Thủy đậu là do Varicella Zoster virus (VZV) gây ra. Thủy đậu lây lan trong cộng đồng rất dễ dàng. Biến chứng phổ biến nhất của bệnh là nhiễm trùng da có thể dẫn đến sẹo. Ngoài ra, những biến chứng nặng khác có thể tác động nghiêm trọng đến đời sống của trẻ trong thời thơ ấu như viêm não, viêm phổi, thậm chí có thể tử vong do thủy đậu. Riêng phụ nữ mang thai 3 tháng đầu chẳng may bị thủy đậu, em bé sinh ra dễ bị dị dạng.
Những trẻ nào dễ mắc bệnh?
Bệnh thủy đậu còn gọi là bệnh trái rạ hay phỏng rạ do siêu vi trùng Varicella Zoster gây ra, là bệnh sốt phát ban có bóng nước gây ngứa toàn thân, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng 90% bệnh nhân là trẻ em nên được gọi là bệnh trẻ em.
90% những trẻ sống chung với người bệnh, học tập, sinh hoạt với trẻ mắc bệnh thủy đậu đều có nguy cơ mắc bệnh. Trẻ sơ sinh, trẻ chưa chích ngừa hoặc bị bệnh suy giảm miễn dịch sẽ bị bệnh nặng hơn những trẻ khác. Sau khi mắc bệnh trẻ sẽ có miễn dịch lâu dài, ít có khả năng mắc bệnh lần thứ 2. Tuy nhiên vẫn gặp các trường hợp tái nhiễm thể nhẹ hoặc không có biểu hiện lâm sàng. Mặt khác bệnh cũng truyền qua nhau thai từ mẹ sang con khi mẹ mang thai bị nhiễm thủy đậu.
Lây lan rất dễ dàng
Trẻ bị thủy đậu khi nói, ho, hắt hơi, khóc… các virus sẽ phát tán trong không khí. Khi chúng ta hít vào thì virus theo vào cơ thể sinh sôi thành “tập đoàn” và chỉ trong 2-3 tuần là trình diện trên da. Hoặc khi tiếp xúc gần với mụn nước của trẻ đang bệnh cũng dễ bị lây sang da của mình. Thậm chí có thể lây khi trẻ tiếp xúc với dụng cụ học tập, quần áo, đồ chơi của bạn… có chứa virus gây bệnh. Bệnh thủy đậu rất dễ lây, xảy ra nhiều ở những nơi đông đúc như nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học do các nguyên nhân như phát hiện muộn, không áp dụng biện pháp phòng ngừa.
Đừng nên coi thường bệnh này
Thống kê tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy, bệnh xảy ra tập trung từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, trong đó nhiều nhất là vào tháng 3.
Một số trẻ do không được quan tâm chăm sóc kỹ, nên khi trẻ gãi móng tay vào mụn nước, chúng vỡ ra gây nhiễm trùng, và lẽ ra con siêu vi trùng này chỉ gây tổn thương nông ở thượng bì, nay các vi khuẩn “đánh hội đồng” da bé làm tổn thương sâu đến hạ bì. Khi lành bệnh nơi đây tạo thành những sẹo chả khác gì đậu mùa. Lúc ấy, với các mẹ là “sự hối hận muộn màng”, còn trẻ sẽ mất tự tin khi lớn lên.
Trường hợp hiếm, nhưng đã xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng, đề kháng kém là virus chẳng thèm ở ngoài lớp da nông, mà chạy thẳng vào máu, tàn phá các cơ quan như thận, não, gan… gây tình trạng sốt dao động, trẻ li bì, quờ quạng tay chân, có thể co giật phải đưa gấp đến bệnh viện vì trẻ đã bị viêm não do thủy đậu. Những trường hợp này nếu tích cực hồi sức, chữa trị thì cũng để lại di chứng thần kinh như điếc, động kinh, trí tuệ chậm phát triển. Nếu trẻ sốt cao, ho nhiều thì coi chừng bé bị viêm phổi do thủy đậu. Một con siêu vi tưởng như chỉ hoành hành ngoài da rồi hô biến nhưng chúng vẫn không từ bỏ cơ hội để chui vào trong cơ thể của bé mà gây hại, để lại di chứng cay đắng suốt cuộc đời.
Các bà mẹ cần làm gì?
