Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Bệnh tay chân miệng – Phòng ngừa, điều trị và dinh dưỡng

Hiện nay, bệnh tay chân miệng như mối họa lơ lửng trên đầu tất cả các trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh rất dễ lây lan và lây lan dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là chỉ có thể phòng tránh, bởi vì hiện vẫn chưa có một loại thuốc ngừa cũng như thuốc đặc trị nào.

Một số biểu hiện cơ bản của bệnh

Nếu các bậc phụ huynh chú ý quanh sát kỹ thì sẽ phát hiện rất nhanh các triệu chứng ban đầu của bệnh. Bởi vì, theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, trong giai đoạn ủ bệnh hoặc là trong vòng từ 3-5 ngày tiếp xúc với trẻ bị bệnh, trẻ cũng đã xuất hiện các triệu chứng như:

  • Sốt cao, thường khoảng 38-39°C
  • Trẻ chán ăn, hoặc đau bụng
  • Đau rát cổ họng
  • Buổi tối trẻ thường khó ngủ hơn mọi ngày, thay vào đấy là khó tính, quấy khóc…
  • Loét miệng: Bình thường thì sau khoảng từ 1 đến 2 ngày, trẻ đã xuất hiện triệu chứng loét miệng. Các nốt đỏ mọc lan ra trong miệng, nhất là chúng mọc ở quanh lưỡi, lợi và mặt trong má.
  • Nổi ban trên da: Sau khi xuất hiện tràn lan trong miệng, những nốt nhỏ màu đỏ sẽ bắt đầu xuất hiện ở dưới da của trẻ. Nhất là ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thỉnh thoảng gặp ở mông và háng. Những nốt này có kích thước khoảng 2-5mm, ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục.

Chú ý: có một số trường hợp đặc biệt thì trẻ chỉ bị loét ở miệng, Các nốt ban trên da rất ít, hoặc là nó không rõ đôi khi chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban.
Biến chứng của bệnh. Bệnh có thể gây biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi. Đây là một biến chứng rất hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong, thường do chủng Enterovirus típ 71 gây ra.

Bệnh chân tay miệng đang diễn biến phức tạp ở nhiều nơi
Bệnh chân tay miệng đang diễn biến phức tạp ở nhiều nơi

Các cấp độ của bệnh

  • Độ 1: Cấp độ nhẹ nhất, trẻ chỉ bị loét miệng và hoặc xuất hiện ban đỏ nhẹ ở da.
  • Độ 2: Trẻ có biểu hiện rung giật liên tục, khó chịu, bức rức.
  • Độ 3: Ở cấp độ này trẻ sẽ bị yếu liệt chi, hoặc bị liệt các dây thần kinh sọ…
  • Độ 4: Đây là cấp độ nặng nhất, trẻ có thể bị suy hô hấp, phù phổi, thậm trí là tăng huyết áp…

Phân biệt bệnh với các loại bệnh khác

Viêm loét miệng: với viêm loét miệng thường có vết loét sâu, có dịch tiết, hay tái phát; còn với chân tay miệng, vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

Bệnh dị ứng qua triệu chứng: bệnh dị ứng xuất hiện các ban hồng, ban đa dạng, không có phỏng nước, có thể xuất hiện ở khắp cơ thể hoặc một khu trú nào đó.

Đặc biệt, bệnh cũng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh do nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi. Có thể nhận biết được 2 bệnh này nếu chú ý: trẻ có nốt ở bụng, tay, chân… thì không phải tay chân miệng.

Các biện pháp phòng ngừa

Cho trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước;

Các vật dụng của trẻ như đồ chơi, bình sữa… cần được vệ sinh sạch sẽ. Tuyệt đối không cho trẻ hôn, ôm hoặc dùng chung đồ dùng… với trẻ em bị bệnh.

Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn

Che miệng và mũi khi trẻ hắt hơi và ho

Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách.

Phương pháp điều trị

Nguyên tắc:

  • Các bậc phụ huynh cần chú ý quan sát kỹ các biểu hiện khác thường của trẻ để phát hiện sớm triệu chứng ban đầu của bệnh. Chỉ điều trị tại nhà khi trẻ bị bệnh nhẹ (cấp độ 1).
  • Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, trước khi dùng hạ sốt hoặc bất kỳ các loại thuốc khác cần tham ý kiến của bác sĩ.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi.
  • Bổ sung thêm một số loại vitamin theo chỉ định của bác sĩ.
  • Khi có bội nhiễm thì cho trẻ dùng kháng sinh theo toa bác sĩ.
  • Mang trẻ đến viện khám lại sau 2 ngày, quan sát các biểu hiện của bệnh, nếu có biểu hiện khác thường cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh tay chân miệng

Lúc bị bệnh trẻ thường thấy khó chịu nên có cảm giác chán ăn hoặc hay bỏ bữa. Chính vì vậy các bậc phụ huynh cần chú ý hơn trong việc ăn uống của trẻ bằng cách:

  • Cho trẻ ăn những món yêu thích, tuy nhiên phải đảm bảo vệ sinh.
  • Cho trẻ ăn khi thức ăn đã để nguội, vì thức ăn nóng sẽ gây tổn thương cho vết loét, khiến trẻ đau rát, khóc thét.
  • Cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng, mềm dễ nuốt nhưng vẫn đảm bảo đủ chất, bởi đồ ăn mềm giúp bé dễ ăn hơn, không ảnh hưởng đến các vết loét bên trong miệng, còn đồ ăn cứng thường khiến bé bị đau rát miệng tránh ăn, bỏ ăn.
  • Nếu trẻ biếng ăn thì có thể cho trẻ ăn thêm sữa, có thể là sữa chua, sữa bột hoặc sữa dinh dưỡng. Cháo nấu nhuyễn, súp hầm kỹ, nước hoa quả tươi là những thức ăn tuyệt vời cho trẻ lúc này. Hoặc thay thế bằng một hũ yaourt, một ly sữa mát.
Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bài viết liên quan

  • Nhiều trẻ em nhập viện vì mắc lại bệnh tay chân miệng
  • Bệnh chân tay miệng và biến chứng
  • Phát hiện sớm và đúng bệnh chân tay miệng
  • Bệnh tay chân miệng là gì?
  • Bệnh tay chân miệng làm tử vong bệnh nhi đầu tiên trong năm 2012

Bình luận

  1. pham thi loan đã bình luận

    13/07/2013 at 6:31 chiều

    Thua bac si. toi la Pham Thi Loan toi dang song tai Da Lat. con toi 19 thang tuoi chau nhap vien vi viem phe quan. Khi xuat vien duoc 2 ngay thi chau bi sot cao va khong chiu uong sua. Mieng chau xuat hien nhung vet trang dai o nuou ngay chan rang roi tiep tuc xuat hien nhung dom nuoc nho mau hong o luoi va nhung vet dai mau trang duc o luoi quanh mieng chau co nhung not do bong nuoc nua. Toi cho chau toi benh vien kham bac si chuan doan chau chi bi viem niem mac mieng va cho thuoc dieu tri duong ruot. 3 ngay sau tay chau lai xuat hien vet trang duc rat to o dau ngon tay va sung phong len. Vet o dau ngon tay chau vo ra khong loet nhung lai xuat hien them cac dom tron nho mau trang duc o long ban tay nhung noi khac khong thay dau hieu gi. Lan nay toi cho chau toi benh vien xet nghiem mau bac si van chan doan chau khong bi chan tay mieng va khong cho nhap vien. Bac si ke don cho chau thuoc mecefix,augmentin,zinc sulphate syrup vitaminC va chymotrysine. Chau khong con sot va da an ngu duoc. Khong thay dau hieu run chi hay loang choang. Vet loet o mieng da bot nhieu nhung o long ban tay van co chieu huong lan ra. Co nguoi noi voi toi la chau nhap vien truoc nen chau bi nong vi chich thuoc va uong thuong tay nhieu ma thoi nhung toi khong tin vi toi len mang thay tinh trang con toi giong voi nhung be da bi mac benh. Toi rat lo lang. Lieu con toi co phai da mac benh tay chan mieng? Va toi phai lam gi de nhung vet trang va not bong nuoc khong bi nhiem trung va lan ra? Chung nao chau moi khoi benh ? Xin bac si tu van giup toi de toi biet nhung viec toi can lam trong luc nay. Voi tinh trang cua chau hien gio co can thiet phai cho chau nhap vien khong? Xin chan thanh cam on bac si.

    Trả lời
  2. vũ văn tân đã bình luận

    21/05/2013 at 4:09 chiều

    Thưa bác sỉ, con em được gần 9 tháng tuổi, 2 ngày nay cháu mọc nhiều mụn li ti ở tay, lưng,mông . giờ mọc thêm nhièu bóng nước nhưng cháu vẩn ăn uống tốt và không bị sốt. đi khám bác sĩ nói bị chân tay miệng , nhưng về có bác sĩ gần nhà nói bị thủy đậu. em chẳng biết làm sao nữa. xin bác sĩ tư vấn giúp em

    Trả lời
  3. Nguyễn Thu Hà đã bình luận

    11/05/2013 at 11:31 sáng

    Kính chào bác sỹ!
    Bé nhà em 1 tuổi,nặng 10.5kg.ngày 7/5/2013 bé xuất hiện các nốt đỏ ở tay và chân,sốt nhẹ,bé ăn bình thương nhưng rất ít uống sữa và nước(bé bú sữa công thức).sau khi theo dõi ngày 9/5/2013 em cho bé đi viện khám,bác sỹ chuẩn đoán bé bị chân tay miệng độ 1,kê viamin b2& pp,dặn dùng nước chè xanh tắm cho bé,giữ vệ sinh sạch sẽ,ko phải ăn kiêng,nhưng đến ngày hôm nay 11/5 bé vẫn sốt nhẹ,bé vẫn ăn bình thường nhưng ko chịu uống sữa,uông rất ít nước,lý do tại sao ạ?các nốt đỏ to dần thành mụn nước và vỡ ra.em muốn hỏi liệu bé có biến chứng gì không,các nốt mụn vỡ em có thể bôi thuốc gì cho bé? em thấy các mẹ mách dùng Acyclovir hay Xanhtilen,thì dùng loại nào được ạ? em muốn dùng lá trầu không,cam kiềm,chè xanh ngâm chân và tay cháu có sao ko?
    Mong bác sỹ trả lời sớm vì em dang rất lo lắng,cám ơn bác sỹ!

    Trả lời
  4. nguyễn thị dung đã bình luận

    13/04/2013 at 2:10 chiều

    con trai tôi 20 tháng tuổi,cháu bị mọc 1 nốt có mủ ở trong lòng bàn tay chỉ 1 hôm là xẹp ngay,mồm cháu nổi mấy cái mụn màu đỏ bé li ti như đầu que tăm nhỏ,cháu bị đau mồm không ti mẹ được mỗi làn ti là khóc,cháu bị 2 hôm rồi nhưng không sốt,vậy có phải chúa bị chân tay miệng không thưa bác sĩ?tôi cũng đã cho cháu đi khám tại bệnh viện da liễu trung ương,họ kết luật con tai tôi bị mẩn ngứa thôi.nhưng tôi vẫn không yên tâm.vậy tôi muốn xác định cụ thể bệnh của cháu tôi phải đén âu để khám ạ?mong bác sĩ giúp đỡ tôi

    Trả lời
  5. thanhtrang89 đã bình luận

    06/12/2012 at 11:39 chiều

    chao bsi va các me. cu Ken cua e năm nay 21 thang, be o nha va bi TCM 2 lan oy. hiên nay be cung dang bi sot cao 38-39do hon ko ah. e cung cho be uong thuôc ha sot va ket hợp lau mat nhưng cu hết thuoc la be lai sôt lai. e kiêm tra thi thay cơ nhưng cham do trên vòm mieng, nuou va môt cham tron loét trên luoi. ngoai ra chan tay ko hê co bong nước. be hang ngay an uong rất dc nhưng may ngày nay thi so an va uong nước lam nhìn ma rot nuoc mắt. đêm đâu tiên be bi sot e thay tay be co hơi run. nha đoan be bi TCM vi be bi noi chăm tron trong mieng nên e da cho be uong 1viên vitamin PP, 1 vien vitamin C, 1/2 viên clophenramin ngay 2 lan theo toa thuôc may lan trưoc be bi. ket hợp voi phosphalugel ngay 3 lan de tram các vết loét trong mieng. be hay quay khóc nhưng ngu ko giựt minh. mong bsi va các me tu van giùm e xem con e phai bi TCM ko? va e dtri cho be nhu vay co dung cách ko, cơ nên đi Nhi dong hay ko? e dang o dxoai, binh phước vi dâu hieu chưa ro rang nên e cung ko dam cho be đi xuong Nhi dong vi so be mệt. con kham o đây thi e ko an tâm vi so đoan ko trung bênh. mong bsi va các me giúp dum gap gap de e con lo cho be dc an toan.

    Trả lời
  6. lê văn hạnh đã bình luận

    08/10/2012 at 2:38 chiều

    Con mình 19 tháng bị sốt 2 hôm trước nay hết sốt rồi , hôm nay cháu bị nổi mụt ở tay , mông và chân. Xin các bạn chia sẻ cách điều trị cho bé .

    Cám ơn!

    Trả lời
  7. nguyễn thị phương đã bình luận

    12/09/2012 at 9:58 chiều

    con tôi được 14thang. từ chiều qua đến sáng nay sốt liên tục ,sốt cao 39độ 2 . tôi cho con uống hạ sốt và chườm nước ấm tích cực mà cũng chỉ giảm xuống 38độ 7 .qua 4h lại sốt cao 39độ . tôi rất lo lắng và đã đưa con đến bệnh viện khám chữa bệnh . Lúc đầu bác sĩ xem họng thấy nổi nhiều nốt quanh thành họng . bác sĩ nghĩ là bị viêm họng hạt . kê thuốc kháng sinh về uống . khi về nhà tôi lại thấy nổi một vài nốt đỏ dưới da ở lòng bàn tay và chân . mông cũng có vài nốt . nhưng bớt sốt hơn còn 37 độ 5 . Nhưng cháu ăn rất hay nôn trớ . nhất là khi uống thuốc . Bác sĩ kê thuốc aumentin 500mg . tôi rất lo lắng . muốn được nghe mọi người tư vấn giúp

    Trả lời
  8. hải Yến đã bình luận

    02/09/2012 at 1:44 chiều

    Be trai 3 tuổi rưỡi, di học mầm non, chiều thứ sáu( 31/8) bé bị sốt, em chở bé ra phòng khám tư thì bé nóng quá nên em dùng một viên thuốc nhét hạ sốt trong khi chờ bác sĩ đến thì bé hết sốt, trước đó một tuần bé có bị sổ mũi và ho nhưng bác sĩ cho uống thuốc hen suyễn bé khỏi nhưng 2 ngày sau nghe tiếng nói bé khàng khàng và sốt nên Bs khám miệng và kết luận bé bị lỡ miệng và viêm họng, uống thuốc được hai ngày bé nói nuốt nước miếng cũng đau và phát hiện ở ngón tay cái có một mụn nước khá to, sờ vào bé nói đau,miệng có 1 mụn đỏ không bóng nước, em lại chở bé khám tại BS cũ thì Bs nói bé bị TCM độ nhẹ, hiện tại bé chơi bình thường không sốt, ăn uống ít hơn mọi ngày một chút, vậy em lo lắng không biết có chở bé đi khám lại ở các bệnh viện chuyên khoa hay không? Nghe bệnh đang bùng phát và có nhiều trường hợp không sốt, không nổi hồng ban nen em càng lo lắng hơn?Xin Bs cho em lời khuyên, cám ơn bác sị rất nhiều!

    Trả lời
  9. ngân đa đã bình luận

    11/08/2012 at 11:09 chiều

    e xin cám ơn c thuỷ 1 lần nửa.nhờ c mà hany con e đã bớt nổi các hột đỏ trên da và các hột trên da thì bắt đầu lành hẳn.cám ơn c rất nhìu.cám ơn meyeucon nửa nha.

    Trả lời
  10. thuthuy đã bình luận

    29/03/2012 at 3:49 chiều

    nghe tren tivi noi tinh trang ve benh chan tay mieng o cac be ma minh thay xot xa cho cac chau qua. minh co bi quyet nay cac ba me dung thu nhe.chac chan se hieu nghiem day.con minh bay gio duoc 17 thang tuoi, ngay truoc chau cung bi chan tay mieng, minh lo lam, nguoi moc rat nhieu mun do co nuoc,hoi do minh khong nghi la chau bi chan tay mieng, minh chi boi xanhtilen va kieng ki, cham soc va dung thuoc ha sot cho chau roi chau tu khoi thoi. vua roi chau lai nhiem lai benh, ngay tu khi phat hien co nhung mun nho nhu kim la minh mua thuoc acyclovir ve boi vao vung da co mun, ngay khoang 2, 3 lan boi.truoc khi boi minh lau qua da chau bang nuoc muoi am.the la chi 2 ngay sau mun tu se mieng va khong lay lan sang cac vung da khac. dot om nay chau chi hoi yeu nguoi mot ty chu khong co bieu hien sot va quay nhu dot truoc.noi chung la suc khoe cua chau khong anh huong gi may.cac ban cu thu dung cach nay xem sao.thuoc nay chi boi ngoai da va khong bi cam dung cho tre em.minh chi dung 2 tuyp la chau khoi benh rui.thuoc nay cung rat tot cho cac chau bi thuy dau.boi ngay tu khi phat hien mun va khong bi ban nhu boi xanhtilen.chuc cac be mau khoi nhe

    Trả lời
    • ngân đa đã bình luận

      05/08/2012 at 10:12 chiều

      cám ơn c thuỷ,e sẽ mua thử thuốc c chỉ xem sao.con trai e đang bị tcm ngày thứ 4 rồi mà bé vẫn chơi và ăn uống bt,nhưng các nốt đỏ trên da ko bơt mà có chìu hương1 tăng…e cũng đã lau dọn dẹp nhà cửa và đồ chơi của bé rồi.ăn uông cũng kĩ lưỡng nửa mà sao chưa thấy bơt…xin bsĩ cho ý kiến để bé mau lành bệnh ạ

      Trả lời
  11. thuy đã bình luận

    29/03/2012 at 3:36 chiều

    chau nha minh cung hai lan bi nhiem chan tay mieng roi. minh co bi quyet nay rat hay nen benh chan tay mieng khong con la noi lo cua minh nua.ngay tu khi con ban xuat hien nhung not nho li ti minh da boi thuoc ACyclovir len da be. the la chi 2 ngay sau mun cua be khong con lan rong va se mieng lai. suc khoe cua be cung khong bi anh huong lam vi mun chua phat trien nhieu. cac ban dung thu cach nay xem sao

    Trả lời
  12. daikabuo đã bình luận

    02/11/2011 at 12:07 chiều

    cháu trai tôi 16 tháng tuổi phát hiện bệnh chân tay miệng
    (chắc cũng mới xuất hiện vài ngày),cháu đang mọc răng nên thi thoảng bị sốt dễ nhầm với sốt do mọc răng. cách đây khoảng 5,6 ngày cháu có sốt nhưng cho uống thuốc hạ sốt thì hết sốt.bé có nổi nốt ở miệng,lòng bàn tay chân (nhưng ít),ở mông rất nhiều.khi mụn khô thấy đầu như có chấm đen? .cháu từ nhỏ rất lười ăn,thời gian gần đây cháu chỉ uống sữa tươi và sũa bột,cháu vẫn chơi bình thường và rất nghịch,hiếu động không có biểu hiện mệt mỏi? xin hỏi bác sĩ về tiên lượng bệnh của cháu tôi? về biên chứng sau này và cách phòng,điều trị cũng như cách chăm sóc? hiện cháu đang năm ở bệnh viên nhi.xin cảm ơn bác sĩ.

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      26/11/2011 at 5:55 sáng

      Bé đang nằm BV Nhi điều trị thì bạn yên tâm khâu thuốc men rồi, cần phải lo lắng chăm sóc dinh dưỡng thật tốt để tăng sức đề kháng cho bé. Bệnh tay-chân-miệng dễ tái nhiễm vì vậy chế độ VS cá nhân, tủ giường bàn ghế, sàn nhà cần lau nước sát khuẩn Chloramin 0,5%. Nên tạo thói quen cho mọi người trong nhà rửa tay xà-phòng, súc miệng nước sát khuẩn mỗi khi tiếp xúc đông người về (hội họp, đi chợ, siêu thị….), rửa tay chân xà-phòng, VS miệng họng cho bé sau mỗi lần bé chơi đồ chơi, cùng chơi với các bạn, đi học về…Đồ chơi, đồ dùng của bé có thể rửa được xà phòng thì VS tuần 2-3 lần, phơi nắng. Cửa nhà nên mở rộng lấy ánh nắng chiếu vào diệt nấm, diệt vi khuẩn…Người lớn thường là người lành mang trùng về nhà vì vậy cần VS thay đồ rồi mới nên chơi với bé.

      Trả lời
  13. TRANG đã bình luận

    28/08/2011 at 10:33 sáng

    con tôi 2 tuổi, cháu bị bệnh TCM dến nay là ngày thứ 9 rồi. Tôi phát hiện từ lúc mới mọc 1 vài nốt rất nhỏ ở tay và chân, theo dõi chăm sóc bé tại nhà đến ngày thứ 4 bé sốt tôi đưa bé đi thăm khám tại BV NĐI, bs ở đây chẩn đoán bé bị bệnh TCM đề nghị mẹ theo dõi sát tại nhà và hẹn 2 ngày sau tái khám. Ngày thứ 5 bé vẫn không cắt sốt, tôi đưa bé đi khám bs tư chuyên khoa nhiễm, lúc này thì họng bé bị nổi bóng nước, bs cho thuốc kháng sinh và kèm vitamin khác, bé giản được số lần sốt trong ngày và ngưng sốt luôn ở ngày thứ 7, nhưng bé có hiện tượng giật mình, co giật nhẹ tay chân lúc ngủ, nhất là đầu giấc ngủ. Đến nay là ngày thứ 9, nốt ở tay và chân đã lặn bớt, nốt to xẹp dần. khi ngủ bé vẫn còn giật mình, không liên tục, trong 2, 3 giờ ngủ bé giật mình 1 đến 2 lần, bé vẫn sinh hoạt bình thường, ăn uống có hơi biếng 1 chút, tôi phải xay nhuyễn và chia bửa ăn nhiều lần. Tôi muốn chia sẽ với các mẹ có con cùng bị bệnh TCM, xin ý kiến góp ý cuả các bạn. Mối lo lắng của tôi hiện nay là thời gian nguy hiểm gây biến chứng đã qua chưa? Phương pháp chăm sóc bé bệnh TCM như vậy đúng chưa?

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      29/08/2011 at 7:20 sáng

      Bạn đã chăm sóc bé đúng phác đồ và chế độ ăn uống. Nên tăng cường sữa, nước trái cây có hàm lượng vitamin C cao nữa bạn nhé. Nguy hiểm biến chứng có thể đã qua nhưng tái nhiễm có thể xảy ra nếu tác nhân gây bệnh biến chủng. Bạn nên thực hiện VS lau rửa đồ chơi bằng xà-phòng thường xuyên, lau sàn nhà (nếu là gạch men) lau giường, bàn ghế nơi bé thường ngồi chơi bằng nước sát khuẩn, mọi người trong nhà thường xuyên rửa tay xà-phòng và súc miệng nước muối, nước sát khuẩn, VS răng miệng cho bé. Mở cửa tối đa cho ánh nắng vào nhà nếu có thể.

      Trả lời
  14. lelan đã bình luận

    19/07/2011 at 3:35 chiều

    Trời nắng nóng, ngày xửa ngày xưa, ông cha đã dùng những phương pháp vô cùng rẻ tiền mà rất tăng sức đề kháng. Đó là: NƯỚC CHANH, NƯỚC CHANH, NƯỚC CHANH. Mấy anh em tôi từ khi còn nhỏ đến trưởng thành, mẹ tôi thường cho uống nước chanh thường xuyên vào mua hè. Và con tôi , tôi cũng áp dụng như vậy. Cả nhà ai cũng ít đau ốm bệnh nhiệt đới. hãy khuyến khích thông tin thật rộng rãi mọi người ngừa bệnh cho trẻ em vào mùa hè bằng NƯỚC CHANH.

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn