắp bị sảy tự nhiên cũng có đau bụng.
– Bệnh lý của các cơ quan khác trong ổ bụng (tùy thuộc vị trí mang thai ngoài tử cung bám vào hoặc gây đau).
Hậu quả của mang thai ngoài tử cung đối với sức khỏe sinh sản của người phụ nữ
Hậu quả tức thì: khối thai ngoài tử cung khi vỡ, có thể gây chảy máu ồ ạt trong bụng, nếu không cấp cứu kịp thời có thể bị mất máu nhiều, choáng và tử vong.
Hậu quả về sau:
– Khả năng tiếp tục có thai ngoài tử cung lại ở những lần có thai sau
– Khả năng bị vô sinh hoặc khó có thai (nếu cả hai vòi trứng đã từng bị thai ngoài tử cung bám hoặc đã bị phẫu thuật cắt bỏ)
Nguyên tắc điều trị mang thai ngoài tử cung
Khối thai nằm ngoài tử cung sẽ khó có thể phát triển thành thai bình thường, đủ ngày đủ tháng được vì không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho thai phát triển. Khối thai sẽ vỡ ra và chảy máu, thời điểm sớm hay muộn tùy thuộc vào vị trí của khối thai. Vì vậy, nguyên tắc điều trị là phải làm sao lấy đi khối thai, hoặc làm cho khối thai không tiếp tục phát triển sai vị trí và tự tiêu biến đi.
Ngoài ra, còn phải tùy theo tình trạng mất máu của người bệnh để có những xử trí cấp cứu kịp thời và đúng cách (như truyền máu).
Các phương pháp điều trị thai ngoài tử cung hiện nay
Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật): nhằm lấy đi khối thai, có thể gồm mổ bụng hở hay mổ qua nội soi. Phẫu thuật nội soi là mở một vài lỗ nhỏ ở thành bụng, đưa dụng cụ phẫu thuật vào và qua các dụng cụ này sẽ thực hiện các thao tác để lấy khối thai. Phẫu thuật nội soi cần nhiều điều kiện về kỹ thuật, trang bị, nhân sự, nhưng có lợi cho bệnh nhân nhiều hơn vì sẽ ít gây dính vùng bụng sau mổ hơn là mổ bụng hở. Tuy nhiên, khi khối thai đã vỡ, hay khi có quá nhiều máu trong ổ bụng, không thể tiến hành mổ nội soi được thì buộc phải mổ hở. Điều trị phẫu thuật là cách điều trị chủ yếu từ trước tới nay.
Điều trị nội khoa (dùng thuốc): dùng một chất gây độc tế bào tiêm vào cơ thể hay vào khối thai, mục đích làm chết các tế bào của khối thai.
Chất hiện đang được dùng là Methotrexate, là một chất cạnh tranh với acid folic (là thành phần quan trọng trong chu trình làm việc và tăng trưởng của tế bào, giúp tế bào sinh sôi và phát triển). Methotrexate cũng là một trong những thuốc được dùng để điều trị ung thư. Tại Mỹ, thuốc đã được dùng từ những năm 1950 trong điều trị ung thư, và từ những năm 1980 trong điều trị thai ngoài tử cung.
Có nhiều cách dùng thuốc: chích thuốc vào bắp cơ một lần duy nhất, hoặc nhiều lần, hoặc chích thẳng vào khối thai. Thuốc gây ra một số tác dụng phụ như viêm dạ dày, viêm da, ảnh hưởng gan, tuy nhiên, trong trường hợp điều trị thai ngoài tử cung, do liều dùng thấp, nên hầu như các tác dụng này không đáng ngại (thông thường, với một liều chích vào mạch máu, sau 24 giờ, 90% thuốc đã được thải qua đường thận). Sau khi tiêm thuốc, bệnh nhân được theo dõi để đánh giá tình trạng khối thai, thời gian này kéo dài hơn so với điều trị phẫu thuật (từ 3-4 tuần). Cũng có khi khối thai vẫn tiếp tục phát triển sau dùng thuốc, buộc phải chuyển sang phẫu thuật.
Cách điều trị này được áp dụng tại các bệnh viện chuyên khoa sản trong vòng 10 năm trở lại đây. Cách sử dụng thuốc phổ biến hiện nay là dùng Methotrexate 1 liều, tiêm bắp, có thể lặp lại tối đa 3 liều. Những trường hợp thai ngoài tử cung chưa vỡ, kích thước dưới 3cm, tim thai chưa có hoạt động, thường được chọn lựa cho điều trị bằng thuốc. Theo dõi sau đó bao gồm theo dõi tình trạng đau trên lâm sàng và trên siêu âm không thấy có tình trạng dịch ổ bụng do khối thai bị rạn nứt hay vỡ, diễn tiến nhỏ dần của khối thai và theo dõi trên xét nghiệm máu, đánh giá sự giảm dần nồng độ Beta HCG, là một chất do nhau thai tiết ra, chứng tỏ nhau thai đã bị thoái hoá dần dần. Bệnh nhân được yêu cầu không có thai ít nhất là 2 tháng sau điều trị nội khoa.
Điều trị bảo tồn hay không bảo tồn: là có giữ lại được vòi trứng hay không. Khi khối thai đã vỡ thì thường phải cắt bỏ vòi trứng. Nếu bệnh nhân chỉ còn lại một bên vòi trứng thì vẫn còn khả năng có thai. Tuy nhiên, nếu lần sau vẫn bị thai ngoài tử cung, thì có nhiều khả năng sẽ mất cả vòi trứng còn lại. Do đó, khi khối thai chưa vỡ, người ta thường đặt vấn đề bảo tồn vòi trứng, đặc biệt trên người chưa đủ con. Phẫu thuật lúc này sẽ là mở vòi trứng, lấy khối thai và cầm máu. Cũng có khả năng tái phát thai ngoài tử cung ngay trên chỗ mở vòi trứng, nhưng dù sao, bệnh nhân vẫn giữ được vòi trứng thì khả năng có thai sẽ vẫn tốt hơn là chỉ còn một bên vòi trứng. Có thể thực hiện bảo tồn qua mổ nội soi hay mổ bụng hở. Còn khi điều trị nội khoa thành công thì đương nhiên giữ lại được vòi trứng, hơn nữa, khả năng tái phát trên vòi trứng nếu điều trị nội khoa sẽ thấp hơn khi phẫu thuật.
Điều trị tại chỗ: dùng thuốc hay một số chất đặc biệt tiêm thằng vào khối thai, mục đích làm cho tế bào nhau và thai chết đi, có thể dùng Methotrexate, dung dịch đường ưu trương, Clorua kali … Tuy nhiên, đây là cách điều trị không phổ biến, chỉ sử dụng trong một vài trường hợp hạn hữu.
Việc lựa chọn các phương pháp điều trị tuỳ thuộc vào:
– Khối thai to hay nhỏ, đã vỡ hay chưa vỡ
– Tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, khả năng kinh tế, sự thông hiểu của bệnh nhân (nhất là khi điều trị nội khoa: cần sự kiên trì theo dõi, tái khám nhiều lần và chấp nhận có thể thất bại phải chuyển sang phẫu thuật)
– Tình trạng của cơ sở y tế, có trang thiết bị và nhân sự được đào tạo.
Sau khi điều trị mang thai ngoài tử cung, khả năng có thai lại như thế nào? Khả năng thai ngoài tử cung tái phát?
Sau khi điều trị mang thai ngoài tử cung ổn định, vẫn có thể có thai lại. Thời gian để có thai lại tuỳ thuộc vào tình trạng lần thai ngoài tử cung, tình trạng mất máu gây ảnh hưởng sức khoẻ và phương pháp điều trị đã được sử dụng (điều trị bằng thuốc cần thời gian lâu hơn).
Nguy cơ thai ngoài tử cung tái phát có thể trên 10%, tuy nhiên, còn tuỳ thuộc vào nguyên nhân, nếu do bị viêm nhiễm gây tắc hẹp vòi trứng thì khả năng này khá cao. Thai ngoài tử cung tái phát có thể lặp lại trên vòi trứng còn lại, trên chỗ mở của vòi trứng lần trước (nếu đã mổ bảo tồn) hay trên mỏm cụt của vòi trứng đã cắt.