Các bà mẹ thường lo lắng bệnh sẽ để lại sẹo vĩnh viễn trên da, làm xấu trẻ. Tuy vậy lại có những chăm sóc tại nhà không đúng như tránh ánh sáng, cữ nước, kiêng gió; điều trị theo lời mách bảo như bôi phấn rôm, đắp lá cây, chọc vỡ các mụn nước gây biến chứng nhiễm trùng; hoặc tự ý dùng thuốc có chứa corticoid thường làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Bệnh thủy đậu lây lan sớm, độ lây lan cao nên chủng ngừa bằng vaccin là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa bệnh và giảm độ nặng của bệnh. Vaccin được dùng tiêm ngừa cho người khỏe mạnh, chưa mắc bệnh thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở đi. Liều tiêm ngừa chia làm 2 nhóm tuổi: từ 12 tháng đến 12 tuổi chích 1 liều. Cũng có thể chích thêm 1 liều vaccin thủy đậu nữa để gia tăng hiệu quả bảo vệ tối đa cho trẻ. Đối với trẻ từ 13 tuổi trở đi chích 2 liều, khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 6 tuần.
Tiêm ngừa nên được thực hiện trước khi mùa bệnh xảy ra để tránh nhu cầu tăng cao gây khan hiếm thuốc chủng ngừa. Tiêm sau khi tiếp xúc với người bệnh đôi khi vẫn có thể mắc bệnh do đã bị nhiễm bệnh mà vaccin chưa kịp có tác dụng.
Phụ huynh nên đưa trẻ đến các bệnh viện sản, nhi, trung tâm y tế dự phòng để được tư vấn tiêm ngừa thủy đậu. Nếu có điều kiện, thanh thiếu niên và người lớn cũng nên đi tiêm ngừa để được bảo vệ khỏi bị thủy đậu, tránh lây lan trong cộng đồng khi bùng phát dịch.
Thanh Mỹ đã bình luận
Thưa bác sĩ,
Em bị mắc bệnh thủy đậu được 9 ngày. Từ ngày thứ 5 các mụn nước bắt đầu khô, và có khoảng hơn 10 mụn mủ lớn (có cái bị vỡ, có cái không vỡ). Em uống thuốc bình thường và bôi vacyclovir + fucidin. Xin hỏi như vậy có phải là em đã bị nhiễm trung không ạ? có bị sẹo sau này ong? ây giờ các mụn mủ vẫn còn,
Em cách ly con ngay từ lúc phát hiện bệnh. Bé đi tiêm phòng 5 ngày sau đó, hiện giờ vẫn bình thường. Xin hỏi bác sĩ là cháu có thể bị lây bệnh không? Sau khi tiêm phòng 72 giờ có cần cách ly nữa không?
Chân thành cảm ơn bác sĩ. Chúc bác sĩ luôn khỏe, vui.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Nếu tiêm Globulin thì không cần cách ly vì tiêm kháng thể sẵn có của người khác cho bé rồi. Thuỷ đậu không làm sẹo trừ khi làm mủ lớn và có loét do nhiễm trùng. Nên uống vitamin C liều cao.
doremon đã bình luận
Thua bac sy ngay 2/7 la ngay em lan dau tien quan he. Ngay 28/6 em cung vua het kinh. Bac sy cho em hoi them 1 cau la ngay 2/7 la ngay lan dau tien em quan he thi em co thu thai luon vao hom do duoc ko? Lieu em be cua em co van de gi ko? Em rat so con em sinh ra bi di tat hoac suc khoe co van de truc trac. rat mong nhan duoc cau tra loi som cu MYC.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên đưa thông tin đầy đủ ngày bắt đầu thấy kinh tháng 6, ngày 2/7 là duy nhất "quan hệ" à? Bạn bị ốm và uống thuốc vào ngày nào? Tóm lại bạn nên gửi thông tin thành chuỗi sự kiện thì tôi mới có thể tư vấn giúp bạn được
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên khám thai theo chương trình sàng lọc trước sinh để phát hiện sớm bệnh hoặc dị tật của thai (nếu có) và tư vấn xử lý
doremon đã bình luận
em bi thuy dau va den khoang ngay 30/6/2010 thi cac vet mun co dau hieu khoi dan. Nhung sen 2/7/2010 em bat dau mang thai. Vay MYC cho em hoi lieu em be cua em co bi anh huong gi ko? Lieu em be co bi di dang ko? Em rat lo lang. Mong MYC tra loi giup em vi em khong biet phai hoi ai ca.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên nói rõ ngày thấy kinh lần cuối là khi nào? Theo như bạn kể thì bạn bị thuỷ đậu vào nửa đầu kỳ kinh? Ngày 2/7 là ngày "quan hệ" hay là ngày phát hiện mang thai. Nếu mắc bệnh vào nửa đầu kỳ kinh thì không đáng ngại về hình thể của thai, nhưng thụ thai vào lúc bệnh, sau này bé dễ đau yếu.