Tiền sản giật và sản giật với dấu hiệu đặc trưng là cao huyết áp, phù và có protein trong nước tiểu, có thể dẫn đến co giật và hôn mê.
Nguyên nhân của tiền sản giật chưa được hiểu rõ. Nhưng có thể là do người mẹ phát triển phản ứng miễn dịch cho thai nhi. Tình trạng này dễ gặp ở người mang thai lần đầu hoặc mang đa thai. Tiền sản giật có thể có nguồn gốc từ gia đình và dễ gặp ở những người mẹ quá 35 tuổi. Ngoài ra còn nguy cơ tiền sản giật cao thường ở phụ nữ thừa cân, có bệnh thận mãn tính, đái tháo đường hoặc huyết áp cao.
Các triệu chứng của tiền sản giật và sản giật
Ban đầu, tiền sản giật có thể không xuất hiện triệu chứng. Khi tình trạng bộc phát, các triệu chứng có xu hướng phát triển dần dần nhưng đôi khi bắt đầu đột ngột. Các triệu chứng bao gồm:
- Sưng chân, mắt cá chân, bàn tay; tăng cân quá mức do việc lưu giữ chất lỏng.
- Nhức đầu.
- Rối loạn thị giác như mờ mắt và nhìn thấy đèn nhấp nháy.
- Nôn mửa.
- Đau bụng trên.
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay nếu bạn phát triển bất cứ triệu chứng nào trong thai kỳ. Nếu không điều trị, các triệu chứng có thể xấu đi nhanh chóng.
Xem chi tiết: Triệu chứng tiền sản giật ở bà bầu
Chẩn đoán tiền sản giật và sản giật
Bác sĩ sẽ kiểm tra dấu hiệu tiền sản giật ở các lần khám thai trước sinh. Bác sĩ sẽ xem xét liệu người mẹ có dấu hiệu giữ nước, kiểm tra huyết áp cho mẹ và xét nghiệm nước tiểu. Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh tiền sản giật, người mẹ cũng có thể được sắp xếp cho các xét nghiệm máu khác nhau, bao gồm cả các xét nghiệm để kiểm tra chức năng thận.
Điều trị
Điều trị tiền sản giật phụ thuộc vào các giai đoạn của thai kỳ và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nếu có tiền sản giật nhẹ đến trung bình và ít hơn 36 tuần mang thai, bạn có thể được khuyên nên nghỉ ngơi tại nhà. Huyết áp của bạn sẽ được thường xuyên để kiểm tra đảm bảo nó không được tăng quá cao. Một số phụ nữ sẽ phải theo dõi trong bệnh viện và có chế độ nghỉ ngơi đặc biệt.
Nếu tiền sản giật nặng và thai nhi đủ trưởng thành thì thúc sinh hoặc sinh mổ được khuyến khích. Trước khi chuyển dạ, người mẹ có thể phải tiêm corticoid để giúp phổi của bào thai trưởng thành. Trong trường hợp hiếm hoi, tiền sản giật nặng phát triển trước tuần 24 thì phải yêu cầu chấm dứt thai kỳ để cứu mẹ.
Bất kể mức độ nghiêm trọng, nếu tiền sản giật sau hơn 36 tuần mang thai, bác sĩ có thể khuyên người mẹ nên sinh mổ hoặc dùng phương pháp kích thích sinh sớm.
Nếu sản giật phát triển, người mẹ có thể được cho thuốc hạ huyết áp và thuốc chống co giật để ngăn chặn cơn động kinh. Mổ lấy thai khẩn cấp sau đó được thực hiện.
Tiên lượng
Nếu tiền sản giật được xử lý trước khi nó trở nên trầm trọng, kết quả thường là tốt. Nếu phát triển thành sản giật, đời sống của người mẹ và thai nhi có nguy cơ. Cao huyết áp thường trở lại bình thường trong vòng khoảng 1 tuần sau sinh nhưng có nguy cơ khiến người mẹ phát triển bệnh cao huyết áp trong cuộc sống sau này. Khoảng 1 trong 10 phụ nữ bị ảnh hưởng có tiền sản giật ở lần mang thai trong tương lai.
nguyen hoang van đã bình luận
xin chao bac si
rat cam on cau tra loi cua bac si
khi nhan duoc phan hoi thi e da nam vien dieu tri huyet ap cao dc 4 ngay
hom nay ngay 21/3/2011, e di kham thai la 38w5d, e be can nang 3165g, huyet ap la 120/80 ,
chi so nuoc oi FDI la 6, bac si noi la nuoc oi hoi it, bao e theo doi cu dong thai cho ky, neu thay it hon thi fai vao vien nhanh, rat mong bac si giai thich cho e hieu co nguy hiem gi?
hien tai can nang cua e van nhu cu, ko tang them.
rat mong nhan duoc cau tra loi nhanh cua bac si.
xin chan thanh cam on.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Nước ối ít dần là biểu hiện chức năng bánh nhau kém đi, hiện tượng đó ảnh hưởng dễ dẫn tới suy thai. Tuy nhiên với bạn chỉ còn 1 tuần nữa "đến cữ ", bạn có thể làm SÂ liên tiếp trong 3 ngày để đánh giá mức độ thay đổi nước ối, nếu giảm nhanh hơn, đặc biệt tính chất nước ối không còn trong và có độ sánh thì vào BV mổ ngay. Theo dõi cử động của thai thì có thể nhầm lẫn với thai ngủ, rồi mình cũng ngủ nữa chứ làm sao phát hiện kịp. Chúc bạn may mắn và hạnh phúc.
nguyen hoang van đã bình luận
xin chao meyeucon!
minh kham thai khi 36 tuan thi tang 15.5kg, can nang cua minh la 73,5kg .
ket qua phan tich nuoc tieu Pro la 1+, LEU la 3+.
Test GCT 50gram = 120 mg/dl
minh bi phu do 2, huyet ap 110/70, cac lan kham truoc huyet ap la 100/70, 100/60.
ket qua sieu am e be da truong thanh, ngoi dau, BPD= 89mm, FL= 71mm
nhau bam mat truoc day do 3, oi trung binh.
bac si de nghi an nhat, uong nuoc 2l moi ngay
xin hoi MYC la voi cac ket qua kham thai nhu vay thi minh co nam trong nhom co nguy co tien san giat hay ko. mac du da co gang an nhat va uong nuoc nhieu dc 1 tuan nhung van ko thay giam phu tay chan. dung tay an vao da thay lom sau.
bay gio moi tuan minh tang khoang 1kg, nhu the co nhieu qua ko?
ket qua sieu am nhu the thi e be cua minh bay gio nang bao nhieu kg?
rat mong dc su tu van cua MYC.
XIN CAM ON RAT NHIEU!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn uống nhiều nước râu ngô, bông mã đề, ăn canh rau cải xanh để lợi tiểu chứ uống nước thường thì không đào thải nước được. Tăng cân như bạn không tốt do giữ nước nhiều. Bé cũng khá to đấy nhé, với chỉ số đường kính lưỡng đỉnh và chiều dài x.đùi bé phải khoảng 2800-3000gr (trung bình 36 tuần chỉ nặng 2500gr thôi), trong 4 tuần tới bé còn khả năng tăng 700gr nữa nếu dinh dưỡng tốt. Không nên ăn nhạt hoàn toàn (không cho muối), nên chỉ giảm còn 1/2 so với trước vì khi đi tiểu nhiều muối cũng bị đào thải, cơ thể vẫn cần muối để bù lượng đã mất.