Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Hội chứng Rubella bẩm sinh và cách phòng ngừa

Hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) – trẻ bị nhiễm rubella trước khi sinh là một hội chứng gây hậu quả nặng nề và đặc thù nhất của bệnh rubella khiến y học phải đặc biệt quan tâm và đặt vấn đề phòng ngừa chủ động.

Nhiễm virus rubella trong thai kỳ

Những yếu tố nguy cơ mắc Rubella bẩm sinh bao gồm:

  • Mẹ đang mang thai nhưng chưa chủng ngừa Rubella.
  • Mẹ đang mang thai tiếp xúc với người bị Rubella.

Thời gian ba tháng đầu là thời gian nguy hiểm nhất khi nhiễm rubella ở người mẹ, virus rubella từ máu của mẹ chuyển qua nhau thai vào thai nhi trong giai đoạn khởi phát và toàn phát của bệnh. Virus này có khả năng phá hủy hay làm chậm sự phát triển của phôi thai và đây là nguyên n hân gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Những bà mẹ mắc rubella trong ba tháng đầu thai kỳ nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh có thể lên tới 50% – 80% trường hợp nhiễm virus. Trong 3 tháng tiếp theo, nguy cơ này còn khoảng 10 – 30%.

Bệnh nhi bị đa dị tật do mắc Rubella bẩm sinh

Trẻ bị nhiễm Rubella trước khi sinh có nguy cơ bị một hoặc nhiều dị tật, bệnh lý bẩm sinh như:

  • Điếc: thường gặp nhất và là đặc điểm của Rubella bẩm sinh.
  • Hở hẹp van tim, hẹp động mạch phổi.
  • Khuyết tật ở mắt: như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bệnh lý ỡ võng mạc.
  • Các dị tật về xương dài, tật đầu nhỏ, bại não, dị dạng ở não, phổi, cơ khớp.
  • Chậm phát triển về tâm thần, thể lực.
  • Các bất thường ở gan, lá lách…

Làm thế nào để phòng ngừa CRS?

Để dự phòng chủ động Rubella, tốt nhất là tiêm phòng vaccin. Đối với trẻ em, tiêm phòng một mũi lúc 12 – 15 tháng tuổi, mũi hai cách mũi một 6 – 10 tháng hoặc tiêm vào lúc trẻ 4 – 6 tuổi. Người lớn nếu chưa từng mắc rubella cũng nên được tiêm chủng, nhất là phụ nữ ở độ tuổi mang thai.

Mang thai có nên tiêm ngừa Rubella?

Với phụ nữ, trước khi có ý định mang thai, nên tiêm ngừa Rubella. Thời điểm tiêm ngừa trước khi thụ thai ít nhất là 1 tháng, tốt nhất trước 3 – 4 tháng. Tiêm ngừa trước thời kỳ mang thai là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa hội chứng Rubella bẩm sinh cho con.

Nhưng khi đã mang thai thì tuyệt đối không được tiêm vaccin ngừa rubella. Vaccin rubella thường được sản xuất dưới dạng “tam liên” cùng với các vaccin phòng sởi và quai bị.

Phòng bệnh Rubella trước mùa bùng phát dịch

Thời gian ba tháng đầu là thời gian nguy hiểm nhất khi nhiễm rubella ở người mẹ, virus rubella từ máu của mẹ chuyển qua nhau thai vào thai nhi trong giai đoạn khởi phát và toàn phát của bệnh. Virus này có khả năng phá hủy hay làm chậm sự phát triển của phôi thai và đây là nguyên nhân gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Nếu chưa tiêm ngừa Rubella mà đang có thai, thì biện pháp tốt nhất là phòng nhiễm cho bản thân bằng cách hạn chế đến những nơi đông người, nhất là trong thời điểm có dịch. Luôn mang khẩu trang khi ra ngoài. Vệ sinh răng miệng, đường hô hấp thường xuyên bằng các dung dịch súc họng.

Meyeucon.org - 08/02/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ ba
  • Tầm quan trọng của Omega3 với mẹ bầu
  • Công dụng của củ đậu đối với phụ nữ sau sinh!
  • Những bài tập thể dục thích hợp cho mẹ bầu
  • Tác dụng cực hay của khoai lang đối với bà bầu

Bình luận

  1. nguyen thi tuyet đã bình luận

    24/05/2011 at 3:56 sáng

    BS cho em hoi la sau khi sinh em nen dua em be di kham kiem tra o dau?Va kham kiem tra nhung gi?Em xin cam on BS

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      25/05/2011 at 6:02 sáng

      Khám kiểm tra chức năng giác quan như mắt, tai… ở BV Nhi. Từ năm 2010 Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội và năm 2011 Tổng cục DS-KHHGĐ/Bộ y tế đã phối hợp BV Nhi mở ra chương trình khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ sơ sinh và tuổi mẫu giáo. Các bé khám trong CT được miễn phí và tư vấn hướng dẫn điều trị, có các chuyên gia luyện nghe nói nếu có bệnh.

      Trả lời
  2. nguyen thi tuyet đã bình luận

    19/02/2011 at 9:14 sáng

    Em co thai duoc 5 thang nhung thang thu 3 em co bi sot phat ban. Bay gio em dang rat lo lang vi benh nay anh huong xau den thai nhi. Xin bac sy cho em biet em phai lam the nao de biet benh co anh huong den thai nhi hay khong?

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      20/02/2011 at 2:24 chiều

      Vào thời điểm 3 tháng thì không đáng ngại lắm về hình thể. Khi đó bạn đi khám thai chương trình sàng lọc trước sinh luôn không? Bây giờ thì không kiểm tra được. Nói chung để tránh lây nhiễm bệnh nên có biện pháp rất đơn giản như rửa tay xà-phòng, súc miệng dd sát khuẩn khi đi ngoài đường về hay tiếp xúc đông người. Khi sinh con bạn nên yêu cầu nhân viên y tế lấy máu gót chân của bé để làm XN bệnh suy giáp trạng bẩm sinh, thiếu men G6PD, nếu XN (+) kết quả sẽ được trả về cho CB Dân số, y tế nơi bạn ở (vì thế nên khai hồ sơ chính xác địa chỉ và điện thoại). Chúc bạn may mắn và bình an.

      Trả lời
      • nguyen thi tuyet đã bình luận

        17/05/2011 at 7:26 sáng

        Bac si oi cho em hoi e di xet nghiem mau co ket qua la IgG (+), IgM (-),nhu vay co anh huong gi den thai nhi ko?Em be cua em bgio da dc 31 tuan roi,neu bi anh huong e muon bo em be thi phai lam o dau?Co anh huong gi den suc khoe ko?

        Trả lời
        • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

          18/05/2011 at 3:29 sáng

          Có thể có ảnh hưởng đến thai nhi nhưng mức độ thì không biết được. Hiện tại không phá thai được nữa. Sau sinh bạn nên dưa bé đi khám kiểm tra.

          Trả lời
  3. nguyen thi viet đã bình luận

    18/02/2011 at 5:30 chiều

    Rubella là bệnh gì?

    Trả lời
    • Meyeucon.org đã bình luận

      18/02/2011 at 11:29 chiều

      Rubella hay được gọi là sốt phát ban hoặc sởi Đức

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn