Thủy đậu lây lan trong cộng đồng rất dễ dàng. Biến chứng phổ biến nhất của bệnh là nhiễm trùng các nốt ban dẫn đến nhiễm trùng da, có thể dẫn đến sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ bên ngoài, dễ làm trẻ mất tự tin khi lớn lên.
Thống kê tại Bệnh viên Nhi đồng cho thấy bệnh thủy đậu xảy ra tập chung từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, trong đó nhiều nhất là vào tháng 3 với những biến chứng khó chữa.
Thủy đậu lây lan trong cộng đồng rất dễ dàng. Biến chứng phổ biến nhất của bệnh là nhiễm trùng các nốt ban dẫn đến nhiễm trùng da có thể dẫn đến sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ bên ngoài dễ làm trẻ mất tự tin khi lớn lên. Ngoài ra, những biến chứng nặng khác có thể tác động nghiêm trọng đến đời sống của trẻ trong thời thơ ấu như viêm não, viêm phổi thậm chí có thể tử vong do thủy đậu. Riêng phụ nữ mang thai 3 tháng đầu chẳng may bị thủy đậu, em bé sinh ra dễ bị dị dạng.
Thủy đậu lây lan cao
Trẻ bị thủy đậu khi nói, ho, hắt hơi, khóc… các virus sẽ phát tán trong không khí. Thậm chí có thể lây khi trẻ tiếp xúc với dụng cụ học tập, đồ chơi, quần áo của bạn… có chứa virut gây bệnh. Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan, xảy ra nhiều ở những nơi đông đúc như nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học, văn phòng,…
Sự hối hận muộn màng
Một số trẻ không được quan tâm chăm sóc kỹ, nên khi trẻ gãi móng tay vào mụn nước, chúng vỡ ra gây nhiễm trùng. Lẽ ra con siêu vi trùng này chỉ gây tổn thương sâu da của trẻ, khi lành bệnh có thể tạo thành sẹo. Lúc ấy, với các bà mẹ là “sự hối hận muộn màng” còn trẻ sẽ mất tự tin khi lớn lên.
Trường hợp hiếm, nhưng xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng, đề kháng kém là siêu vi trùng không ở lớp da bên ngoài, chạy thẳng vào máu, tàn phá các cơ quan như thận, não, gan… gây tình trạng sốt dao động, trẻ li bì, quờ quạng tay chân, co giật phải đưa gấp đến bệnh viện vì trẻ đã bị viêm não do thủy đậu.
Phòng ngừa
Bệnh thủy đậu lây lan sớm, độ lây lan cao nên chủng ngừa bằng vắc-xin là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa bệnh và giảm độ nặng của bệnh. Tiêm ngừa 2 liều để trẻ được bảo vệ tốt nhất. Hai liều vắc-xin thủy đậu là cần thiết cho trẻ.
Sử dụng vắc xin
Nên tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Trẻ em và người lớn nên tiêm ngừa 2 liều vắc xin thủy đậu để được bảo vệ phòng tránh thủy đậu một cách tối ưu, giảm tỷ lệ mắc thủy đậu mặc dù trước đó có chủng ngừa. Liều thứ 2 cách liều đầu tốt nhất sau 6 tuần.
Tiêm ngừa nên được thực hiện trước khi mùa bệnh xảy ra để tránh nhu cầu tăng cao gây khan hiếm thuốc chủng ngừa. Tiêm sau khi tiếp xúc với người bệnh đôi khi vẫn có thể mắc bệnh, do đã bị nhiễm bệnh mà vắc xin chưa kịp có tác dụng.
Phụ huynh nên đưa trẻ đến các bệnh viên Sản, Nhi, Trung tâm y tế dự phòng để được tư vấn tiêm ngừa thủy đậu. Nếu có điều kiện, thanh thiếu niên và người lớn cũng nên đi tiêm ngừa để được bảo vệ khỏi bị thủy đậu, tránh lây lan trong cộng đồng khi bùng phát dịch.
Phương Thêu đã bình luận
Thưa BS sáng chủ nhật 30/9 vừa rồi con gái em được 4 tuổi, cháu tối t7 vẫn chơ,i sức khỏe bình thường. Đến khoảng 5 giờ sáng cháu đang ngủ thì tỉnh dậy ho và nôn. từ lúc đó đến 7 giờ sáng cháu nôn 3 lần ra toàn nước bọt. rồi đến 8 giờ em thấy trên ngực và bụng, sau mang tai, chán, cháu nổi những mụn đỏ phỏng có nước,có mụn đã bị vỡ để lại vết đỏ hơi lõm khoảng 10 mụn. Biểu hiện là cháu kêu đau bung, đi ngoài 1 lần,chóng mặt, sốt nhẹ, mụn thì ngứa. Rồi đến khoảng hết ngày 17h thì trên cơ thể cháu mọc thêm nhiều mụn ở lưng, chân và đến đêm khoảng 1h30 em thấy trên lòng bàn tay cháu cũng nổi mụn hồng có nước. VẬy BS cho em hỏi biểu hiện bệnh trên có phải bệnh thủy đậu không?Em chân thành cảm ơn BS và mong được nhận tin trả lời sớm nhất. Vì em đang rất lo bởi bệnh giao mùa và bây giờ xuất hiện cả bệnh TCM nữa.
Bach Duong đã bình luận
thua BStoi muon hoi benh chan tay mieng nghia la the nao toi co nghe va doc nhung chua ro lam vay mong BShay noi cho toi duoc ro hon duoc ko tran thanh cam on BS
vũ thị thanh thuỷ đã bình luận
Thưa BS.bé nhà em năm nay được 4tuôi.bé nổi mụn màu hồng em đã cho đi khám,bs nói làcháu bị thuỷ đậu em đã đc cho thuốc uống,bs có nói phải kiêng nước kiêng gió.nhưng em cũng quên hỏi phải kiêng những đồ ăn gì? BS tư vấn cho em với ạ.em cảm ơn!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Tránh ăn chất tanh. Nên ăn mềm, lỏng, uống nhiều nước trái cây có hàm lượng vitamin C cao như cam, chanh, bưởi, nho, cherry… Cảnh giác với bệnh tay- chân- miệng đang phát triển trong cộng đồng, dễ nhầm với thủy đậu (bạn không nói rõ bé nổi mụn ở đâu). Nên tìm hiểu xem các bé cùng học, chơi với bé có cháu nào đã mắc bệnh TCM không. Nếu đúng bệnh thủy đậu thì nên mua cỏ chân vịt về nấu lấy nước lau người rửa chân tay cho bé.