Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Tìm hiểu về viêm họng ở bà bầu

Thời tiết chuyển mùa rất dễ gây nên viêm họng không chỉ với người bình thường và đặc biệt là các bà bầu. Viêm họng là chứng bệnh thường gặp ở bà bầu trong quý I của thai kỳ.

Nguyên nhân

  • Thay đổi thời tiết, trúng gió.
  • Cơ thể mệt mỏi, bị ốm, nhiễm khuẩn.
  • Virus gây suy giảm hệ miễn dịch.

Một số nhà khoa học cũng đưa ra giả thuyết rằng, do thay đổi nội tiết tố khi mang thai làm cho niêm mạc họng kém, dễ bị viêm nhiễm. Đó cũng là lý do giải thích vì sao phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus trong giai đoạn mang thai.

Ngoài ra, thói quen ăn mặn cũng có khả năng gây nên tình trạng viêm họng. Vì ăn mặn sẽ giảm bớt sự bài tiết nước bọt, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi trong miệng. Hơn nữa, ăn mặn có thể làm giảm sức đề kháng của niêm mạc họng.

Biểu hiện

Có 2 cấp độ viêm họng thường thấy ở bà bầu là viêm họng cấp và viêm họng mạn tính.

  • Viêm họng cấp: Có biểu hiện sốt, đau họng, ho, tắc nghẹt mũi.
  • Viêm họng mạn tính: Triệu chứng bao gồm khô họng, ngứa họng, ho húng hắng, họng tăng tiết dịch nhày, hơi thở hôi…

Phương pháp khắc phục

  • Ngừng hút thuốc (nếu bạn có thói quen này), tránh xa môi trường có khói thuốc lá. Khói thuốc khiến cho cổ họng của bạn bị viêm nhiễm nặng nề hơn.
  • Bổ sung dưỡng chất: Sự suy giảm hệ miễn dịch gây nên tình trạng mệt mỏi, suy nhược, chảy nước mũi, viêm họng… có thể do thiếu chất. Sắt, kẽm, các loại Vitamin A, C… có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống lại vi khuẩn hiệu quả.
  • Đồng thời, bạn cũng nên ăn nhiều loại thức ăn giàu vitamin B như gan động vật, các loại sữa, giá đỗ… có tác dụng làm vết thương mau lành, tiêu viêm sưng đường hô hấp. Những thức ăn có chất keo như móng giò, cá, hải sản… cũng có tác dụng làm lành chỗ viêm họng.

Lưu ý khi sử dụng thuốc

Nếu tình trạng viêm họng kèm theo các dấu hiệu như cảm cúm, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, không nên tự mình dùng thuốc điều trị. Nếu không, thuốc sẽ gây tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi.

– Nếu nguyên nhân của viêm họng là do vi khuẩn, bạn có thể được điều trị bằng kháng sinh. Nhóm thuốc được chỉ định trong thời gian mang thai là beta lactam (sử dụng theo đơn của bác sĩ).

– Nếu nguyên nhân của viêm họng do virus thì không cần sử dụng kháng sinh. Bạn chỉ cần điều trị dứt điểm triệu chứng cảm cúm là được. (Một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt có thể gây dị tật thai nhi trong quý I của thai kỳ hoặc làm thai nhi ngộ độc (trong quý II, III). Có thể sử dụng nhóm thuốc hạ sốt như paracetamol nhưng cần tuân theo sự chỉ dẫn nghiêm ngặt của bác sĩ. Kể các những loại thuốc ho có tính chất thảo mộc, bạn cũng không nên tùy ý sử dụng.

Nhiều thai phụ mắc sai lầm khi cho rằng những loại thuốc ngậm sẽ an toàn. Thành phần cơ bản của thuốc ngậm là kháng sinh, chất chống viêm, giảm phù nề và hương liệu (cam, chanh, bạc hà…). Các bác sĩ khuyến cáo rằng, bất kể một loại thuốc nào cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và thai nhi nên thuốc ngậm cũng có khả năng hấp thụ vào máu người mẹ, qua nhau thai vào trong cơ thể em bé trong bụng. Thay vào đó, bạn chỉ nên dùng nước muối ấm pha loãng để sát khuẩn họng.

Cách phòng tránh

  • Luôn dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, thoáng đãng để đề phòng những loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Bạn nên đặc biệt chú ý giữ gìn sao cho phòng ngủ luôn thoáng khí mà không bị gió lùa trực tiếp.
  • Không đến thăm hoặc tiếp xúc với những người bị cảm cúm vì bạn có thể bị lây nhiễm cảm cúm và mắc chứng viêm họng.
  • Nếu phải đi ra ngoài đường, bạn nên đeo khẩu trang (loại khẩu trang y tế tốt hơn loại thường vì nó có khả năng lọc bụi và ngăn ngừa vi khuẩn).
  • Có thể súc miệng với nước muối loãng hoặc nước súc miệng để sát trùng răng, miệng và bảo vệ cổ họng.
  • Bàn chải đánh răng bị nhiễm khuẩn cũng có thể trở thành thủ phạm gây viêm họng. Bạn nên pha một cốc nước muối nóng hàng sáng để vệ sinh bàn chải trước khi đánh răng.
  • Uống nước lạnh rất dễ gây viêm họng vì nó làm nhiệt độ ở họng giảm đột ngột. Bạn không nên uống nước lạnh, nhất là trong những ngày giá rét. Nên pha ấm nước và uống từ từ, từng ngụm nhỏ.
  • Bạn nên tập thói quen cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, nên ăn các loại hoa quả tươi, rau xanh được hấp, luộc… Hạn chế những loại thức ăn rán, xào, khô, cay và nhiều chất béo.