Nguy cơ hiếm gặp:
– Tình trạng còn sót lại tế bào nhau thai sau điều trị (có thể gặp dù điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật, có bảo tồn hay không bảo tồn). Các tế bào nhau thai vẫn tiếp tục phát triển trong ổ bụng, hay trong vòi trứng, chất Beta HCG tiếp tục gia tăng.
– Thai ngoài tử cung vẫn tiếp tục phát triển trong ổ bụng: thường là khi thai nằm ở vòi trứng hay buồng trứng rồi tự rơi vào trong ổ bụng, sau đó bám vào một vị trí bất kỳ trong ổ bụng và phát triển tiếp tục hay sẽ tự chết đi và thoái hoá tạo thành khối vật lạ trong ổ bụng, đòi hỏi phải can thiệp phẫu thuật sau một khoảng thời gian muộn hơn. Rất hiếm trường hợp thai có thể phát triển tới lúc thai trưởng thành và có thể sống độc lập khỏi cơ thể mẹ.
Phòng ngừa mang thai ngoài tử cung như thế nào?
– Giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt tốt, nhất là trong giai đoạn sau sanh và cho con bú
– Sử dụng các biện pháp phòng tránh thai hiện nay
– Hạn chế nạo phá thai
– Nên đi khám thai sớm:
- Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có thai (thử que nước tiểu hoặc có các dấu hiệu ốm nghén)
- Khi bị đau bụng hay ra máu bất thường vào giai đoạn sớm của thai kì
- Nếu có thai ở những người đã từng bị thai ngoài tử cung hay có tình trạng viêm nhiễm sinh dục trước đó
– Khi phát hiện hay nghi ngờ có thai ngoài tử cung, người phụ nữ nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán rõ ràng và điều trị kịp thời. Phát hiện sớm khi thai ngoài tử cung chưa vỡ sẽ giúp giảm được tình trạng mất máu do thai vỡ, giảm nguy cơ bị choáng và tử vong do thai ngoài tử cung, gia tăng khả năng giữ lại được vòi trứng – duy trì khả năng có thai lại bình thường.
– Khi có viêm nhiễm sinh dục nên đi khám bệnh để được điều trị đầy đủ. Khám phụ khoa định kỳ và khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm sinh dục để được điều trị thích hợp, tránh di chứng viêm dính gây tắc vòi trứng, nguy hại cho khả năng sinh sản về sau.
– Cuối cùng, người phụ nữ mang thai khi đi khám bệnh dù bất kì bệnh lý gì cũng nên thông báo cho bác sĩ và nhân viên Y tế về tình trạng có thai của mình, tránh việc chẩn đoán lầm và dùng thuốc không thích hợp.
kimngan đã bình luận
chao bs em bi thai luu 6tuan nhung em khong dam di hut hoac nao thai bs co thuoc nao de tong thai luu ra ngoai ko ak co a chi nao biet thi giup em vs co gi ll wa so dt nay nha 0974063495
Giang đã bình luận
Chào bác sĩ!
Em đã k có kinh đc hơn 10 ngày, em thử tại nhà và que thử báo có thai, e đã đi siêu âm, bác sĩ ở đó nói tử cung của e to hơn bình thường. Kích thước niêm mạc tử cung là 13mm. Trong BCT có hình ảnh trống âm kt 2mm. 2 buồng trứng bình thường. Cung đồ k có dịch. Em có đau bụng dưới nhưng k ra máu. Bác sĩ nói có khả năng e có thai ngoài tử cung. Năm ngoái e đi khám cũng chưa thấy thai trong tử cung bác sĩ hẹn 1 tuần sau khám lại khi khám lại thì lúc đó mới thấy thai, nhưng lần đó e k bị đau bụng dưới như lần này, vậy e xin hỏi bác sĩ liệu lần này là thai chưa vào bên trong hay e có thai ngoài tử cung ạ. Mong bác sĩ sớm trả lời.Em xin cảm ơn
ngọc đã bình luận
Chào bác sĩ, em bị trễ kinh 9 ngày, thử que thấy 2 vạch. Cách đây 1 tuần e bị đau bụng dưới và đi cầu ( tiêu chảy ), cách đây 3 ngày lúc tắm e phát hiện có 1 it dịch loãng hơi đỏ ( giống như sắp hành kinh như mọi khi ) nên e nghĩ sắp có kinh ,mang BVS vào nhưng 4h sau chi thấy có 1 ít dịch nhờn giống huyết trắng rồi thôi. AH, trước đó em có dùng 2 viên postinor ( 72h ) sau khi quan hệ .Vậy e có khả năng bị thai ngoài tử cung k ah?
