Nếu bạn hỏi đa số các chị em đã từng trải qua quá trình “mang nặng đẻ đau” 9 tháng 10 ngày rằng, điều gì khiến họ lo sợ nhất kể từ lúc mang thai cho đến lúc sinh, có lẽ câu trả lời nhận được sẽ là lúc “lâm bồn”.
Thời gian sắp sinh là thời gian tâm trạng bà bầu có nhiều xáo trộn, nhất là tâm lý lo lắng, bồn chồn. Nhiều thai phụ băn khoăn không biết nên nhập viện vào thời điểm nào là hợp lý. Không ai muốn sinh con khi đang trên đường đến bệnh viện.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay có rất nhiều sản phụ nhập viện quá sớm mà chưa sinh. Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể làm thủ tục ở lại viện và chờ đến ngày sinh. Nhưng cũng có trường hợp vì một vài lí do mà bạn phải quay về nhà.
Sau đây là một vài tình huống mà các thai phụ có thể tham khảo trước khi đi sinh:
Về nhà
Nếu bạn đến bệnh viện hay các trung tâm y tế quá sớm và được các bác sĩ thông báo vẫn chưa đến ngày sinh, hãy xem xét việc trở về nhà. Bạn vẫn có thể quay lại bệnh viện bất cứ lúc nào. Nhà là môi trường thoải mái nhất với hầu hết các sản phụ, đặc biệt là những người có dấu hiệu sinh sớm.
Không về nhà, nhưng cũng không ở lại viện
Trong trường hợp nhà bạn ở cách xa bệnh viện, bạn không thể quay về nhà thì hãy đến một địa điểm nào đó để thư giãn (chẳng hạn như bạn có thế đi dạo quanh công viên). Đi bộ giúp bạn dễ sinh hơn.
Ở lại bệnh viện và chuẩn bị sinh
Nếu trước đây bạn đã từng sinh một cách dễ dàng, bạn có thể ở lại bệnh viện mà không cần trợ giúp để kích thích chuyển dạ.
Yêu cầu được “mổ đẻ”
Trước khi nhờ đến sự can thiệp của các bác sĩ, hãy tham khảo ý kiến của người thân trong gia đình, cũng như tìm hiểu những rủi ro mà bạn có thể gặp phải trong quá trình thực hiện.
Quan trọng nhất, để được “mẹ tròn con vuông”, việc tìm hiểu kỹ những dấu hiệu chuyển dạ trước khi sinh cũng như đưa ra những phương án giải quyết trong một số trường hợp khẩn cấp là rất cần thiết.