Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai có một vai trò rất quan trọng vì không chỉ giúp bảo đảm sức khỏe cho người mẹ trong khi mang thai, khi sinh và nuôi con sau sinh mà còn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất để bảo đảm cho thai nhi phát triển tốt và phòng tránh được một số khuyết tật.
Phụ nữ mang thai có những thay đổi gì liên quan đến dinh dưỡng
Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có sự thay đổi trên hầu hết các cơ quan, trong đó, có những thay đổi liên quan đến dinh dưỡng như:
- Nhu cầu về năng lượng và các dưỡng chất đều gia tăng
- Sự hấp thu ở ruột tăng
- Chuyển hóa cơ bản giảm
- Có thể xuất hiện một số triệu chứng khó chịu do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể như chán ăn (một hoặc nhiều món ăn), buồn nôn, nôn, ợ nóng và bón.
Những thay đổi trên sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sự tăng cân của thai phụ.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai thế nào?
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của thai phụ gồm 2 bước: đánh giá sự tăng cân và đánh giá khẩu phần ăn.
Đánh giá sự tăng cân:
Khi mang thai, để biết người phụ nữ tăng cân có hợp lý hay không, phải dựa vào chỉ số khối cơ thể (viết tắt là BMI) của họ trước lúc có thai.
Chỉ số BMI được tính theo công thức: BMI = (cân nặng) : (chiều cao2)
BMI (kg/m2) | Tăng cân toàn bộ thai kỳ |
Dưới 19,8 | 12,8 – 18 kg |
Từ 19,8 đến 26 | 11,5 – 16 kg |
Từ 26 đến 29 | 7 – 11 kg |
Trên 29 | Trên 6 kg |
Mức tăng cân đủ trong suốt thai kỳ được khuyến nghị tại Việt Nam là từ 10 đến 12kg, trong đó:
- 3 tháng đầu: không tăng cân hoặc tăng ít (1 kg)
- 3 tháng giữa: 3-4 kg
- 3 tháng cuối: 5-6 kg
Như vậy tăng cân đủ là một yếu tố giúp xác định thay kỳ khỏe mạnh. Nếu trong 6 tháng cuối mà mỗi tháng tăng ít hơn hoặc bằng 1 kg là tăng cân ít. Tăng cân ít thường gặp ở các thai kỳ có bệnh lý hoặc dinh dưỡng kém.
Đánh giá khẩu phần ăn:
Thai phụ trước tiên phải thực hiện theo những lời khuyên dinh dưỡng, bao gồm:
- Bổ sung cân đối chất bột, chất đạm và chất béo:
- Đối với những người khỏe mạnh và đủ chất, có thể tăng khẩu phần ăn so với thông thường, nhưng chưa cần tăng quá nhiều.
- Đối với những người gầy yếu, cần phải cố gắng ăn nhiều các chất bổ dưỡng, giàu đạm và protein để bù lại sự thiếu hụt của cơ thể.
- Khẩu phần ăn cần tăng hợp lý theo từng giai đoạn mang thai và điều chỉnh theo yêu cầu của bác sĩ
- Ăn những thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, quả…
- Uống nhiều nước, lượng nước cần thiết tối thiểu hàng ngày khoảng 1,5 lít.
- Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (6-8 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.
- Bổ sung nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể thông qua thức ăn hoặc thuốc bổ:
- Canxi: bà bầu cần thêm 1000mg Canxi mỗi ngày, cần chọn những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, váng sữa, sữa chua…
- Axit folic: có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau xanh thẫm, hoa lơ, đậu quả…
- Sắt: tham gia quá trình tạo máu, vận chuyển oxy. Sắt có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả như đậu đỗ…
- Các vitamin: Vitamin A, C, D, K… đều rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày.
Ngoài ra, thai phụ có thể sử dụng thuốc bổ, các viên đa vitamin để bổ sung các vi chất cho cơ thể. Cần sử dụng với liều lượng hợp lý và có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Tăng cân không hợp lý trong thai kỳ sẽ có hậu quả gì?
Thai kỳ tăng cân ít:
Nếu thai kỳ tăng cân ít thì thai sẽ chậm tăng trưởng trong tử cung và tỷ lệ tử vong chu sinh cao.
Thai kỳ tăng cân nhiều:
Tăng cân quá nhiều khi mang thai sẽ dẫn đến tình trạng mẹ bị béo phì sau khi sinh và cân nặng của trẻ sơ sinh cao (trên 4 kg), có thể dẫn đến những khó khăn trong khi sinh như:
- Chuyển dạ kéo dài
- Khó sinh do vai
- Sinh mổ
- Chấn thương khi sinh
- Ngạt
Khi mẹ tăng cân quá nhiều kèm với cân nặng của trẻ sơ sinh quá lớn thì cần tầm soát tiểu đường thai kỳ.
Nhu cầu dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai như thế nào?
