Ở trẻ em, trước đây người ta chỉ biết khói thuốc có thể nguy hiểm đến phổi, nhưng thật ra, những đứa trẻ sống cùng cha mẹ hút thuốc lá phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp từ khi còn ít tuổi.
Khói thuốc gây ra nguy cơ về lâu dài rất đáng lo ngại đối với tim mạch của trẻ nhỏ; nhưng điều đáng lo ngại hơn là khi lớn lên trẻ vẫn mang căn bệnh này.
Để đánh giá ảnh hưởng của khói thuốc đến trẻ em, nhóm nghiên cứu kiểm tra dữ liệu trên 4.236 trẻ trai và trẻ gái khỏe mạnh từ 5 đến 6 tuổi, sống ở Tây Nam nước Đức. Trong đó, có gần 29% trẻ có cha hút thuốc, khoảng 21% trẻ có mẹ hút thuốc và khoảng 12% trẻ có cả cha và mẹ đều hút thuốc.
Sau khi loại bỏ các yếu tố nguy cơ bệnh tim khác (như cân nặng lúc sinh thấp, sinh non, chỉ số khối cơ thể cao và cha mẹ bị huyết áp cao), nghiên cứu này ghi nhận cha mẹ hút thuốc dường như là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với huyết áp cao đối với trẻ em.
Tình trạng các bà mẹ hút thuốc xuất hiện đã tác động một cách tồi tệ hơn và gây nhiều nguy hiểm hơn so với trẻ phải hít khói thuốc từ người cha.
Các nhà nghiên cứu nói rằng huyết áp cao là yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim. Và theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, khoảng 46.000 người Mỹ không hút thuốc chết vì bệnh tim mỗi năm. Đây chính là hậu quả của việc sống chung với người hút thuốc và khói thuốc do những người này thải ra.
Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Giacomo D. Simonetti (Đại học Bern – Thụy Sĩ) đã khẳng định: “Loại bỏ các yếu tố nguy cơ càng sớm càng tốt sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim sau này và cải thiện sức khỏe lâu dài của trẻ em.”
Tiến sĩ Gregg C. Fonarow, giáo sư tim mạch tại Đại học California, Los Angeles, đã bày tỏ sự bất ngờ đối với những phát hiện trên. Ông cho rằng nguyên cứu này càng củng cố thêm quan điểm cho rằng tuyệt đối không để trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sự tiếp xúc với khói thuốc lá. Phơi nhiễm khói thuốc bởi sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến phổi và mạch máu của trẻ nhỏ. Điều này đã được thể hiện trong những tác hại đối với huyết áp của chúng”.