DOanThiTuoi đã bình luận
E chào bác sĩ
BS cho e hỏi e chậm kinh mất 2 tuần rồi . E thủ que thì cho kết qua 2 vạch và e đi siêu âm thì họ cho e biết là e k bị ls 2 buồng chứng của e bt vòi chứng bt nhưng có dịch ở ngoài tử cung . K thấy có thai đi sét nghiệm máu thì k thấy gì ..Bs cho e hỏi thế e bị ls . Đi khám bs k bảo e bị ls e hỏi bác sĩ cũng k nói …
E cảm ơn bác sĩ
thupham đã bình luận
bs myc cho e hoi. e cham kinh da 3tuaanf rồi. đau bụng dưới có ra máu. e đi khám và s.a đầu dò thì dc chuẩn đoán là có thai ngoài tử cung. dc nhập viện để theo dõi TNTC nhưng sau lần thứ 2 lấy máu xét nghiệm hcg và cho e xuất viện hẹn 10 ngày tái khám. theo như kết quả thì thai ngoài tử cung thoái triển là sao bs? liệu em có phải mổ nội soi không?
son 156 đã bình luận
e chao bac si. Bs oi e bi dau bung vung duoi ron ben trai va bi cum.kinh nguyet thi co tu mung 1. Bay gjo la giua thang e bi cham kinh 5 ngay so voj thang truoc.trong thoi gian do vo chong e co qh nhung xuat tinh ngoai.lieu co phai e co thai ngoai tc ko?e rat lo lang mong bs tra loj som gjup e.e cam on rat nhjeu.
giang.thuy đã bình luận
Em năm nay 29 tuổi, lấy chồng được hơn nửa năm, vừa mới đi phẫu thuật thai ngoài tc hơn 1 tháng. Khi đi tái khám, bs nói để tránh nguy cơ thai ngoài lần 2, phải trên 2 năm mới nên mang thai lại. BS nói do em bị viêm nhiễm nên làm hẹp vòi trứng, bảo em nên giữ vệ sinh hằng ngày tốt hơn. Xin hỏi khả năng sau hai năm em có thể mang thai lại bình thường được không? Làm cách nào để vòi trứng được thông thoáng mà khả năng mang thai lại được cao? Làm cách nào để biết tình trạng vòi trứng của em hiện nay ra sao? Đã gần 2 tháng sau khi phẫu thuật, em vẫn chưa có kinh lại, có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không? Em cùng chồng có thể QH với nhau được chưa ạ?
Mong các bs trả lời sớm giúp em. Em xin cảm ơn nhiều!
Nguyễn Hạnh đã bình luận
Chào bác sĩ,
Em lập gia điình đã 10 năm và đã hai lần mang thai ngoài tử cung và đều phải mổ, lần thứ 2 mới mổ cách đây hơn 1 tuần. Em rất buồn và lo lắng không biết sau này em có thể có con được nữa không. Em mong bác sĩ tư vấn giúp em: cách điều trị, thời gian điều trị, khi nào có thể có con được và điều trị ở đâu ? Hiện nay ở Việt Nam bệnh viện nào có phương pháp điều trị tốt nhất.
Em mong nhận được lời tư vấn sớm từ Bác sĩ.