Nhu cầu dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai so với lúc không mang thai được so sánh theo bảng sau:
Nhu cầu | Phụ nữ bình thường | Phụ nữ mang thai |
Năng lượng | 2200 – 2300 Kcal | Thêm 350 Kcal |
Protein (g) | 55 | Thêm 15 |
Can-xi (mg) | 500 | 1000 |
Sắt (mg) | 24 | 30 |
Vitamin A (mcg) | 500 | 600 |
Vitamin B1 (mg) | 0,9 | Thêm 0.2 |
Vitamin B2 (mg) | 1,3 | Thêm 0,2 |
Vitamin PP (mg) | 14,5 | Thêm 2,3 |
Vitamin C (mg) | 70 | Thêm 10 |
Về Năng lượng:
– Mỗi ngày, một thai phụ cần được cung cấp thêm 350 Kcalo so với lúc không mang thai để có thể tạo nên một trẻ sơ sinh có cân nặng từ 3kg đến 3,4kg và phục vụ cho các chuyển hóa trong cơ thể của thai phụ.
Chất đạm:
– Một thai nhi cần rất nhiều chất đạm để có thể tăng trưởng và tích tụ protein.
– Lượng đạm tăng thêm được khuyến nghị bởi Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia là 15g mỗi ngày.
– Nguồn đạm tốt cho thai phụ có trong hầu hết các thực phẩm dùng hàng ngày như thịt, cá, trứng, sữa, phó mát, ngũ cốc và các loại đậu v.v…
– Thai phụ cũng cần được cung cấp đầy đủ một số axit amin thiết yếu (như Histidine, Isoleucine, Leucine, Lysine, Methionine, Phenylalanine, Threonine, Tryptophan và Valine) trong khẩu phần ăn hàng ngày vì cơ thể không thể tổng hợp được các axit amin này.
Như vậy tăng lượng đạm là cần thiết để duy trì một thai kỳ thành công
Chất sắt:
– Thiếu máu do thiếu chất sắt rất thường gặp ở phụ nữ mang thai (chiếm từ 30-35%).
– Biểu hiện của thiếu máu do thiếu sắt là da xanh, niêm mạc nhợt, cơ nhão, làm việc mau mệt và ưa buồn ngủ.
– Hậu quả của thiếu máu thiếu sắt khi có thai là: kết quả thai kỳ kém (không đạt được mẹ tròn con vuông), trẻ sinh ra nhẹ cân, tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng cao ở cả mẹ lẫn con.
– Sắt là vi chất duy nhất được Tổ chức y tế thế giới khuyên nên bổ sung cho phụ nữ mang thai, mỗi ngày cần bổ sung từ 30 – 60mg sắt. Thời gian bổ sung kéo dài từ khi biết có thai cho đến sau khi sinh 1 tháng. Nên uống viên sắt giữa các bữa ăn với các thức uống không phải là sữa, trà, cà phê.
– Các thực phẩm giàu sắt bao gồm: các loại thịt, huyết, trứng, gan, tim, các loại rau lá có màu xanh đậm. Sắt có trong thức ăn động vật dễ hấp thu hơn sắt có trong thức ăn thực vật.
Axít Folic (vitamin B9):
– Axít Folic có vai trò quan trọng trong việc phân chia các tế bào: chúng tham gia trong quá trình tạo ra tế bào hồng cầu và giữ vai trò quyết định trong việc hoàn thiện ống thần kinh của thai nhi.
– Hậu quả của thiếu Axít folic là khiếm khuyết ống thần kinh gây ra thai vô sọ, thoát vị não – màng não, hở đốt sống và gai đôi cột sống.
– Vì ống thần kinh của thai nhi được hình thành trong 4 tuần đầu của thai kỳ, nên việc bổ sung Axít folic phải được thực hiện ngay từ khi có ý định mang thai cho đến hết 3 tháng đầu của thai kỳ. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, bổ sung axít folic giúp giảm được từ 50 đến 70% các dị tật do khiếm khuyết ống thần kinh gây ra.
– Liều bổ sung là từ 0,4 – 0,8mg trong một ngày.
– Thực phẩm có chứa nhiều axit folic là thịt bò, gan, giá sống, rau xanh, củ cải, bông cải, đậu nành v.v…
Lưu ý: axit folic acid dễ bị hủy bởi nhiệt độ và ánh sáng mặt trời.
Làm thế nào khi tăng cân ít trong thai kỳ?
Tăng năng lượng ăn vào, bằng cách:
- Ăn nhiều bữa và bổ sung khẩu phần hợp lý
- Ăn các thực phẩm có đậm độ năng lượng cao như dầu, mỡ, các thức ăn chiên, xào, thức ăn ngọt.
- Chủ động tránh những thức ăn có mùi khó chịu gây kích thích nôn ói.
- Chuẩn bị trong tầm tay những thức ăn ưa thích, dễ ăn.
- Sử dụng các thực phẩm bổ sung như sữa dành cho các bà mẹ mang thai.
- Dùng thuốc để bổ sung các dưỡng chất: các thuốc được sản xuất bổ sung cho thai phụ thường có thành phần dưỡng chất đạt dưới hoặc bằng 100% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, việc bổ sung mỗi ngày 1 viên không gây ngộ độc.
Cách xử trí một số vấn đề về dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai
– Buồn nôn, nôn: nên ăn nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no, tránh mùi và các loại thức ăn kích thích nôn ói, giữ tinh thần thoải mái vì tình trạng căng thẳng thường làm tăng triệu chứng nôn và buồn nôn.
– Ợ nóng (nóng sau xương ức): nên ăn nhiều bữa nhỏ, tránh các động tác cong gập người và tránh nằm ngang đầu thấp.
– Táo bón: nên duy trì thói quen đi tiêu đúng giờ, ăn nhiều rau, trái cây và uống nhiều nước (trên 2 lít mỗi ngày).
– Biếng ăn: nên ăn nhiều bữa, gia đình nên tạo điều kiện để thai phụ được ăn những món mà họ ưa thích.
– Phù: nên hạn chế đứng và ngồi nhiều, giảm ăn mặn và nằm nghiêng giúp giảm phù.
– Trĩ: tránh đứng nhiều và nên nằm nghiêng, kê chân cao khi nằm.
Hoang Thi Thu Linh đã bình luận
Thưa Bác sĩ,em năm nay 23 tuổi,đang mang thai tuần thứ 30.Em băn khoăn vì tăng cân quá nhiều(19 kg).trước khi mang bầu,em 47kg,cao 1.67cm va nhìn gầy.Vậy em lo lắng tăng can nhiều như vậy có ảnh hưởng đến thau nhi ra sao.em hạn chế tối Đa các chất béo,em ko bị ốm ghén nên ăn rất khỏe.Mong Bác sĩ cho em lời khuyên.Cám ơn Bác sĩ.
kim phuong đã bình luận
thua bac sy…em mong thang nay se co em be.chong em co goi ban mua thuoc nature made multi prenatal cho em uong nhung em nghe noi thuoc nay danh cho ng co bau ma em thi chua co nen co uong dc k??xin bac sy huong dan dum em.em ket hon tre 3o tuoi nen mong con lam.cam on bac sy nhieu.chuc suc khoe…chao bac sy
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn không nên uống thuốc theo mách bảo hay kinh nghiệm của người khác và không do BS kê đơn, nhiều khi uống kiểu đó lại làm tình hình phức tạp thêm. Sau này có thai và nuôi con cũng vậy. Nên tập cho mình thói quen sử dụng thuốc theo đơn khám BS. Đã kết hôn thì ai cũng mong có con, nhưng không nên căng thẳng quá sẽ tạo ra strest. Nên tạo ra môi trường sống của 2 vợ chồng những niềm vui nho nhỏ ấm cúng lãng mạn và tự nhiên. Nên tự theo dõi cơ thể để nhận biết ngày rụng trứng. Vào ngày đó âm đạo tiết nhiều dịch nhầy, âm hộ căng đầy hơn, đầu vú nhậy cảm và muốn "gần chồng" Cũng nên giãn cách ngày “quan hệ” trước đó để vào xung quanh ngày rụng trứng có thể “xung trân” 2 ngày liền
hoang thi thu linh đã bình luận
thua bac si,em nam nay 23 tuoi va dang mang bau tuan thu 30.So voi thoi ki chua mang bau den gio,em da tang 19kg.Truoc em 48kg,cao 1.67cm va trong rat gay,nhung gio e duoc 67kg.e muon hoi e tang can nhieu nhu vay co anh huong j ko thua bac si
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Chỉ số khối cơ thể BMI của bạn là 16,85, nếu để đạt mức sàn là 18,5 bạn cần tăng bù khoảng 6 kg, khi có thai cần tăng tối thiểu 10 kg nữa trong cả kỳ mang thai, như vậy tối thiểu là 16 kg, vậy tăng 19 kg khi thai 30 tuần cũng hơi nhiều. Nên giảm ăn ngọt và không ăn bữa đêm (nếu có).
kim phuong đã bình luận
thua bac sy.em mong thang nay co em be chong em co goi ban mua thuoc nature made multi prenatal o my ve cho em uong.em nho bac sy giup em co nen uong thuoc nay chua hay doi co em be hay uong.xin chan thanh cam on bac sy
Hai Anh đã bình luận
Chao meyeucon. em co thai duoc 5 tuan. nhung khi co o tuan thu 2 thi em bi cam cum rat nang, ho va sot.khi do em khong biet la co em be, nen da uong va tiem rat nhieu loai khang sinh. Bac si oi noi cho em biet la em be co bi anh huong gi khong?. em co nen bo di dua con nay ko bac si. Hay giup em nhe
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên đến BVPS để được khám và làm test xác định nguy cơ dị tật.
nguyen thi nhung đã bình luận
chaomeyeucon
em mang thai duoc 30-31 tuan,thai nang 1610g
nuoc oi tong 4 goc = 77mm
em xin hoi nuoc oi nhu vay la co it khong co phai nhap vien de chuyen dich khong a
mong bs tra loi som cho em
Meyeucon.org đã bình luận
Thai phát triển tốt, bạn ăn uống dinh dưỡng tốt trong 8-9 tuần tới là được, không nên truyền dịch vì truyền dịch cũng có nguy cơ sốc .
BS Thanh Hương