Ung thư tử cung thường gặp ở phụ nữ nằm trong độ tuổi 50 – 60, hiếm gặp ở phụ nữ không hoặc chưa sinh hoạt tình dục. Tùy theo cấu tạo của tử cung mà người ta phân loại ra thành: ung thư thân tử cung và ung thư cổ tử cung. Nếu cả hai bộ phận đó đều bị ung thư tấn công thì được gọi chung là ung thư tử cung. Tuy nhiên, đa số các trường hợp ung thư đều xuất phát từ cổ tử cung và chỉ có một số ít xuất phát từ thân tử cung.
1. Nguyên nhân dẫn đến ung thư tử cung
Ung thư cổ tử cung:
Được cho là chứng viêm nhiễm do các loại virus nhóm papilloma (viết tắt là HPV) gây ra. Loại virus này tập trung nhiều nhất vào những năm đầu sau khi quan hệ tình dục lần đầu tiên. Nó có thể truyền từ nữ sang nam và ngược lại.
Nói một cách chính xác, ung thư cổ tử cung không phải bệnh di truyền hay tự bản thân “ủ bệnh” mà liên quan đến những kích thích từ bên ngoài như sinh hoạt tình dục sớm, sinh nở nhiều lần, nạo phá thai nhiều, sẩy thai, nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục…
Với những trường hợp này, nguy cơ mắc bệnh là vô cùng lớn. Đặc biệt, ở gái mại dâm, phụ nữ tái hôn trên 3 lần và phụ nữ bị viêm loét cổ tử cung, nguy cơ ung thư sẽ cao gấp 7 lần so với người bình thường. Bên cạnh đó, việc hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá, vệ sinh bộ phận sinh dục kém… cũng vô tình “tạo điều kiện” cho virus gây ung thư xâm nhập.
Ung thư thân tử cung:
Thường liên quan đến các yếu tố nội tiết và bệnh toàn thân như hiếm muộn, vô sinh, vô kinh, không rụng trứng, kinh nguyệt bất thường, quá béo, cao huyết áp, tiểu đường… Chính những tình trạng ấy đã góp phần làm cho chức năng của buồng trứng mất điều hòa, dẫn tới tăng tiết oostrogen – nguyên nhân gây ung thư thân tử cung.
2. Triệu chứng của bệnh
Trên thực tế, triệu chứng tiền ung thư tử cung thường nghèo nàn. Do vậy, rất nhiều chị em sau khi mắc bệnh một thời gian rồi mới phát hiện ra bệnh tình của mình, một số người phát hiện quá muộn hoặc “tưởng lầm” mình bị bệnh khác (để ung thư bước sang giai đoạn di căn) khiến cho y học cũng phải “bó tay”.
Muốn tránh các trường hợp đó, khi thấy các dấu hiệu, triệu chứng bất thường như ra máu ngoài kỳ kinh, rối loạn kinh nguyệt và tiền sử kinh nguyệt ra nhiều, khí hư lẫn máu… nên đi khám phụ khoa và làm các xét nghiệm chẩn đoán để phát hiện bệnh sớm nhất nếu mắc phải. Càng chần chừ, chậm trễ, khả năng chữa khỏi bệnh càng thấp.
4. Ung thư tử cung phát triển qua những giai đoạn nào?
Dựa trên phương cách Figo, người ta phân ung thư tử cung ra làm 4 giai đoạn phát triển bệnh:
- Giai đoạn 1: người bệnh nhiễm virus gây ung thư, tùy theo mức độ trầm trọng của sự len lỏi bệnh ung thư vào bề dày vách tử cung mà xác định bệnh đang ở giai đoạn 1A hay 1B.
- Giai đoạn 2: bệnh ung thư đã chạm đến cổ tử cung nhưng không lộ ra ngoài tử cung.
- Giai đoạn 3: phần ngoài tử cung đã bị nhiễm ung thư với một mức độ lan rộng tương đối nghiêm trọng. Ở giai đoạn 3A, một vòi trứng hay buồng trứng có thể đã bị lấn tới; ở giai đoạn 3B, bệnh đã lan tới âm đạo; còn ở giai đoạn 3C, một hay một số hạch đã bị nhiễm bệnh.
- Giai đoạn 4: ung thư di căn rộng rãi, thậm chí đã lan đến bóng đái, ruột hoặc bụng.
5. Các phương pháp điều trị phổ biến
- Đối với ung thư cổ tử cung: có thể phòng ngừa phần nào bằng thuốc ngừa HPV hiện đã có mặt tại Việt Nam. Nếu mắc bệnh mà được phát hiện sớm thông qua việc khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung – âm đạo, khả năng chữa khỏi có thể đạt 90 – 95%. Đặc biệt, phương pháp phết tế bào cho phép phát hiện những tổn thương tiền ung thư, diệt ung thư từ trong “trứng nước”; tiếp sau đó chỉ cần áp dụng cách điều trị: khoét chóp, tức là chỉ cắt bỏ cổ tử cung.
- Đối với ung thư thân tử cung: chủ yếu được điều trị bằng phẫu thuật cắt tử cung toàn phần và vòi trứng – buồng trứng 2 bên. Đôi khi bệnh nhân cần được xạ trị để tránh tái phát. Ở giai đoạn muộn, khi không thể phẫu thuật được, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng xạ trị và hóa trị.
Xin lưu ý thêm, đối với tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, các bác sỹ sẽ đưa ra những phương pháp chữa trị kết hợp một cách hiệu quả nhằm chặn đứng và từng bước tiêu diệt bệnh. Chỉ có điều, không nên để bệnh đã bước qua giai đoạn nguy hiểm mới tiến hành khám chữa.
nguyễn thị thu hường đã bình luận
Nếu muốn đi khám và tiêp vác xin phòng ngừa HPV thì cho tôi hỏi phải tốn bao nhiêu vì tôi nghe nói là làm các xét nghiệm và tiêm vác xin phòng ngừa phải mát 5000.000 đ có phải không. Nếu mà thực tế đắt như thế thì những phụ nữ không có điều kiện thì làm sao có thể được tiêm. Xin cho ý kiến. Chân thành cảm ơn