Bệnh Rubella còn được gọi là bệnh Ru-bê-on, bệnh sởi Đức (German measle). Theo một số tài liệu từ Đức (german) ở đây không liên quan gì đến nước Đức, mà xuất phát từ tiếng La tinh « germanus » có nghĩa là tương tự, ý muốn nói đến bệnh Rubella có một số các biểu hiện giống bệnh sởi. Rubella là một bệnh truyền nhiễm, do vi-rút rubella gây nên. Bệnh lưu hành trên toàn thế giới, thường xuất hiện vào mùa đông xuân, có thể xảy ra thành dịch.
Cần tiêm phòng Rubella khi bạn có ý định mang thai
Những ai có thể mắc bệnh này?
Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh Rubella, trong đó đối tượng dễ gặp nguy hiểm nhất là phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Những người đã bị Rubella lúc còn nhỏ được miễn dịch, không bị nhiễm bệnh lại.
Bệnh Rubella có nguy hiểm không?
Tuy bệnh Rubella là một bệnh lây nhiễm KHÔNG NGUY CẤP (không gây nên biến chứng nguy hiểm, không gây chết người) như bệnh sởi (thuờng gây những biến chứng trầm trọng: viêm phổi, viêm phế quản, viêm não, viêm cơ tim, viêm tai giữa, rối loạn tiêu hóa…) nhưng lại khá NGHIÊM TRỌNG do có khả năng gây nên những dị tật bẩm sinh nặng nề ở bào thai. Một thai phụ mắc bệnh Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ dễ bị những tai biến như sẩy thai, thai chết trong tử cung hoặc gây nên những dị dạng cho thai nhi sau khi sinh như: các khuyết tật về tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ…
Bệnh lây lan thế nào?
Bệnh Rubella lây truyền qua đường hô hấp khi người lành:
– Hít phải những giọt dịch tiết đường mũi họng (nước bọt, nước mũi) có chứa vi rút của người bệnh khi tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt với người bệnh.
– Tiếp xúc với các vật dụng, các bề mặt (sàn nhà, bàn ghế, đồ chơi…) có dính chất tiết mũi họng của người bệnh.
Điều kiện thuận lợi để bệnh Rubella lan rộng là: Điều kiện sống chật chội, thiếu ánh sáng, thiếu điều kiện vệ sinh (nhà trọ, ký túc xá v.v…). Người bị bệnh Rubella có thể lây truyền bệnh cho người khác một tuần trước khi phát ban và từ 1 đến 2 tuần sau khi ban đã lặn hết.
Bệnh Rubella diễn tiến ra sao và có những biểu hiện gì?
Bệnh diễn tiến qua 3 giai đoạn:
– Thời kỳ ủ bệnh: từ 12-23 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây. Thời gian này người bệnh đã bị nhiễm vi-rút, nhưng chưa có biểu hiện bệnh.
– Thời kỳ phát bệnh: Người bệnh sẽ có những biểu hiện:
- Sốt nhẹ trên 370C kèm theo nhức đầu, mệt mỏi, chảy mũi trong, đau họng, đôi khi có đỏ mắt.
- Phát ban: Ban đỏ, từng đốm lan tỏa, ban dát sần. Đặc biệt ban mọc đầu tiên ở mặt, sau đó lan ra thân mình (trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân).
- Đau khớp.
- Nổi hạch sau tai.
- Ở người lớn và trẻ lớn bệnh thường nặng hơn trẻ nhỏ.
– Thời kỳ lui bệnh:
Các triệu chứng bệnh kéo dài từ 3-4 ngày rồi tự hết. Riêng triệu chứng đau khớp có thể kéo dài lâu hơn. Sau khi khỏi bệnh, người bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời với bệnh (nghĩa là sẽ không bị mắc bệnh trở lại).
Chăm sóc bệnh nhân Rubella như thế nào?
Bệnh Rubella là một bệnh lành tính, không có biến chứng nguy hiểm nên có thể để bệnh nhân tại nhà để chăm sóc. Việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng:
– Cho người bệnh ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây.
– Người bệnh cần được vệ sinh mũi họng (nhỏ mũi và súc họng) hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 9%o.
– Nếu nhức đầu nhiều hoặc đau khớp có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau.
– Đối với trẻ nhỏ cần giặt khăn bằng nước ấm lau mình mẩy hàng ngày cho bé.
Làm thế nào để phòng tránh bệnh Rubella?
– Phát hiện bệnh sớm để tránh lây lan cho người khác.
– Cách ly người bệnh:
- Thời gian cách ly: từ lúc bắt đầu phát bệnh (phát ban) cho đến 7 ngày sau khi phát ban (trẻ em nên nghỉ học, người lớn nên nghỉ làm).
- Để người bệnh ở trong một phòng riêng, có cửa sổ, thoáng mát, có đủ ánh nắng mặt trời.
- Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng cho người bệnh (khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa, chăn, gối, màn…).
– Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Khi cần tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.
– Vệ sinh phòng ở của người bệnh: Lau sàn phòng, bàn ghế, tủ giường, đồ chơi… của người bệnh hàng ngày bằng nước Javel, hoặc dung dịch Cloramin B sau đó rửa lại bằng nước sạch. Đối với những đồ vật nhỏ có thể đem phơi nắng.
– Tiêm chủng vắc xin: Vắc-xin phòng bệnh Rubella thông dụng hiện nay là loại vắc-xin MMR (Measle, Mumps, Rubella) phòng ngừa cho cả 3 bệnh Sởi, Quai bị, Rubella.
Vắc-xin ngừa Rubella gây những tác dụng phụ gì?
Vắc-xin phòng bệnh Rubella rất ít khi có tác dụng phụ. Thống kê cho thấy khoảng 15% trường hợp bị sốt vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 12 sau khi tiêm vắc-xin, khoảng 5% trường hợp xuất hiện ban đỏ nhẹ, dưới 1 phần triệu trường hợp có phản ứng dị ứng nặng.
Tiêm chủng vắc-xin ở đâu?
– Tiêm chủng vắc-xin là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh Rubella.
– Người dân có thể đến tiêm chủng tại các trung tâm y tế của các tỉnh thành, các bệnh viện…
Những ai cần được tiêm chủng?
– Trẻ nhỏ từ 12 tháng tuổi cho đến dưới 13 tuổi, chưa chích ngừa Rubella lần nào: nhất là tiêm 2 mũi, mũi thứ 2 được tiêm nhắc lại sau 2-3 năm sau khi đã tiêm mũi thứ nhất.
– Trẻ lớn trên 13 tuổi và người lớn: chỉ tiêm một mũi duy nhất.
– Những phụ nữ có ý định mang thai chưa từng bị bệnh Rubella hoặc chưa được tiêm phòng lúc nhỏ: nên tiêm ngừa trước 3 tháng trước khi quyết định có thai.
– Những người làm việc tại bệnh viện, các trung tâm y khoa, trung tâm chăm sóc trẻ em và các trường học.
– Việc tiêm chủng Rubella đặc biệt quan trọng đối với trẻ em gái để phòng chống bệnh trong suốt khoảng thời gian khi đứa trẻ lớn lên và mang thai sau này.
Lưu ý
Trẻ nhỏ từ 6 đến 8 tháng tuổi được miễn nhiễm (không mắc bệnh) đối với bệnh Rubella do có kháng thể từ mẹ truyền qua. Trong trường hợp cần thiết phải tiêm chủng Rubella trước 12 tháng tuổi nên tiến hành tiêm cho trẻ lúc 6 tháng tuổi, sau đó vẫn phải tiến hành tiêm chủng lại cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng của bệnh.
Những đối tượng sau đây không nên tiêm phòng vắc xin phòng Rubella.
- Những phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có thai.
- Những người dị ứng với thuốc Neomycine, dị ứng với trứng.
- Những người có phản ứng với những lần tiêm ngừa Rubella trước.
- Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, hoặc đang sử dụng những thuốc ức chế miễn dịch.
- Bệnh nhân bị bệnh ác tính về máu.
- Bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính hoặc mạn tính. (Ví dụ mắc bệnh lao chưa được điều trị).
Lưu ý:
- 3 tháng sau khi tiêm ngừa vắc-xin mới được phép mang thai.
- Đối với người lớn, có thể làm xét nghiệm huyết thanh. Nếu đã có miễn dịch thì không cần tiêm chủng.
- Phụ nữ đang mang thai mà bị nhiễm vi-rút Rubella hoặc sống trong vùng có dịch Rubella nên đi xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu của vi-rút để có chẩn đoán xác định bệnh, sau đó đến khám tại các phòng khám sản phụ khoa để được hướng dẫn xử trí thích hợp.
Tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh Rubella.
Nguyễn Mai Anh đã bình luận
Thưa bác sĩ cho e hỏi: e 20t lúc còn học cấp 2 đến bây giờ nếu mỗi lần mà e thức khuya liên tục nhiều ngày e sẽ bị nỗi ban đỏ, nỗi ở 2 tay và chân, ban nỗi như những nốt ruồi son nhưng lớn hơn, k có sốt. Rồi sao khoảng vài ngày thì ban lặn dần, tay và chân e trở lại bình thường. Nhưng nếu e thức khuya liên tục thì sẽ bị nổi lại. khoảng 1 năm/ 2 hoặc 3 lần cũng có khi 1 lần. Vậy cho hỏi e bị bệnh gì vậy bác sĩ?
nguyen thi quynh trang đã bình luận
thua bsi.e bi noi man ngua khap nguoi.luc dau la nhung not nho li ti sau do to dan len va rat ngua du khong gai not ngua do cung tu to len ma e tham khao rat nhieu thi ko thay benh nao giong trieu chung cua e.nhung not nay noi tren da khog co nuoc.ko sot ko nhuc khop khong co hach.ma e da tung bi soi,rubella roi.ngu bdau xuat hien o bung roi moi lan dan len tren roi xuog duoi.e bi hon 1tuan roi.bsi cho e hoi e bi beh gi va co nen di kham ko vi e chua co dkien dj kham.cam on bsi
Lan Anh đã bình luận
chào bác sĩ, cháu có 1 số thắc mắc mong bác sĩ giải đáp giúp cháu. KKC của cháu là ngày 30/9/2011, 18/10/20-2011 cháu có bị nổi ban đỏ khắp người,những nốt mụn nhỏ màu đỏ như bị dị ứng chứ ko thành mảng như mề đay (ko nổi hạch), sau đó vài ngày cháu bị đau hông và lưng rất khó chịu mất 5-6 ngày. Do lúc đó cháu ko rõ về rubella nên cháu cũng ko xét nghiệm j cả. Đến ngày 12/1/2012 (gần 3 tháng sau khi hết nổi ban) cháu mới ra BV.PSTW HN xét nghiệm rubella thì kết quả như sau:
IgG: 0,17 IU/ml Âm tính
IgM: 0,3 Index Âm tính
Bác sĩ ở BV.PSTW có kết luận rằng cháu chưa mắc Rubella và chưa có kháng thể. Cũng ko đề nghị cháu xét nghiệm lại thêm lần nữa và khuyên cháu nên tiếp tục thai kỳ.
Nhưng cháu vẫn đang băn khoăn rằng cháu làm xét nghiệm muộn như vậy thì kết quả còn chính xác không ạ? Và chỉ số cũng rất thấp. Bác sĩ có thể giải thích rõ giúp cháu được không ạ? Cháu xin cảm ơn.
linh trần đã bình luận
Chào Bác Sĩ ,
Em năm nay 23 tuổi , da em cũng thuộc loại dễ bị dị ứng , hồi 4 năm trước từng bị chàm , nổi vài hột nhỏ tí ti , đi BV da liễu không hết , uống thuốc Nam , kiêng ăn , và thoa thuốc ngứa nên có bớt xuống .
Bây giờ thì lâu lâu nổi 1 , 2 hột ngứa nhỏ , thoa thuốc ngứa thì nó xẹp xuống . Không biết em bị gì mà khúc lưng của e nổi hột hột nhỏ , ngứa ngứa , nó lan sang những vùng da xung quanh . không biết em bị gì , em đang du học ở Mỹ . Thời tiết năm nay khá là nóng .
Huhu
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Có thể là trứng cá bọc nếu không VS tắm rửa thường xuyên hoặc ra nhiều mồ hôi dễ bị viêm da có mủ. Bạn nên giảm ăn đường, nên ăn hay uống nước trái cây tươi có hàm lượng vitamin C cao cho mát. Có thể uống trà ac-ti-sô thay nước hàng ngày cho mát gan, thải độc.
NGUYỄN THỊ THÚY đã bình luận
Bác sỹ cho em hỏi: Tháng 12/2010 em có làm xét nghiệm Rubella,kết quả IgG 65,8. IgM âm tính.Các Bác sỹ ở bệnh viện Pasteur bảo không phải chích ngừa nữa, hiện tại thai của em đang bước sang tuần thứ 21 và em bị sốt phát ban.Em muốn hỏi như thế em có bị Rubella không ? Khả năng ảnh hưởng tới thai nhi nhiều không? Em xin cảm ơn.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
BS nói bạn không phải tiêm vaccin Rubella là vì kết quả XN cho thấy đã có kháng thể IgG chống R rồi. Nhưng dù có Kháng thể thì cũng chỉ hiệu quả chống bệnh 60-70% thôi, nếu bạn yếu (có thai sức đề kháng yếu) hoặc tiếp xúc nguồn bệnh mạnh thì vẫn có thể nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ. Bạn có chắc là bị nhiễm lại R không ? Bạn đã khám và XN ở BV Nhiệt đới để xác định chưa ? Ở tuần tuổi này, không ảnh hưởng hình thể của thai nhi nhưng có thể ảnh hưởng chức năng nhìn, nghe… của thai nếu đúng nhiễm R.
Nguyễn Thị Nguyệt đã bình luận
bác sĩ cho em hỏi.em bi bênh rubella o tuần thứ 8 nhưng các bác sĩ trương đại học y cho em làm xét nghiệm rubella qua sớm nên đã không phát hiện ra bệnh,đến tuần 30 em đi xét nghiệm lại thi kết quả IgG dương tính,em và gđ đã quyết định đình chỉ thai,từ hôm đó đến nay đã 14 ngày rồi đêm đến em thường thức dậy và không sao ngủ được,những hình ảnh lúc em sinh bé và mọi việc lúc ở viện cứ ám ảnh em không sao ngủ được,và giờ em rất cần một lời khuyên của bác sĩ.em nên làm gì để có thể dải quyết nỗi ám ảnh,cứ 12h đêm la em tinh dậy va em rất sợ.mong bác sĩ cho em lời khuyên sớm nhất.em chân thành cảm ơn
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Xin chia sẻ với bạn, MYC hoàn toàn thấu hiểu nỗi lòng người mẹ. Bạn nên tự vấn an cho mình việc đó cần làm và bị buộc phải làm. Thật tiếc bạn đã hủy thai quá muộn nên nỗi ám ảnh này không một sớm một chiều xóa đi được. Nên nghỉ ngơi ở nhà 3 tuần rồi đi nghỉ dưỡng ở vùng biển nào đó yên tĩnh. Thường sau những việc như vậy nên nghe giảng giải Phật pháp, ngồi thiềng, làm việc từ thiện cho các TE khuyết tật để tinh thần được an ủi, tĩnh tâm, để hiểu sâu hơn đạo làm người và hồi phục sức khỏe. Nếu quá suy nhược tinh thần, bạn nên tới khám BS tâm thần kinh để được tư vấn và dùng thuốc an thần nếu BS thấy cần thiết. Bạn nên kiểm tra lại xem nếu chưa tiêm vaccin phòng bệnh Thủy đậu, Quai bị, Cúm thì sau 2 tháng kể từ ngày sinh nên đi tiêm để chuẩn bị cho kỳ sinh mới. Nên tránh có thai 3-6 tháng tùy theo mức độ phục hồi sức khỏe của bạn. Mong bạn chóng bình phục, an lành.
trịnh thị hồng đã bình luận
bác sĩ ơi cho em hỏi tí. ngày 5 hằng tháng là em có ky. chu kỳ kinh nguyệt của em rất đều. vậy bác sĩ cho em hỏi vào ngày nào là ngày rụng trứng của em vạy bác sĩ.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Nếu vòng kinh 30-31 ngày, bạn tính lùi lại 14 ngày kể từ ngày thấy kinh là ngày rụng trứng. Ví dụ 5/7 thấy kinh, như vậy ngày 22/6 là ngày rụng trứng, nếu 5/8 có kinh thì rụng trứng là 23/7, cứ theo đó dự kiến 5/9 có kinh thì rụng trứng có thể là 23/8
Nguyễn Ngọc Đức đã bình luận
Thưa B.Sĩ !
Bà xã em mang thai đến nay là khoảng tuần 14-16. Nếu tính thời điểm mang thai thì là vào đúng đầu T4/11. Vào khoảng ngày 6-8 T4 bã xã em có bị sốt, triệu trứng là nổi mẩn đó, phát ban trên người, tay chân than nhiệt lúc nóng lạnh bất thường. Ban nổi rồi lặn khoảng 2 lần là hết ( Lúc đó em có cho uống 3 lọ Tiêu ban Lộ sau khi uống xong thì hết). Vào đầu T5 thì phát hiện có Thai em bé. Em rất lo lắng và đưa vợ đi khám Bác sĩ hẹn đến tuần thứ 13 sẽ cho xét nghiệm máu, siêu âm đo độ mờ da gáy.
Kết quả XN sinh hóa:
Tên Xét Nghiệm Kết quả Chỉ số bình thường
Glucose 4.4 3.90-6.10mmol/L
Kết quả XN miễn dịch ( Nhóm máu B – Rhesus(+) )
Tên Xét Nghiệm Kết quả Chỉ số bình thường
XN HBsAg Negative Negative
Rubela –IgM(Architect) NEG Index = 0.5 ( <1,6 Index )
VDRL Negative Negative
Thông số trên Phiếu XN máu.
Param 1 Limits 1
WBC 6.88 K/uL
NEU 4.27 62.1 %N
LYN 1.67 24.2 %L
MONO .641 9.33 %M
EOS .258 3.75%E
BASO .037 .542 %B
RBC 4.17 M/uL
HGB 11.7 g/dL
HCT 36.7 %
MCV 88.0 fL
MCH 28.0 pg
MCHC 31.8 g/dL
RDW 11.5 %
PLT 235. K/uL
MPV 6.10 fL
PCT .144 %
PDW 18.3 10 (GSD)
Vì kiến thức y khoa không có. Mong bác sĩ xem xét rồi cho vợ chồng em lời khuyên. Xin Chân Thành Cảm Ơn !!!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Kết quả XN máu không có gì đặc biệt, HgB hơi thấp đối với người mang thai, cần bổ sung sắt nhé. Nếu cơ sở XN tin cậy thì bạn yên tâm là không phải nhiễm Rubella. Đáng lẽ ngay sau khi sốt phát ban hoặc phát hiện có thai nên đi XN ngay tại BV nhiệt đới thì kết quả chính xác hơn tin cậy hơn. Bây giwof bạn nên khám thai theo CT sàng lọc trước sinh để tiếp tục theo dõi phát hiện bất thường (nếu có) cho tới khi thai 22 tuần nhé, cần làm thêm 1 số test và SÂ nội tạng thai nhi trong khoảng 14-18 tuần đấy. Nếu cung cấp thông tin ngày thấy kinh lần cuối và vòng kinh thì MYC tính tuổi thai và ngày dự kiến sinh.
Nguyễn Thị Thanh Hương đã bình luận
Thưa bác sỹ! Cháu mang thai được 14 tuần 5 ngày thì bị phát ban( từ ngày 23/5), cháu không bị sốt nhưng nổi ban khắp mặt, cháu đã đi truyền nước ngay và đến ngày hôm sau thì nổi toàn thân. Bác sỹ khám nói là cháu bị Rubella vì sờ thấy có hạch ở hai bên cổ. Cháu đã đọc rất nhiều bài viết về nguy hiểm cho thai nhi khi me bị R và cũng đọc bài tư vấn cua bác sỹ cho các ban khác. Vậy bác ý làm ơn cho cháu hỏi ngoài những trường hợp virus gây ảnh hưởng cho thai nhi thì có trường hợp nào ngoại lệ không? Bác sỹ có nói là nên đi xét nghiệm tại bệnh viện nhiệt đới TW sau hai tuần thì là tính từ lúc khỏi phat ban hay từ lúc bắt đầu bị?
Cháu rất mong câu trả lời của bác sỹ.
Cháu xin trân thành cảm ơn
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Tính từ khi khởi phát ban nhé, có bạn đi XN ngay thấy (-) thế là ung dung yên tâm tưởng mình không nhiễm bệnh. Thực ra cơ thể chưa có kháng thể nên phản ứng cho kết quả (-) thôi, sau 2 tuần mới có Kháng thể IgG trong máu, kết quả (+). Tỉ lệ tác động của bệnh giảm dần theo tuổi thai lớn dần và tuỳ thuộc bệnh của mẹ phát ra nặng nhẹ nên có ngoại lệ không phải 100% bị bệnh cho con.