Trẻ sinh mổ có nhiều đặc điểm rất khác với trẻ sinh thường vì thế để giúp bé phát triển tốt, cần chú ý một số vấn đề trong việc chăm sóc bé.
Đặc điểm trẻ sinh mổ
Nghiên cứu gần đây tại Phần Lan cho thấy, cách trẻ được sinh ra có ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ miễn dịch ở trẻ. So với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ bị thiệt thòi do hệ vi sinh đường ruột phát triển chậm hơn. Các nhà nghiên cứu tin rằng, quá trình chuyển dạ “đánh thức” hệ miễn dịch của bé.
Trẻ khi sinh ra, trong quá trình chui qua ống sinh của mẹ, đã được tiếp xúc với vi khuẩn cơ thể mẹ và qua đó kích thích sự khu trú các vi khuẩn tốt trong ruột của bé. Trẻ sinh bằng phương pháp sinh mổ, phần lớn phải cần tới 6 tháng để đạt được số lượng vi khuẩn tốt, trong khi đó trẻ sinh thường chỉ cần mất 10 ngày đã có được. Càng có nhiều vi khuẩn tốt trong ruột, hệ miễn dịch của bé càng được kích hoạt và huấn luyện sớm giúp bé mạnh khoẻ.
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lí học: Trẻ sinh mổ không phải chịu áp lực qua ống sinh của mẹ, chúng chưa được rèn luyện về xúc giác và cảm giác bản năng, dễ dẫn tới mẫn cảm về tinh thần, không tập trung chú ý, chân tay vụng về. Đó có thể là lí do vì sao trẻ sinh mổ thường dễ bị các bệnh nhiễm trùng, dị ứng hơn và khi lớn lên trẻ thường vụng về hơn so với trẻ sinh thường.
Chăm sóc trẻ sinh mổ
Cho trẻ bú sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Sữa mẹ không những chứa hỗn hợp hoàn hảo các chất đạm, các vitamin và khoáng chất cho nhu cầu phát triển của trẻ. Sữa mẹ còn chứa một lượng các vi khuẩn tốt như: bifidobacteria và lactobacillii có lợi cho tăng cường bảo vệ miễn dịch cho trẻ. Những vi khuẩn này qua sữa mẹ vào cơ thể bé trực tiếp, từ đó giúp kích hoạt, bảo vệ miễn dịch sau sinh cho trẻ.
Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa các oligosaccharides và các yếu tố khác giúp tăng cường sự phát triển của hệ vi sinh đường ruột ở trẻ nhỏ. Vì thế, sữa mẹ là tốt nhất cho tất cả các trẻ kể cả trẻ sinh thường và sinh mổ. Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ có thể bị thiệt thòi vì thiếu hụt các vi khuẩn có lợi này.
Cân bằng não
Ba tháng đầu tiên sau khi sinh, trẻ cần được bế ẵm, vỗ về, hoặc cho trẻ nằm trong nôi để rèn khả năng cân bằng tiền đình. Khi trẻ được 7, 8 tháng tuổi, cần tập cho trẻ bám, vịn và đi. Cha mẹ không nên cho trẻ tập đi sớm, khi trẻ lớn hơn có thể cho trẻ tập đi trên mặt phẳng.
Cảm giác bản năng
Trẻ sinh mổ cảm giác không được nhạy cảm, khả năng điều hoà cơ thể kém, động tác vụng về, một số trẻ còn gặp khó khăn về khả năng ngôn ngữ. Khi trẻ lớn, cha mẹ cần tập cho chúng các môn thể thao như: chơi bóng, cầu lông, nhảy dây, đá cầu…
Xúc giác
Nếu sau ba tuổi mà trẻ vẫn mút tay, cắn các đồ chơi thì có thể đó là phản ứng mẫn cảm của xúc giác do ảnh hưởng của việc sinh mổ. Cha mẹ có thể giúp trẻ tăng khả năng mẫn cảm của xúc giác bằng các cách sau:
– Cho trẻ chơi với cát, nghịch nước, nhảy bậc để tăng khả năng mẫn cảm của xúc giác.
– Sau khi tắm cho trẻ, cha mẹ dùng khăn khô cuốn quanh cơ thể trẻ cũng có tác dụng kích thích xúc giác ở trẻ.
– Cha mẹ nên khuyến khích trẻ thường xuyên chơi các trò chơi có sự tiếp xúc với các bạn.
Nguyễn Thị Huyền Trang đã bình luận
Con gái tôi được 3 tháng, 20 ngày. Nặng 5,7kg. Dài 62cm. Cháu bú mẹ ít và mỗi ngày ăn thêm được khoảng 50ml sữa công thức. Vì cháu rất lười ăn và ngủ ít lại hay bị chớ. Đi ngoài bình thường. Xin hỏi có phải cháu nhà tôi bị còi không? và tư vấn cho tôi các giải pháp để chăm sóc bé được tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Với tháng tuổi và cân nặng, chiều cao như vậy là xít soát chuẩn, nhưng có vẻ như chưa cứng cáp. Bạn không nên cho bú bình sẽ mất dần sữa mẹ. Để duy trì sữa mẹ quí giá chú ý cho bé bú xong phải vắt hết sữa còn lại để vú rỗng thì mới khởi động "dây truyền sản xuất" sữa. Nên uống nhiều nước sau khi ăn, sau cho bú nên ăn bổ sung bữa phụ (cháo, bánh, xôi…). Nên tranh thủ ngày nắng ấm cho bé tắm nắng. Mẹ uống bổ sung Obimin để tăng cường vi chất cho cả 2 mẹ con. Sau khi cho bé ăn nên bế vác ấp tựa đầu bé vào vai, vỗ lưng cho bé khoảng 10-15 phút mới đặt nằm sẽ giảm trớ.
Luong Thi Hai Yen đã bình luận
MYC than men.Toj moj sjnh mo chau gaj hom 17thang3.Toj thay van dau lung va mong suot tu khj mang thaj thang cuoj.Ljeu toj co can chua trj gj khong?Be nha toj hay bj nac, ca luc dang nam choj hay an xong.Toj phaj lam gj de be het nac nhj?Cam on MYC nhe.Mong som hoj am.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên tập ngay thể dục hàng ngày từ nhẹ rồi tăng dần. Đau lưng và mông rồi sẽ khỏi. Bạn nên đội mũ che thóp cho bé, khi bé nấc nên cho bé bú tiếp 1 vài hơi sẽ hết.