Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Vô sinh thứ cấp phổ biến hơn sơ cấp

Nếu sau 6 tháng ‘cố gắng’ mà chưa có thai, chắc bạn sẽ lo lắng và thất vọng. Tuy nhiên, các chuyên gia trấn an rằng, nếu ‘thả tự do’ dưới 1 năm vẫn không ‘dính’ thì chưa nên vội vã hoảng sợ.


Tỷ lệ thành công

Trong bất kỳ tháng nào, cơ hội thụ thai ở nhiều cặp đôi chỉ là 20-25%. Hầu hết các cặp vợ chồng có khả năng thấy “tin vui” nếu họ quan hệ đều đặn mà không dùng bất kỳ biện pháp tránh thai nào trong 6 tháng liên tục. Nhưng cũng có đến 25% trường hợp mất đến 2 năm để thụ thai, dù không có trục trặc nào về sức khỏe. Theo thống kê, có đến 1/7 số cặp đôi gặp khó khăn khi muốn có thai và tính trên toàn thế giới thì xấp xỉ 80 triệu cặp vợ chồng.

Nếu bạn không dễ mang thai bé thứ hai

Một số chuyên gia chia vô sinh hiếm muộn thành 2 loại:

  • Vô sinh sơ cấp: xảy ra khi một cặp vợ chồng không thể có thai theo cách tự nhiên.
  • Vô sinh thứ cấp: là đã có một lần mang thai (từng có con hoặc bị sảy thai) nhưng lần tiếp theo lại khó khăn khi muốn mang thai tự nhiên. Thật ngạc nhiên vì vô sinh thứ cấp lại phổ biến hơn vô sinh sơ cấp.

Nếu bạn đã từng có con nhưng việc mang thai lần sau không thuận lợi, bạn hãy xem xét vài yếu tố:

  • Có thể bạn đã tái hôn (người chồng mới có vấn đề nào về sinh sản không?). Nhớ rằng, nếu bạn lớn tuổi thì tuổi tác có khả năng ảnh hưởng đến sinh sản, nhất là phụ nữ.
  • Lối sống của bạn hiện tại thế nào? Stress, chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, cơ thể mang bệnh có thể cản trở thụ thai.

Cách giải quyết

  • Nếu bạn chưa có con sau một năm “cố gắng” thì bạn cũng đừng quá sợ hãi. Hãy thư giãn để lấy lại tinh thần cho bản thân và người chồng của bạn. Tất nhiên, bạn cũng nên đi khám chuyên khoa để được tư vấn thay vì ngồi nhà “đoán già, đoán non”.
  • Tìm hiểu biểu đồ rụng trứng của bạn để tìm ngày có xác suất thụ thai cao nhất tháng. Cũng nên kiểm tra sức khỏe, kiểm soát lối sống của hai vợ chồng bạn để làm tăng cơ hội có thai tự nhiên.
Meyeucon.org - 10/02/2011
★★★★★★
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Estrogen và progesterone có ở thực phẩm nào?
  • Hé lộ nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải sau sinh và cách khắc phục
  • 10+ Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải sau quan hệ, cách xử lý?
  • Đau bụng dưới bên trái có cục cứng là bệnh gì? Cải thiện ra sao?
  • Đau bụng dưới bên phải có phải dấu hiệu mang thai không?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn