Phụ nữ mang thai không hút thuốc nhưng ngửi phải khói thuốc của người khác cũng có nguy cơ cao dẫn đến thai nhi chết non hoặc trẻ sinh ra bị khuyết tật bẩm sinh.
Phụ nữ hút thuốc trong thai kỳ dễ dẫn đến thai chết lưu, sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc bị khuyết tật bảm sinh.
Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Nottingham ở Anh đã phân tích 19 nghiên cứu từ phụ nữ không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc trong khi mang thai. Các số liệu cho thấy, có sự gia tăng 23% nguy cơ thai chết lưu có liên quan đến việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động và tăng 13% nguy cơ trẻ sinh ra bị khuyết tật bẩm sinh.
Các phân tích cũng cho thấy, tiếp xúc khói thuốc còn dẫn đến hiện tượng sẩy thai trước 20 tuẩn tuổi hay tử vong trong thời gian sinh.
Tiến sĩ Jo Leonardi-Bee thuộc trung tâm Kiểm soát thuốc lá của Đại học Nottingham, cho biết: “Việc tiếp xúc với khói thuốc trong thời kỳ mang thai làm tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc con sinh ra dễ bị dị tật bẩm sinh”, “những phát hiện này khẳng định tầm quan trọng của việc tiếp xúc với khói thuốc, cả trong nhà cũng như ở nơi công công”.
Theo các chuyên gia ước tính, có khoảng 126.000.000 người tại Mỹ không hút thuốc nhưng thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc. Jonathan Winickoff P., bác sĩ Nhi khoa thuốc trường Đại học Y Harvard, chuyên nghiên cứu về ảnh hưởng của khói thuốc tới trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cho biết, hút thuốc trong thời kỳ mang thai là nguyên n hân hàng đầu ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ và phải vào phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU)”
Ông còn nói rằng, 1% trẻ sơ sinh NICU là do có tiếp xúc với khói thuốc lá.