Đái tháo đường trong thời kỳ mang thai sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Người mẹ có nguy cơ phải mổ lấy thai; dễ bị tăng huyết áp, phù; trở thành bệnh nhân đái tháo đường typ 2, thai chết lưu. Trẻ sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh (cao gấp 8 lần bình thường), hoặc mắc các bệnh vàng da kéo dài, hạ canxi máu, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết…
Nên kiểm soát cân nặng và chế độ ăn trong thời kỳ mang thai
ThS. Nguyễn Thu Huyền, Phó trưởng khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, ước tính tại Việt Nam có tới 5,2% phụ nữ mang thai bị đái tháo đường. Đái tháo đường trong thời kỳ mang thai sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con, vì dấu hiệu của bệnh rất nghèo nàn và không đặc trưng nên sản phụ thường không chú ý. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, bệnh này hoàn toàn có thể kiểm soát được để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
ThS. Huyền cũng cho biết, thông thường những phụ nữ có nguy cơ đái tháo đường trong thời kỳ mang thai gồm những người đang mắc bệnh đái tháo đường hoặc đã từng mắc đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước, tiền sử sản giật, thai chết lưu, sinh con to trên 4 kg…Đặc biệt, việc thừa cân từ trước khi mang thai hoặc tăng cân quá nhanh trong thời kỳ mang thai cũng rất dễ mắc đái tháo đường. Bởi vậy, nếu có một chế độ ăn uống hợp lý và kiểm soát được cân nặng của mình và thai nhi thì sản phụ sẽ hạn chế được bệnh đái tháo đường trong thời kỳ thai nghén.
Để kiểm soát được cân nặng của sản phụ, BSCKI. Lương Thanh Bình, Trưởng khoa khám, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, tốt nhất trong 9 tháng mang thai, sản phụ chỉ nên tăng 1/4 trọng lượng cơ thể so với trước khi có thai. Tức là nếu trước khi mang thai, phụ nữ có cân nặng 40 kg thì trong suốt thời kỳ mang thai nên tăng khoảng 10kg; nếu là 50kg thì nên tăng khoảng 12kg.
Để tránh bị đái tháo đường ở các bà mẹ mang thai, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng khuyến cáo, mức tăng cân của bà mẹ mang thai trong thời gian 9 tháng lý tưởng nhất là từ 10-12kg. Trong đó, 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng từ 4-5kg và 3 tháng cuối tăng từ 5-6kg.
Phát hiện sớm để kiểm soát bệnh
Theo các bác sĩ, đái tháo đường ở phụ nữ mang thai rất dễ có những biến chứng thai sản. Sức khoẻ của người mẹ cũng bị đe doạ trước những biến chứng đái tháo đường. Đó là biến chứng võng mạc, bệnh nhân có thể bị nặng lên rất nhanh trong thời kỳ có thai, ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và con; biến chứng bệnh mạch máu lớn, vi mạch có thể làm giảm tuần hoàn nhau thai, đây là biến chứng đe doạ đến sự sống của thai nhi.
Ngoài ra, đối với bà mẹ không được chẩn đoán hoặc những bà mẹ đái tháo đường thai kỳ không được quản lý tốt có nguy cơ thai to và phải can thiệp khi sinh. Nguy cơ hạ đường huyết sơ sinh, vàng da, hạ canxi máu… làm tăng nhu cầu sử dụng phương tiện chăm sóc đặc biệt.
Bởi vậy, để phát hiện sớm nguy cơ bị đái tháo đường trong thời kỳ mang thai và kiểm soát được bệnh, các bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên tiến hành làm các test sàng lọc và chẩn đoán đái tháo đường. Những người đã bị đái tháo đường trong thời kỳ mang thai phải tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ.
Ngoài ra, chế độ ăn hợp lý và luyện tập cũng đóng vai trò quan trọng. Đối với sản phụ chưa mắc đái tháo đường trong giai đoạn thai kỳ thì nên có một chế độ ăn uống và vận động hợp lý, tránh tăng cân. Đối với sản phụ bị đái tháo đường trong thời kỳ mang thai nên chia chế độ ăn làm ba bữa chính và ba bữa phụ, lựa chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, tránh ăn hoa quả quá ngọt, hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất xơ và thức ăn nhiều chất béo, mỡ động vật. Đồng thời, hàng ngày nên tập thể dục đi bộ nhẹ nhàng. Phải đi khám thai định kỳ và đăng ký quản lý thai ở các cơ sở y tế.
Đặc biệt, những người bị đái tháo đường trong thời kỳ mang thai đã được kiểm soát, sinh con khỏe mạnh thì sau khi sinh 6 tuần vẫn cần quay lại cơ sở chuyên khoa để tầm soát lại bệnh.
nguyen thi thu ha đã bình luận
Chao MYC
Hien tai em dang co thai o tuan thu 26 em co hien tuong bi di tieu nhieu lan, moi lan di it, du vua moi an xong cung ban cam thay doi.
Khi bat dau co thai can nang cua em la 59kg, co thai 3thang em con 56kg, bay gio can nang la 62kg.
Em moi di sieu am thi moi ket qua deu binh thuong, nhung co the luc nao cung non nao kho chiu, hay bi dau 2 ben suon bung.
Vay bac si cho em hoi em co bi sao ko?3
Trinh đã bình luận
Chao MYC!
Em dang mang thai duoc hon 28 tuan. Suc khoe cua em va cac xet nghiem deu tot ( khong bi tieu duong), nhung em bi placenta previa (nhau thai nam che co tu cung). Ngay 19/4 em di kham thai, weight cua em: 127 lbs; ngay 17/5 ( sau 1 thang) em di kham thi can nang len den 137 lbs, nhung OB cua em noi la hien tai em be va me binh thuong, nhung khong duoc len can nhieu nhu vay nua ( tu 22/2 den 19/4 em len can chi co 3 lbs thoi). Em an uong binh thuong, chi co ngu nhieu hon may thang truoc. MYC oi, cho em hoi vi tri nhau thai cua em nam nhu vay thi em phai sanh mo ha? Khong sanh thuong duoc ha? Can nang cua em tang nhu vay co nguy hiem khong? Xin MYC cho em vai loi khuyen nhe! Cam on MYC nhieu.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Trong giới chuyên môn gọi là Nhau bám thấp, Nhau tiền đạo. Tuỳ theo vị trí nhau thai so với cổ tử cung để chia ra 3 mức : bám thấp, bám mép và tiền đạo hoàn toàn. Như trường hợp của bạn "nằm che lấp CTC" đó là mức 3 nặng nhất, thường phải mổ đẻ khi không đủ tháng do chảy máu nhiều. Khoảng 1 tháng trước dự kiến sinh, TC có những cơn co bóp nhẹ (cơn co Braxton Hicks) để kéo giãn dần đoạn eo sát CTC từ 0,5 cm thành 5-7 cm gọi là thành lập đoạn dưới chuẩn bị cho cuộc đẻ. Trường hợp nhau tiền đạo hoàn toàn, cơn co bóp đó sẽ làm bong nhau gây chảy máu dữ dội và nguy hiểm cho thai. Chắc BS theo dõi thai cho bạn sẽ phải cho thuốc cắt cơn co để chờ thai nhi phát triển gần đủ tháng đủ điều kiện nuôi được mới mổ. Mẹ tăng cân nhiều, nhanh là không tốt cho hệ thống tim mạch, bạn nên hạn chế ăn ngọt, uống nước có gaz, nên vận động nhẹ nhàng (chắc bạn ngủ nhiều, không tiêu hao năng lượng nên tạo mỡ hết). Quan trọng nhất là theo dõi sự phát triển của bé về cân nặng và các chỉ số cơ thể.
Trinh đã bình luận
Cám ơn BS Thanh Hương MYC đã trả lời thắc mắc của em.
Hôm nay, không biết lý do gì mà bên phân nửa mặt phải của em bị tê và làm cho cái miệng của em hơi méo về bên trái, môi dưới hơi phù. Cách đây 2 ngày, mép miệng bên phải của em có bị giựt nhẹ và bị nhức đầu. Như em đã trình bày với MYC là tất cả XN của em đều tốt. Vậy có phải em bị trúng gió không? Xoa bóp hay cạo gió có được không? Cám ơn MYC nhiều.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn có hiện tượng liệt dây thần kinh mặt số 7, có thể điều trị châm cứu đông y. Nên khám BS kiểm tra tìm nguyên nhân. Nếu HA cao cần cảnh giác với bệnh nhiễm độc thai nghén.
Trinh đã bình luận
Cám ơn BS. Thanh Hương MYC.
Vậy em đang thai, châm cứu có hại cho thai nhi không? Và phải châm cứu mấy lần thì mới trở lại bình thường. Cám ơn BS. Thanh Hương.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Châm cứu có tác dụng thần kinh tại chỗ nên không đáng ngại.