Có một số khác biệt thực sự giữa thuốc dành cho trẻ em và những trẻ sơ sinh. Điều quan trọng là các mẹ phải biết những khác biệt đó để khi con bị bệnh để xử lý kịp thời.
Một tuần nay cu Bin lại phát bệnh cũ, ốm nằm bẹp giường, chị Linh nhắng nhặng hết cả lên vì cái đơn thuốc mà chị Linh đưa cho bà nội cu Bin giữ để đề phòng cháu ốm thì mua thuốc cho cháu nay không có tác dụng. Sợ con gặp biến chứng gì, chị vội vàng mang con đến bác sĩ.
Khi mang đơn thuốc ra cho bác sĩ xem để dò hỏi tại sao con uống mà không có biến chuyển gì, chị Linh mới được bác sĩ thông báo rằng thuốc trong đơn chị vẫn dùng cho cu Bin không còn sử dụng được nữa vì nó chỉ dành cho trẻ sơ sinh mà cu Bin đã qua tuổi ấy được hơn 1 năm.
Có một số sự khác biệt thực sự giữa thuốc dành cho trẻ em và những trẻ sơ sinh. Điều quan trọng là các mẹ phải biết những khác biệt đó để khi con bị bệnh, các mẹ có thể xử lý kịp thời, hiệu quả nhất và giúp bé của mình thoát khỏi những bệnh mùa lạnh.
Dưới đây là một vài cách nhanh chóng để các mẹ có thể phân biệt được sự khác biệt giữa các loại thuốc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đồng thời sẽ hướng dẫn cho các mẹ một số lưu ý để các mẹ biết khi nào nên thực hiện việc chuyển đổi thuốc uống cho trẻ từ trẻ sơ sinh sang lứa tuổi trẻ em.
Liều lượng
Cho trẻ sơ sinh bị bệnh uống thuốc khó khăn hơn rất nhiều so với cho trẻ lớn hơn uống thuốc vì để thực sự cho trẻ uống đúng liều lượng và đủ để tăng cơ hội điều trị bệnh dứt điểm của một trẻ sơ sinh, các mẹ phải tập trung tập trung tinh thần nhiều hơn một loại thuốc tương tự dành cho trẻ em. Điều này có nghĩa rằng các mẹ cần phải rất cẩn thận với liều lượng của thuốc của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi ở hai độ tuổi khác nhau mỗi trẻ phải tuân theo những liều lượng thuốc nhất định.
Ứng dụng
Thuốc của trẻ em và trẻ sơ sinh căn bản khác nhau về ứng dụng. Thuốc của trẻ sơ sinh thường là dạng lỏng và đi kèm với một ống nhỏ để đo giọt chính xác cần cho trẻ uống. Đối với thuốc của trẻ em thì dạng thuốc lỏng thường được ước chừng liều lượng thông qua một chén, thìa, đo đi kèm trong các gói, hộp thuốc. Ngoài ra đối với trẻ em còn có dạng thuốc dạng viên nang như dành cho người lớn nhưng có vị ngọt của kẹo và không cần phải đo liều lượng bằng thìa, chén…
Giá
Trong khi bạn nhận được một đơn thuốc giành cho trẻ sơ sinh nhà bạn, bạn đừng quá ngạc nhiên khi mang ra so sánh với đơn thuốc cùng loại dành cho trẻ lớn hơn vì thực tế bao giờ thuốc dành cho trẻ sơ sinh thường đắt hơn so với thuốc dành cho trẻ em.
Độ tuổi sử dụng
Thông thường, thuốc dành cho trẻ em được hướng dẫn cho trẻ uống khi trẻ em từ hai tuổi trở lên. Nếu con bạn còn nằm trong độ tuổi dưới 24 tháng thì bạn vẫn phải áp dụng đơn thuốc dành cho trẻ sơ sinh khi trẻ ốm.
Trọng lượng
Mặc dù sự khác biệt giữa trẻ sơ sinh và trẻ em là căn cứ theo độ tuổi. Khi nói đến liều lượng thuốc, cũng có nghĩa chính xác hơn nó phải đi kèm với trọng lượng cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, khi con bạn được hơn 11,3 kg, thì đây là thời điểm để bé “tốt nghiệp” với các loại thuốc của trẻ sơ sinh.
Trên đây chỉ là những nhận biết cơ bản để các mẹ có thể dễ dàng hơn trong việc sử dụng thuốc cho con. Tuy nhiên để việc sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả nhất là mỗi khi con ốm, các mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa là tốt nhất.
Nguyễn Thị Quyên đã bình luận
Chào bác sĩ!
Con em từ 7 tháng tuổi cháu liên tục bị viêm phổi, có đợt bị viêm phổi co thắt, em phải cho cháu thở khí dung (theo chỉ định của bác sĩ tư), bây giờ cháu không bị viêm phổi co thắt nữa nhưng cứ dừng thuốc vài ngày là cháu lại bị ho (viêm phế quản), sổ mũi, ngạt mũi, mũi đặc xanh và lại phải uống thuốc. Không biết có phải do dùng kháng sinh nhiều nên cháu chậm phát triển chiều cao không mà giờ cháu đã hơn 15 tháng mà chỉ cao 74-75 cm? Xin cho em hỏi có phải cháu uống nhiều kháng sinh hay do chế độ dinh dương không tốt mà cháu thấp vậy? (Mỗi ngày cháu ăn 3 bữa cháo và uống khoang 600-700 ml sữa công thức)
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn phải đưa thông tin về giới tính của bé thì mới biết bé SDD thế nào vì trẻ trai khác trẻ gái. Trung bình bé trai 15 tháng nặng 11kg cao 79,5cm; bé gái 10,2kg và 77,8cm, bạn tự so sánh nhé. Bé bị vi khuẩn tấn công ốm nhiều quá—> không ăn được —>suy dinh dưỡng—>sức đề kháng kém —>lại hay bị ốm…. thành vòng luẩn quẩn mà nghuyên nhân ban đầu là (có thể) bú sữa mẹ rất ít hoặc ăn ngoài toàn bộ vì thế bé không hoặc ít kháng thể của mẹ truyền cho. (oan cho kháng sinh quá). Bé được 15 tháng tuổi mà số bữa ăn ít quá.
nguyen thi diep thuy đã bình luận
Con tôi hiên nay được 4 tháng tuổi ,bé hay nút tay
là do thói wen hay thiếu chất j và có cách nào khắc phục
Meyeucon.org đã bình luận
Thói quen mút tay vừa có mặt tốt và xấu:
– Mặt tốt: Khi bé có thể đưa ngón tay cái vào miệng, chứng tỏ cơ quan điều khiển sự vận động và các cơ bắp của bé có thể phối hợp theo ý muốn. Hành động mút tay ở bé dưới 2 tuổi là dấu hiệu cho biết não bộ của bé đang phát triển và bắt đầu tìm tòi thế giới xung quanh. Mút tay có tác dụng kích thích các cơ quan xúc giác, khứu giác và vị giác, giúp thúc đẩy sự phát triển các công năng thần kinh, đồng thời, giúp bé bú sữa mẹ tốt hơn, miệng ngậm chặt vào đầu ty của mẹ hơn…. Mút tay cũng là cách giúp bé rèn luyện trí thông minh. Nhìn thấy các bé mút tay, mẹ hãy xem bé ăn đủ no hay chưa để từ đó điều chỉnh lại cách ăn uống phù hợp cho con.
– Mặt xấu: Tuy nhiên nếu bé từ 2 tuổi trở lên mà vẫn còn mút tay. Đó lại là biểu hiện của thói quen xấu. Bé mút tay là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đưa vi trùng, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Nếu khả năng miễn dịch của bé không tốt, rất có thể dẫn đến những bệnh truyền nhiễm. Khi tự thọc tay quá sâu vào miệng khiến bé dễ bị nôn/trớ, nhất là sau khi ăn. Nếu bé mút tay quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cơ mặt. Hàm trên, hàm dưới cũng gặp những tác động, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của răng, và tổng quan là ảnh hưởng đến khuôn mặt của bé. Mút ngón tay thường khiến răng cửa của bé mọc hô về phía trước.