Cảm ơn bác sĩ
elly trần đã bình luận
bác sĩ ơi, em năm nay 20 tuổi, vừa lấy chồng, e và chồng chưa muốn có con mà em thì lại không dùng thuốc ngừa thai gia đình mà chỉ dùng bao, 1 lần bị rách bao và e đã uống thuốc ngừa khẩn cấp mifestad 10mg. em đi siêu âm thì được biết là có thai ngoài. vậy nếu em buốn phá thai thì có sao không ạ, mà phá thì bằng cách nào an toàn ạ.
nhi đã bình luận
thưa bác sĩ. 1 tháng trước em có uống viên thuốc tránh thai khẩn cấp postinor. tháng nay đi khám bác sĩ bảo em bị thai ngoài tử cung. hiện thai của em mới chỉ có 1 tháng, em chỉ bị rong kinh chứ không đau bụng. xin hỏi bác sĩ em phải điều trị theo cách nào? có nhất thiết phải phẫu thuật không? nếu phẫu thuật thì thời gian phẫu thuật là bao lâu? sau này có ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của em không? em xin cảm ơn.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn phải theo dõi tích cực và xử lý sớm nếu đã chẩn đoán chắc chắn thai ngoài TC. Nếu không muốn mổ có thể hủy thai dạng này bằng thuốc Methotrexate, nhưng sẽ gây tắc hoặc bán tắc vòi trứng tạm thời, sau phá thai 6 tháng đi khám và điều trị tắc, trong thời gian này kể từ khi hủy thai phải dùng biện pháp tránh thai bao cao su hoặc thuốc viên loại uống hàng ngày. Nếu phẫu thuật thường cắt bỏ khối chửa ở vòi trứng thì vĩnh viễn mất 1 bên vòi trứng
ThuThuy đã bình luận
Kính gởi bác sĩ meyeucon !
vào cuối tháng 9/2011 tôi bị thai ngoài và đến BV phụ sản điều trị bằng cách chích thuốc MTX cho hủy thai và sau khi xuất viện tái khám và kết quả beta là âm tính >5 . Vậy là thai ngoài của tôi đã được hủy rồi phải kg bác sĩ ? Và cho tôi hỏi vậy tôi phải kiêng kg mang thai khoảng bao nhiêu tháng thì thả cho tiếp tục mang thai ? hiện tôi rất mong có con , và tôi phải làm gì để phòng ngừa thai ngoài tiếp tục xảy ra ? Cách nay 1 năm tôi có mổ nội soi điều trị viêm tắc vòi dẫn trứng. rất mong có con , nên xin bác sĩ hướng dẫn . chân thành cám ơn !
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên tránh có thai trên 6 tháng, sau đó đi khám lại đặc biệt kiểm tra độ thông của vòi trứng, kết luận thông tốt mới tính chuyện có thai được, nếu không lại bị có thai ngoài TC. Bạn đã có tiền sử viêm tắc vòi trứng và đã mổ thì nguy cơ CNTC càng cao. Nếu vẫn tắc nên thụ tinh ống nghiệm rồi cấy vào TC.
Tran Thi Hong Thảo đã bình luận
Em vừa điều trị xong thai ngoài tử cung bằng thuốc nội tiết Methotexat 1 liều (12.08.2011).Bs nói khoảng 6 tháng sau mới có thai lại bình thường được,nhưng em muốn có thai sớm hơn khoảng 2 hoặc 3 tháng có được không a? momg MYC tư vấn giúp em,em xin cám ơn rắt nhiều!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Không có thai sớm hơn được, 6 tháng sau phải đi khám kiểm tra độ thông vòi trứng và phải có biện pháp tránh thai hiệu quả trong quá trình kiểm tra và dùng thuốc (nếu có). Nếu bạn không theo lịch trình này thì nguy cơ chửa ngoài TC sẽ lại sảy ra.
nga đã bình luận
Chào bác sĩ.
Em sinh năm 1988, điều trị thai ngoài tử cung (bên trái) bằng thuốc MTX từ tháng 4/2011. Lần cuối xét nghiệm máu là từ 1100 xuống 400, bsi cho xuất viện. Vài ngày sau có kinh lại nên em ko đi tái khám theo lịch hẹn. 3 tháng nay em có kinh bình thường. Vì lâu lâu lại thấy nhói đau chỗ đau cũ nên có đi tái khám vào đầu tháng 8/2011. Kết quả siêu âm phát hiện một khối echo cạnh buồng trứng trái, beta < 5. Bác sĩ không giải thích rõ, chỉ hẹn 1 tháng sau đi tái khám lại.
Em rất lo.
Nhờ bác sĩ tư vấn giúp trường hợp của em, có thể mắc phải những bệnh lý gì? phương pháp điều trị? và liệu sau này em có thể có con bình thường lại hay không?
Mong nhận được hồi âm sớm của Bác sĩ.
Em chân thành cảm ơn
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Do muốn bạn bảo tồn vòi trứng nên BS dùng MTX để hủy thai, hiện tại khối đó là di chứng gây tắc vòi trứng. Bạn nên khám lại theo hẹn của BS để điều trị thông tắc cho bạn. Bạn vẫn có thể có thai bình thường nếu theo đúng hướng dẫn và điều trị của BS. Chúc bạn may mắn và hạnh phúc.
trang đã bình luận
ki kinh thang truoc cua em chi co 26 ngay , con may thang truoc la 28 ngay , chi co hai thang gan day la kinh 26 ngay , ki kinh cuoi cua em la 29/5 tinh theo ki kinh 28 ngay . vay la em da cham duoc 14 ngay nhung di sieu am van chua thay thai vao tu cung , xet nghiem beta HCG thi nong do la 5000 mIU/ml. vay lieu em co chua ngoai tu cung ko ? mot nam truoc em da mo chua ngoai tu cung roi . co cac trieu chung ra mau dau bung , nhung lan nay thi ko thay gi ca , khong dau bung cung ko ra mau . cac bac sy tu van giup e voi , em rat cam on .
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Cần theo dõi chặt chẽ nên SÂ đầu dò âm đạo để thấy chinh xác hơn. Nếu đã mổ 1 lần chửa ngoài TC rồi và lần này lại tiếp diễn chửa ngoài TC, bạn nên khám tại BVPS TƯ hoặc HN để được điều trị tích cực và có khả năng bảo toàn vòi trứng còn lại cho lần mang thai sau (dùng thuốc làm cho thai ngừng phát triển)
thanh đã bình luận
chao myc!
em co bau duoc 15 tuan bi sot phat ban phai di pha thai. sau mot thang pha thai e di kiem tra sieu am lai thay nuoc dich trong tu cung day 7mm. bsi da ke don thuoc.lieu trong tu cung co nuoc dich co nguy hiem khong m, day hien tuong cua tu cung bi viem khong. mong myc tu van giup em voi
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Đúng là bạn bị viêm tử cung sau phá thai. Nên điều trị tích cực và triệt để. Sau phá thai bạn đã điều trị thuốc KS mạnh không, có uống đúng và đủ liều không?
thanh đã bình luận
BS đã kê đơn thuốc cho e: Thuốc Cefactum, Aliphapet, batimed. uong trong thoi gian nua tháng het thuoc quay lai kiem tra lại. hiẹn tại em dag uong thuoc, trong tg nay Vc e rất hạn che trong SHVC, sau khi SHVC thay co it mau, không bị đau bụng. hiện tượng trên có vân đề gi ko bsi, sau khi pha thai khong thời gian lâu không e nên có thai trở lại. mong MYC tư vấn giúp e với!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Mới phá thai, sức khỏe còn yếu nên chú ý bồi dưỡng cho đến khi trở lại vòng kinh bình thường thì hãy "quan hệ" vc. Có thể tính chuyện có thai sau 3 tháng khi bạn thấy kinh nguyệt đều, ăn uống đã trở lại bình thường, nhất là qua 3 tháng hè nóng nực khó ăn khó ngủ.
dothiphuong đã bình luận
chao bac si, em co thai duoc 8 tuan nhung sieu am tren may chi duoc 6 tuan tinh theo tuoi thai, bac si ket luan thai cham phat trien va khong co tim thai. em da phai hut thai ra, cho em hoi neu em cu de den khi thai duoc 10 tuan thi lieu co tim thai khong a. em cam on
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Tuỳ thuộc vòng kinh dài ngắn. Nếu mới 8 tuần, khám 1 lần đã vội kết luận và hút thai thì hơi đáng tiếc