Một lời khuyên cho các bà bầu: không chủ quan khi bị đau họng

Một báo cáo của trung tâm bà mẹ và trẻ em cho thấy sự gia tăng các trường hợp bị nhiễm trùng cổ họng (gọi là Strep A). Tình trạng này có thể dễ dàng được điều trị bằng thuốc kháng sinh nhưng cũng có khi nguy hiểm, thậm chí gây tử vong cho phụ nữ mang thai.

Triệu chứng bao chỉ là đau họng nhẹ (hoặc nhiễm trùng da) nhưng phụ nữ mang thai và người vừa sinh con rất dễ tiến triển thành nhiễm trùng. Báo cáo cho thấy, nhiều người mẹ xuất hiện những triệu chứng nhẹ nhưng đi khám bác sĩ lại phát hiện dấu hiệu của bệnh nặng hơn. “Nhiều người mẹ và gia đình họ không nhận ra họ đang bị bệnh và họ cũng không có những triệu chứng đáng để bận tâm” – báo cáo nêu rõ.

Lời khuyên dành cho tất cả người mẹ là phải lưu ý đến vệ sinh, rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi sử dụng giao thông công cộng.

Meyeucon.org - 17/03/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Viêm họng khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Một số bài thuốc tự nhiên chữa viêm họng cho bà bầu
  • 3 vấn đề cần biết về chứng viêm họng khi mang thai
  • Viêm họng nhưng không sốt có ảnh hưởng tới thai nhi không?
  • Có nên dùng kháng sinh điều trị viêm họng khi mang thai?
  • [Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Bình luận

  1. thuy phuong đã bình luận

    22/11/2012 at 1:52 chiều

    E co thai duoc 8 tuan nhung bi viem hong chay mui va nget mui vay co anh huong toi thai khong thua bac si,e co song de tri cam co duoc khong vay bac si xin cho e loi khuyen,chan thanh cam on bac si

    Trả lời
  2. phuong hoa đã bình luận

    27/12/2011 at 7:17 chiều

    Mình có thai được 5 tuần thì bị ngạt mũi, có đờm xanh và ho nhiều. Bác sĩ cho mình uống Amoxilin. Xin hỏi như vậy có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

    Trả lời
  3. Thu Huyền đã bình luận

    29/03/2011 at 3:53 chiều

    Thưa bác sĩ, năm nay em 25 tuổi. em lập gia đình được gần 6 tháng. tháng đầu tiên em dùng thuốc tránh thai mercilon, 2 tháng sau em dùng BCS để tránh thai. Sau đó, em có tiêm vắc xin ngừa cúm và rubella. Em cũng đã tiêm 1 mũi phòng chống ung thư cổ tử cung.3 mũi tiêm trên em tiêm 3 tuần liên tiếp và mũi cuối cùng vào tháng 11. Vì em thay đổi ý định sinh con, và muốn sinh con năm nay nên bác sĩ tiêm vắc xin khuyên em sau 3 tháng (kể từ tháng 11 năm ngoái) thì nên có thai là tốt nhất và sau khi sinh 1 thời gian có thể tiêm 2 mũi phòng ung thư cổ tử cung còn lại. Vợ chồng em quan hệ cũng khá thường xuyên, và em có canh ngày trứng rụng, tuy nhiên sau 3 tháng từ tháng 1 đến nay, em vẫn chưa có bầu. Tháng trước em đã uống hết 2 vỉ Saferon để bổ sung Axit folic. Vậy xin hỏi bác sĩ em có nên quá lo lắng và 2 vợ chồng em có nên đi khám không ah? Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ.

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      30/03/2011 at 5:14 sáng

      Chưa có gì đánh lo lắng quá. Bạn nên bình tĩnh, có khi lo quá gây stresst lại khó có thai. Bạn thông tin thêm về "canh" rụng trứng thế nào, để có thể tư vấn thêm. Không có thai đợt này có khi còn là may mắn đấy vì đang có dịch sốt ban Rubella nhiều người đã phải nạo bỏ thai vì nhiễm R.

      Trả lời
  4. thuhang đã bình luận

    24/03/2011 at 8:40 sáng

    Cho mình hỏi với!
    Sau khi quan hệ 1 ngày, mình có sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, mình không nhớ tên thuốc, nhưng có 2 viên, và viên thứ 2 mình uống chậm so với thời gian quy định là 10 phút. Một thời gian sau, mình bị ốm, ho nhiều, mình đã uống terpin 2 ngày, mỗi ngày 4 viên, nhưng do không thấy kinh nguyệt như bình thường nên mình dừng lại, không uống thuốc nữa khi chưa khỏi và kiểm tra. 3 ngày sau mình đi siêu âm, thai đã được 5 tuần 6 ngày. Mình muốn hỏi, việc mình sử dụng thuốc như thế có ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      03/04/2011 at 10:52 chiều

      Chắc chắn ảnh hưởng không tốt. Nếu muốn đẻ bạn nên theo khám thai CT sàng lọc trước sinh để sớm phát hiện bệnh tật (nếu có)

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn