Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Khi nào nên thông tuyến lệ cho trẻ nhỏ?

Hỏi: Con tôi được 1 tháng tuổi, cháu thường xuyên chảy nước mắt, mắt kèm nhèm nhìn rất thương. Tôi cho cháu đi khám thì bác sĩ nói cháu bị tắc ống lệ bẩm sinh, hướng dẫn mát-xa mắt và hiện tại chưa điều trị gì vì cháu còn nhỏ. Xin hỏi bác sĩ, đến khi nào thì cháu có thể điều trị để khỏi hẳn bệnh?

Trả lời: Lệ đạo là hệ thống đường dẫn nước mắt đi từ vùng hồ lệ đến khe mũi dưới. Khi có bệnh lý ở đường lệ, nước mắt sẽ bị ứ đọng và gây chảy nước mắt, đôi khi kèm theo mủ và nhầy. Tắc ống lệ mũi bẩm sinh gây ra hiện tượng chảy nước mắt với mức độ nhiều hay ít, có thể chảy thành giọt hoặc chỉ ướt vùng khe mi. Nếu tắc lâu ngày sẽ phát hiện thấy túi nhầy vùng góc trong mắt và gây viêm kết mạc kéo dài. Nguyên nhân của tắc ống lệ mũi bẩm sinh còn do màng ngăn trong thời kỳ bào thai, trong một số trường hợp khác thì lại do biến dạng ống xương của ống lệ mũi. Thông thường tắc ống lệ mũi bẩm sinh sẽ tự thông khi trẻ được 4-6 tháng tuổi. Tuy nhiên, với từng độ tuổi của trẻ có thể áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau. Con chị mới được 1 tháng tuổi nên phương pháp điều trị tốt nhất bằng cách day, xoa nắn vùng túi lệ, kết hợp với dùng kháng sinh tra mắt nếu có viêm nhiễm đi kèm. Ở lứa tuổi này, không nên bơm thông vì dễ gây tổn thương lệ đạo và đây cũng là thời kỳ lệ đạo có thể tự thông. Khi trẻ lớn hơn, từ 3-12 tháng tuổi thì có thể điều trị bằng bơm thông lệ đạo, kết quả điều trị rất khả quan nhưng cần chú ý không nên thông quá 3 lần. Nếu sau 3 lần thông mà không được thì nên dừng lại, đợi chỉ định phẫu thuật. Đối với trẻ trên 1 tuổi thì biện pháp chủ yếu lại là mổ thông túi lệ mũi hoặc đặt silicon qua hai lệ quản để nước mắt chảy xuống mũi, bơm thông lệ đạo thời điểm này thường kém hiệu quả.

Meyeucon.org - 05/03/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Tư vấn sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Để bé yêu của mình có đôi mắt khỏe mạnh- mẹ nên biết điều này!
  • Vì sao trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng những thực phẩm này (P1)
  • Lần đầu làm mẹ
  • TRẺ CHẬM TĂNG CÂN PHẢI LÀM THẾ NÀO
  • Tại sao bé ăn nhiều rau vẫn táo bón?

Bình luận

  1. Nguyễn Thị Thùy đã bình luận

    08/11/2012 at 11:58 sáng

    Bác sỹ cho tôi hỏi, con gái tôi được 2 tuổi nhung rất hay bi đau mắt, nhìn mắt không bi đỏ nhưng sáng ngủ dậy có nhử mắt cứng bám ở mí mắt, khi con bị vậy tôi hay dùng nước muối 0,9% rửa mắt sau đó nhỏ bằng tobrex, khoản 1-2 hôm là không thấy nhử nữa. Nhưng chỉ được 1 thời gian ngắn là lại bị lại như vậy, hiện bé đang bị sổ mũi, liệu 2 bệnh này có liên quan đên nhau không? 1 số người bảo tôi đi thông tuyến lệ cho con, xin bác sỹ cho lời khuyên. Xin cảm ơn bác sỹ.

    Trả lời
  2. Mẹ hĩm đã bình luận

    22/10/2012 at 9:49 chiều

    Bac sĩ cho e hỏi với. Bé nhà e 7 tháng tuổi. 1 tuần nay bé bị cúm suốt mà vẫn chưa khỏi. Đến hôm nay thì e phát hiện mắt bé rất nhiều rỉ mắt. Đang ngủ mắt cũng đùn rỉ mắt ra. E cũng nghe nói đến tắc tuyến lệ. Liệu bé nhà e có fai bị như vậy ko?

    Trả lời
  3. hongphuc05 đã bình luận

    06/03/2011 at 10:24 sáng

    Bé trai nhà tôi được 5 tuổi,hôm qua bé ăn cháo vô tình bị mắc xương.(xương cá lóc) Tôi liền cho bé chốc đầu xuống và vỗ nhẹ lên lưng và đầu.cuối cùng bé cũng khạt ra được cái xương và có ho liên tục mấy cái,bé ho xong tôi thấy mặt bé tái xanh và mẫn đỏ.Một lát sau nhìn kỉ tôi thấy mặt bé nổi những hột đỏ đỏ giống như những hột mà ta thường cạo gió rồi nó nổi lên vậy á.Chỉ nổi ở mặt mà nhiều nhất là ở quanh vùng mắt và chỉ nhợt nhợt thôi chứ không đậm lắm.Sáng nay ngủ dậy thấy mặt bé vẫn vậy chứ ko thêm ko bớt một hột nào!Bé ko sốt và vẫn ăn uống vui chơi bình thường.Nhưng thấy vậy tôi cũng rất lo lắng,vì hiện nay đang là mùa dịch phát ban.Xin hỏi bác sỉ có phải do con tôi mắc xương bé khạt nhiều quá nên vậy không? Hay là bé nhà tôi bị bệnh gì khác ?nhờ bác sĩ tư vấn dùm ạ…thaks nhiều!

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      11/03/2011 at 8:45 sáng

      Khi miết tay các nốt này không mất đi thì đó là các nốt xuất huyết do tăng áp lực quá mạnh lúc ho khạc. Bạn nên cho bé uống nước trái cây có vitamin C cao, các nốt xuất huyết sẽ tan và làm cho thành mạch bền vững hơn.

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn