Bệnh Tay Chân Miệng (Hand Foot Mouth Disease – HFMD) gần đây đang là một căn bệnh rất thường gặp và có những biến chứng nguy hiểm đối với trẻ em. Đặc trưng cơ bản là trẻ bị sốt nhẹ kéo theo mệt mỏi biếng ăn và đau họng, sau cùng là nổi ban có bọng nước gây đau miệng. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như viêm màng não, viêm cơ tim… dẫn tới tử vong.
Khi trẻ bị sốt, thông thường các triệu chứng bệnh tay chân miệng chưa lộ rõ, tuy nhiên khi phát hiện ra các chẩm đỏ trong họng trẻ và dần biến thành các bọng nước có thể gây lở loét thì đó là một trong những đặc trưng của bệnh này. Các tổn thương dần dần có thể lan rộng ra lưỡi, nướu và trong má, sau đó là nổi ban trên da. Khi đã nổi ban rõ ra ngoài là lúc phát hiện bệnh rõ ràng hơn cả, ban đỏ không ngứa và thường xuất hiện ở tay, chân, miệng, thậm chí có cả trường hợp nổi ban ở mông, nhưng cũng có lúc chỉ nổi ban ở miệng.
Virus gây bệnh và biển hiệu
Bệnh tay chân miệng do một nhóm virus ruột gây nên, thường gặp nhất là Coxsackievirus A16, đôi khi là do Enterovirus 71 và các virus thường trú trong ruột gây nên. Các loại virus này có khả năng lây lan bệnh rất nhanh, đặc biệt là từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết từ mũi miệng, nước bọt… Do vậy cách li trẻ bị tay chân miệng khỏi trẻ khác để tránh lây lan virus là rất quan trọng.
Khi lây lan các loại virus trên xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột rồi vào hệ bạch huyết, tiếp tục phát triển lây lan và gây ra các tổn thương ở da cũng như niêm mạc. Tuy nhiên bệnh không lây từ động vật sang người. Thời kỳ ủ bệnh thường từ 3-7 ngày và ngày thứ 7 sau khi nhiễm bệnh, kháng thể trung hòa tăng cao khiến virus bị thải loại.
Đối tượng nhiễm bệnh
Bệnh tay chân miệng dễ lây lan và phát triển đối với trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, rất ít khi gặp ở người lớn tuy rằng mọi đối tượng đều có thể bị nhiễm virus. Khả năng kháng virus của người lớn mạnh hơn nên không bị phát bệnh, nhưng lại có thể lây qua cho trẻ em bởi chúng chưa có kháng thể chống bệnh này. Bệnh tay chân miệng cũng có thể tái phát nhưng do một chủng virus khác gây nên dù rằng triệu chứng có thể giống nhau.
Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ nhiễm bệnh gây nên những phản ứng bệnh, tuy nhiên ở mức độ nhẹ nhàng và gần như không thể phát hiện được. Cũng chưa thấy có cơ sở khoa học xác nhận mức độ nguy hiểm của bệnh đối với thai nhi, nhưng nếu phụ nữ nhiễm bệnh trong thời gian ngắn trước khi sinh thì có thể truyền virus có độc lực mạnh cho trẻ sơ sinh kéo theo các biểu hiện bệnh ngay khi trẻ ra đời. Trong một số trường hợp trầm trọng có thể gây rối loạn đa cơ quan dẫn tới tử vong. Nếu bệnh xuất hiện trong 2 tuần đầu sau khi sinh thì nguy cơ bệnh nặng lại càng cao.
Điều trị
Bệnh tay chân miệng vốn không phải là bệnh nguy hiểm và sẽ tự động khỏi, đồng thời chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên việc phát sinh biến chứng là rất nguy hiểm và có thể gây tử vong. Cách điều trị chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng và hạ sốt, tăng cường sức đề kháng như: vệ sinh răng miệng sạch sẽ, uống thuốc giảm đau, hạ sốt, nghỉ ngơi hợp lý và tăng cường dinh dưỡng, tránh nhiễm trùng và chú ý theo dõi sát sao nếu gặp các biểu hiện có biến chứng.
Thống thường bệnh nhẹ và tự lành hoàn toàn sau 7-10 ngày mà không cần điều trị.
Phòng bệnh tay chân miệng
Cách phòng bệnh hiệu quả nhất chính là cách li trẻ bị bệnh và giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh răng miệng cho trẻ nhỏ thường xuyên để tiêu diệt mầm bệnh lây lan qua đường miệng. Tại các nơi dễ thành dịch như nhà trẻ phải có các biện pháp rất cụ thể để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm như: vệ sinh thường xuyên phòng học, đồ chơi bằng xà phòng; dọn dẹp sạch các vận dụng có nguy cơ lây bệnh như phân, tã của trẻ; yêu cầu nghỉ học các trẻ có biểu hiện sốt, nổi ban; tránh tuyệt đối tiếp xúc với trẻ bị bệnh hoặc dùng chung đồ.
vũ thị hồng đã bình luận
bé nhà em 13 tháng,cháu bị tay chân miệng mấy ngày nay,em cho cháu đi khám và đc bác sĩ chuẩn đoán là tcm độ 1.bac si cho kê đơn thuốc uống và bôi,em đã bôi cho cháu nhưng chưa thấy đỡ,hôm nay mới là ngày thứ 2.cháu nôi nhiều mụn ở đầu gối tay chân và mông,trong miệng cũng có mấy nốt đỏ,xin bác sĩ tư vấn vì em cảm thấy rất lo lắng.
phương dung đã bình luận
con tôi 16 tháng tuổi bị bệnh tai chân miệng đến nay được 2 ngày cháu nổi rất nhiều đốm đỏ và bọng nước rất ngứa, đi khám thì nói cấp 1 nhưng không có thuốc bôi. Xin hỏi có thuốc nào bôi được cho cháu bớt ngứa không ?
letin đã bình luận
Xin hỏi bác sĩ, bệnh này có trường hợp nào không gâp sốt không? cháu nhà tôi nó một vài chấm đỏ ở chân và tay, ở miệng và mông thì chưa thấy gì, cháu không hề bị sốt như vậy có phải bệnh tay chân miệng không? Xin cám ơn.
letin đã bình luận
Xin bổ sung thêm là cháu đã nỗi những chấm đỏ ở tay và chân đã được 3 ngày rồi.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Xin lỗi vì không đáp ứng được yêu cầu của bạn. Chắc hiện tại bé đã được điều trị. Mọi người trong gia đình nên tạo thói quen rửa tay xà-phòng và súc miệng nước sát khuẩn mỗi khi tiếp xúc đông người (hội họp, đi đường, đi siêu thị, chợ…) để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh qua hô hấp. Nên tắm, thay áo quần sau khi đi ngoài đường về, trước khi bế chơi với bé. Thường xuyên VS đồ chơi, vật dụng của bé bằng nước xà-phòng, VS sàn nhà, bàn ghế, giường… nước Cloramin B 0,5%.
Tran Nga đã bình luận
Cháu tôi 6 tháng tuổi, bị sốt 4-5 ngày nay rùi mà đi khám BS nói là bị sốt siêu vi. Nhưng về nhà cháu nổi những nốt đỏ nhìn giống như là bị sốt phát ban ấy, toàn thân, cũng có tiêu chảy nhưng nốt đỏ không có bọng nước, nhưng tại hiện nay đang bùng phát bệnh TCM ghê quá không biết có phải cháu mắc bệnh TCM không thưa BS? Xin giải đáp giúp, cảm ơn BS nhiều!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Xin lỗi vì chưa đáp ứng kịp yêu cầu của bạn. Chắc hiện tại bé đã điều trị khỏi sốt phát ban. Các cha mẹ nên tạo thói quen rửa tay, súc miệng và tắm thay quần áo sau khi đi làm về, trước khi bế con để giảm nguy cơ làm con lây bệnh.
ho chi thanh đã bình luận
Chao BS,chau toi bi sot 39c va bi loet trong mieng,nghi nho benh TCM toi dua ngay di BV,qua 4 ngay roi tinh hinh van khong tot hon,chau van con bi sot 39_38,5c.be' but rut,met moi….mieng bi lo nhieu lam be' kho' an,nhin thay toi lam.BS co the cho biet trong bao nhieu ngay tinh hinh benh moi tien trientot,toi xot ruot qua.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Chắc hiện tại bé đã khỏi bệnh hoặc đỡ nhiều rồi. Mong bạn thông cảm và nhận ở MYC lời xin lỗi đã không đáp ứng kịp. Chú ý VS tay, chân bằng xà-phòng ít nhất 2 lần/ ngày và VS miệng, cọ rửa đồ chơi thường xuyên. Chúc bé bình an.
lethanhvan đã bình luận
Con trai tôi 9 tuổi, tối nay tôi mới phát hiện những nốt nhỏ ở các kẽ tay và những hạt đỏ nho nhỏ ở cạnh bàn chân, cháu không bị sốt và vẫn chơi bình thường. Thưa bác sĩ, tôi nên làm gì lúc này? Cám ơn BS.
Tôi có pha nước muối ấm cho cháu rửa tay và ngâm chân. Như vậy có được không? Cám ơn BS nhiều
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên đưa đi khám BS, tăng cường uống nước trái cây có hàm lượng vitamin C cao như cam, chanh, bưởi…. Chú ý VS bằng xà-phòng rồi phơi nắng (nếu có thể) đồ chơi, đồ dùng của bé, lau sàn nhà bằng nước sát khuẩn Chlorin (pha loãng) rồi lau lại nước sạch. Lần hỏi sau (nếu có) phải xác nhận hộp thư để nhận được câu trả lời.
bao trung đã bình luận
Con tôi bệnh tay chân miệng đã 3 ngày nay rồi, khi bé sốt trên 39* thì tôi có thể dùng thuốc nhét đít cho bé được không?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn có thể dùng thuốc hạ sốt Paracetamon hình viên đạn đặt hậu môn, nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng theo tuổi bé. Khi hạ nhiệt bé ra mồ hôi rất nhiều, nên phải lau luôn luôn và thay áo kẻo cảm lạnh. Phải đi khám BS và điều trị theo đơn BS và có biện pháp phòng ngừa lây lan sang trẻ khác bằng vệ sinh lau bàn ghế, nhà cửa, đồ chơi … bằng dung dịch sát khuẩn; mọi người thường xuyên rửa tay xà-phòng và súc miệng nước sát khuẩn. Mong bé bình an và chóng khỏi bệnh.
bao trung đã bình luận
Dạ,cám ơn bác sĩ !
vu trung kien đã bình luận
con toi sot cao da 2 ngay va mieng ra rat nhieu nuoc rai va do vay do la benh gi? chau di benh vien bac si kg chuan doan ma chi cho thuoc uong ha sot
vay toi phai lam sao gio thi be khoc rat nhieu?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bé bao nhiêu tháng? Có thể mọc răng từ 6 tháng trở đi đó. Cũng có thể sốt phát ban, sau sốt 3-5 ngày ban mới nổi. Kiêng gió và nước nhé, chỉ lau người cho bé bằng nước nóng. Uống nhiều nước cam, ăn thực phẩm mềm, nhiều nước. Chúc bé bình an.