Sữa mẹ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh và đa số chị em đều hiểu được tầm quan trọng của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ. Nhưng thực tế, không ít bà mẹ ngậm ngùi bởi không có sữa cho con bú.
Tại Việt Nam, chỉ 10% bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, thấp nhất khu vực Tây Thái Bình Dương. Trong khi theo chuyên gia nước ngoài, nuôi con bằng sữa mẹ giúp ngăn chặn 13% các ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.
Tôi có một chị bạn mới sinh con nhưng luôn trong tình trạng stress vì không có sữa cho con bú mặc dù chị ấy đã làm mọi cách để có sữa. Mỗi khi nhìn những bà mẹ khác cho con ti, chị lại nghẹn ngào…
Sau cùng, những cố gắng từ ăn uống và sử dụng các biện pháp dân gian chị ấy đã có sữa. Gặp nhau, chị phấn khởi kể về “chiến công” có được nguồn dinh dưỡng vàng của mình. Nhưng chị lại băn khoăn không biết làm sao để bảo vệ và duy trì được sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu cho trẻ bú. Đem những băn khoăn đó của nhiều bà mẹ, chúng tôi đã trao đổi với bác sĩ Tuyết Lan (BV Phụ Sản TƯ) và nhận được những lời khuyên giúp tăng sữa mẹ và bảo vệ nguồn sữa mẹ tốt nhất.
Chuẩn bị ngay từ khi mang thai
– Chế độ dinh dưỡng: Ngay trong thời kỳ có thai, người mẹ cần được ăn uống đủ chất, ăn nóng sốt có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái, mới có nhiều sữa sau khi sinh. Ngoài ra, nên ăn bổ sung thêm chất đạm, vitamin, chất khoáng và yếu tố vi lượng.
– Massage bầu vú: Cần massage hai bầu vú thường xuyên để kích thích tuyến sữa hoạt động (không chạm hay day ti vì sẽ gây co bóp tử cung). Tuyệt đối không mặc áo ngực chật, nếu đầu nhũ hoa tụt vào trong, thai phụ dùng tay kéo ra để khắc phục.
– Vệ sinh nhũ hoa: Nhũ hoa cần được vệ sinh ít nhất một lần trong ngày. Khi vệ sinh, nên sử dụng nước sạch đủ ấm và dùng vải mềm để lau.
Khi cho con bú
– Cho bú sớm: Trong sữa mẹ, nhất là sữa non, chứa nhiều kháng thể giúp bé sơ sinh chống lại các bệnh nhiễm trùng khi bé chưa đủ thời gian tự tạo lập kháng thể. Vì thế, các sản phụ phải cho bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh. Sữa non thường dễ tắc nên trước và sau cho con bú, nên day ép bầu vú nhẹ nhàng để tránh sữa đông kết. Việc cho bé bú đều đặn sẽ tăng tiết hormone, kích thích tuyến sữa hoạt động mạnh, giúp bạn tiết ra nhiều sữa hơn và không sợ bị mất sữa.
– Giữ sạch đầu vú: Để không bị tắc tia sữa, bạn phải giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho trẻ bú, phải lau sạch và vắt vài giọt đầu bỏ đi, khi bú xong cũng cần lau sạch và khô. Khi thấy sữa chảy không thành tia hoặc tia bị tắc thì phải dùng tay xoa cho mềm vú, dùng ống hút sữa hoặc dùng tay vắt mạnh để thông sữa. Có thể dùng khăn ấm hoặc túi chườm nóng kết hợp với day ép để nhanh có sữa.
– Phải nặn sữa: Đây là trường hợp cũng thường gặp ở các bà mẹ trẻ. Bạn hãy rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm, massage ngực một chút trước khi tiến hành nặn. Nặn sữa đúng cách như sau: Đặt tay để nặn ở phần quầng đen xung quanh đỉnh vú. Dùng ngón cái và các ngón còn lại theo hình chữ C. Nặn nhịp nhàng, cố gắng không để các ngón tay trượt trên da. Lần đầu tiên nặn, chỉ có vài giọt xuất hiện. Sau đó, sữa sẽ chảy thành dòng mạnh và bạn có thể nặn dễ dàng vào các lần tiếp theo.
Nếu sữa không chảy, di chuyển bàn tay gần đỉnh hoặc xa hơn để tìm vị trí tốt nhất. Massage ngực thêm một lúc và thử lại.
– Cho bú đúng cách: Cho con bú đúng cách sẽ làm cho mẹ có nhiều sữa hơn và bé cũng bú được nhiều hơn. Khi cho trẻ bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ: miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác bú được tốt hơn.
– Uống nhiều nước: Để lượng sữa dồi dào, bạn nên chú ý uống đủ nước trong ngày (1,5 – 2 lít/ ngày). Khoảng cách đều đặn giữa các lần uống nước tốt nhất là 4 – 5 lần/ngày (Lần 1, khoảng 2 ly: lúc ngủ dậy trước khi đi vệ sinh; các lần sau từ 1 – 2 ly cách nửa giờ đến 1 giờ trước bữa ăn và trước khi đi ngủ).
– Dinh dưỡng và nghỉ ngơi: Để có nhiều sữa cho con bú, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi đóng vai trò rất quan trọng. Người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không áp dụng chính sách kiêng khem trong ăn uống, ăn thêm quả chín. Các món ăn cổ truyền như cháo chân giò gạo nếp, ý dĩ có tác dụng kích thích bài tiết sữa.
Nên hạn chế các gia vị như ớt, hành, tỏi vì dễ làm cho sữa có mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú. Khi cho con bú, hạn chế dùng thuốc vì một số thuốc có thể qua sữa gây ngộ độc cho trẻ và làm giảm tiết sữa. Ngoài ra, bạn cũng cần có tinh thần thoải mái, tránh bị stress hay trầm cảm sẽ ảnh hưởng tới việc tiết sữa.
Những bài thuốc lợi sữa
Đối với những phụ nữ ít sữa hoặc không có sữa, có thể áp dụng những bài thuốc sau giúp cải thiện nguồn sữa mẹ:
– Chân dê: Lấy từ móng lên khoảng 10 – 15cm đốt sạch lông, đập bỏ móng rồi đem hầm với gạo nếp cùng 10gr thông thảo, 20gr hạt sen, 15 – 20gr ý dĩ cho sản phụ dùng.
– Đậu đỏ: Dùng 1kg đậu đỏ nấu nước uống trong ngày, uống liên tục trong 3 ngày.
– Hạt rau diếp cá: Dùng 15gr hạt rau diếp cá, 10gr cam thảo cùng gạo nếp, gạo tẻ nấu cháo loãng dùng trong 5 ngày.
– Vừng đen: Vừng đen 30g (giã nhỏ), gạo tẻ 50g đem nấu cháo. Món này vừa lợi sữa vừa nhuận tràng, thích hợp với những sản phụ sau đẻ bị huyết hư, táo bón, ít sữa.
– Lá khoai lang: Chọn lá khoai lang tươi non, rửa sạch, thái chỉ, xào với thịt heo nạc hoặc có thể luộc rau lang chấm mắm ăn hàng ngày.
bich lieu đã bình luận
chao meyeucon !
Em la lieu hien dang song o nuoc ngoai e vua sanh duoc 1 chau gai kha khao khinh. nhung sua nhieu nhung khi cho be ti dinh vu hoi dau em cung khong biet la nguye nhan tai sau nua va tu nho 2 vu cua em khong bang nhau ( 9 _ 10 ) nhung khi gio cho be bu 2 vu cua e lai khac xa nhau hoang toan ( 7 _ 10 ) z em rat lo lang xin hoi bs em phai lam sau day? va lam the nao de co duoc nhieu sua hon nua de cho be bu?
xin chan thanh cam on !
Đỗ Thị Lệ Hà đã bình luận
Chào mẹ yêu con!
Theo ngày kinh cuối thì 20/11 là ngày dự sinh của em, theo tuổi theo siêu âm từ 3 tuần đầu thì 28/11 là ngày dự sinh. MYC cho em hỏi: sao đến giờ em vẫn cảm giác là mình chưa có sữa về vậy? Như vậy là khi sinh xong em không có sữa cho con bú đúng không? Một bên núm vú bên phải thì thụt hẳn vào trong dù em đã kéo nó ra nhưng đến giờ vẫn không cải thiện được. Mong MYC hãy giúp em có cách nào để cho có sữa ngay từ bây giờ không? Em cần phải ăn gì, uống gì? Em lo quá.
Cảm ơn MYC!
Huynh Hong Nhung đã bình luận
thua bs. em mang thai duoc 29 tuan.cho em hoi den tuan thu may thi se co sua?vi ban cua em cung mang thai duoc 32tuan va nay da co sua non chay ra uot ao. em thac mac khong biet sinh xong moi co sua hay truoc khi sinh?
dau nhu hoa cua em bat dau thay dau, em luon ve sinh rat can than bang nuoc am
cam on bac si
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Sữa non rất bổ dưỡng và cung cấp kháng thể cần thiết chống bệnh tật cho bé trong mấy tháng đầu đầu đời, nên ngay sau sinh 30 phút bạn đề nghị Nữ hộ sinh đưa bé để bạn cho bú, lúc đó sữa non sẽ được tiết ra đồng thời phản xạ bú của bé như là động tác khởi động mở khóa, sữa sẽ được SX nhiều trong các xoang tuyến sữa. Như vậy không chảy sữa non hiện tại là tốt hơn chứ.
Nguyễn Thị Vân Anh đã bình luận
Chào bác sĩ: Bác sĩ cho em hỏi em đang mang thai được 30 tuần nhưng em thấy đầu vú của em bị thụt sâu vào trong và em rất lo lắng vì sợ sau này không thể cho con bú được. Có cách nào để làm cho đầu vú ra được không? Nếu không thể kéo nó ra được thì có cách nào giúp sau này em bé bú được không?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn thoa dầu vaserlin vào đầu vú và tự vê kéo nhẹ nhàng hàng ngày. Đáng lẽ việc này làm sớm hơn. Nếu tình trạng không cải thiện hơn, sau này nên hút sữa ra đổ thìa cho con, vừa kéo đầu vú ra để con bú dễ hơn.
Tran Thi Kim Loan đã bình luận
Cháu nhà em được 4 tháng rồi, cháu có thói quen nằm nghiêng đầu về bên trái và hiện tại đầu cháu đã bị bẹp (móp) về phía trái này. Em đang cố gắng điều chỉnh để cháu nằm thẳng hoặc nghiệng phải, nhưng rất khó khăn, đặc biệt là khi cháu đang ngủ; và bây giờ khi đã biết lật thì cháu lại càng thích nghiêng trái hơn. Xin bác sĩ tư vấn giúp em cách điều chỉnh như thế nào về tư thế nằm của cháu? Bây giờ em cố gắng điều chỉnh thì đầu của con em sẽ tròn lại ko ạ? Và cho em hỏi là đầu cháu bị bẹp như vậy thì sau này lớn lên có tròn ra không ạ ?
chân thành cám ơn.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên làm gối vỏ đậu xanh thì bé nằm dễ xoay, thường đầu tròn hơn hoặc điều chỉnh được chút ít (đầu bẹp khó tròn lại) có thể do thiếu can-xi ngay từ trong bụng mẹ. Chịu khó xoa đầu cho con.
Trinh thi phuong loan đã bình luận
xin cho tôi hỏi thêm nếu đang thời kỳ cho con bú mà ăn những đồ sào rán thì ko tôt cho bé phải ko ạ ? uống đồ lạnh cũng ko tốt a? tôi bị huyết áp thấp trước kia bác sĩ khuyên sáng nên uống chút cà phê 3 trong 1 ( loai ít cà phê, có sữa đường) vậy giờ tôi đang cho con bú tôi có nên uống ko ? có ảnh hưởng nhiều tới bé ko ạ? xin cho hỏi tôi cần tránh ăn đồ gì để cháu khỏi đi ngoài màu xanh ?
đi ngoài màu vàng là tốt vậy nếu cháu đi ngoài màu khác thì sao ạ? vì có lần tôi thấy cháu đi ngoài lúc thì xanh lét lúc thì nửa vàng nửa xanh.
bé nhà tôi đã 2 ngày ko đi ngoài vậy có phải bé bị táo bón ko ạ? cần làm gì để bé đi ngoài thường xuyên hơn? bé đi ngoài 1 ngày bao nhiêu lần là bình thường ạ?
cảm ơn bs
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bắt buộc phải ăn các thực phẩm xào rán để có dầu mỡ thì mới hấp thụ được vitamin A, qua sữa mẹ vào con. Uống đồ lạnh thì không tốt cho mẹ về đường tiêu hoá và buốt răng tê lưỡi sau này khi có tuổi. Bạn nên đo huyết áp hiện tại, chuyện "HA thấp trước kia" không thể áp dụng cho bây giờ và không nên dùng các loại thực phẩm ăn uống có chất kích thích ớt, cafein, rượu, nước có gaz… Phân xanh hay vàng là do mật của bé, nếu mẹ ăn nhiều rau thì bé không bị táo bón nhưng phân bé cũng xanh. Nói chung không đi đại tiện phân đen, trắng hoặc lẫn máu là tốt rồi. Bình thường nên đại tiện 1 lần/ngày, bé không đại tiện nên kiểm tra bé đã ăn đủ không (bụng mềm, không chướng, nước tiểu màu vàng là ăn thiếu).
Trinh thi phuong loan đã bình luận
be nhà tôi đến tận ngày thứ 4 mới đi ngoài nhưng đi màu nâu có mùi hơi hôi thưa cho tôi hỏi bé liệu có bị gì ko ạ? tôi ăn bình thường: cơm, thịt lợn nạc rang, canh su hao, giá sào, táo và ít bột sắn. liệu tôi có ăn gì ko phải nên bé bị thế ko ạ?
tôi đã vệ sinh vú liên tục theo lời bs dặn và kèm theo đó tôi có cho khăn nóng xoa ngực rồi nặn sữa và đã thấy mấy tia thông và sữa cũng về, tôi cho cháu bú liên tục vậy mà ngực bên phải tôi vẫn đau sờ vẫn cảm giác có cục sưng to. vậy tôi phải làm gì nữa ạ?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên tiếp tục day và nặn sữa, như vừa rồi là có hiệu quả nhưng chưa hoàn toàn thông tia và tan nơi tắc. Có lẽ người khác làm cho bạn thì mạnh tay hơn và chồng mút manh sẽ hiệu quả hơn. Bạn nên uống nhiều nước sau khi ăn, sau khi cho con bú nên ăn cháo chân giò. Các bữa ăn ngoài su hào có thể rau ngót, bí, bắp cải xào, ngoài thịt nên có tôm rim, cá quả kho khô, sốt cà chua, gà rang, thịt kho trứng, đổi món cho đỡ chán và tăng chất cung cấp can-xi. Bé "đi ngoài" chậm do thiếu sữa (thiếu nước), chắc không vấn đề gì lớn. Nếu bạn ở Hà Nội MYC sẽ giới thiệu địa chỉ giúp thông tắc tia sữa.
Trinh thi Phuong Loan đã bình luận
thật đáng tiếc là tôi đang ở nước ngoài chứ ko ở việt nam, vì đây là lần đầu có con nên tôi khá lúng túng trong mọi việc vì chưa có kinh nghiệm.
tôi vẫn bị tắc, và đêm còn kéo theo sốt nhẹ ( nửa đêm thấy rất rét và hay chảy ướt đẫm mồ hôi) liệu
khi tôi bị sốt như thế bé nhà tôi có ảnh hưởng gì ko ạ? vì tôi sờ thấy mặt trán tay cháu thường hơi lạnh
đôi khi là rất lạnh mặc dù nhà tôi khá kín gió, và tôi cho cháu mặc ấm.
bây giờ tôi vẫn bị đau ngực vậy tôi có nên ăn những đồ làm sữa chảyv ề nhiều ko a? tôi sợ nếu tôi ăn
thì ngực sẽ đau hơn nữa.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên mua ống hút sữa về hoặc phải đến BV nếu để kéo dài và chậm trễ thì sẽ ap-xe vú mất. Bé không đủ sữa mẹ thì phải cho ăn sữa ngoài vậy, bé lạnh là dấu hiệu hạ đường huyết đấy. Nếu có trẻ lớn hơn cho bé đó bú cũng có khả năng thông được. Vẫn nên day mạnh vú và lấy lược răng to thưa cào vuốt xuôi vú xuống núm sau đó cho bé lớn bú.
Trinh thi Phuong Loan đã bình luận
tôi có cháu đã được 2 tháng, tôi vẫn cho cháu bú đều. tuy nhiên mấy ngày gần đây tô i thấy đau ngực bên phải, lúc đầu chỉ đau đầu vú sau thì đầu vú ko đau nữa nhưng đau nhức ngực vùng ở dưới nhũ hoa, giờ tôi thấy đau cả nách, nhấc tay phải thấy đau, lúc cho cháu bú thì cảm giác đỡ đau nhức hơn. cho hỏi tôi bị bệnh gì ạ? có cách gì làm cho ngực tôi hết đau ko? ( ngực bên trái ko đau chút nào, cả hai ngực vẫn có sữa)
bé gái nhà tô ilúc đc 7 tuần đ i khám định kỳ được 4,4 kg và 51 cm. lúc đẻ cháu được 2,9kg và 51 cm. như thế cháu có bị coi là gầy quá hay còi xương ko ạ? giờ cháu được gần 8 tuần vậy tôi có nên tập cho cháu nằm sấp và học ngóc đầu ko ạ?
bé nhà tôi hay có thói quen nằm nghiêng bên trái hoặc bê nphải chứ ko chịu nằm thẳng, tôi có chỉnh cho bé nam thẳng nhưng cháu hay bị trớ và có lần bị sặc sữa lên mũi khiến cháu sợ mà khóc thét lên. tôi chỉ sợ cháu nằm lệch sẽ bị vẹo xương sống. xin chỉ cách giúp tôi
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn đang bán tắc tia sữa bên vú phải do viêm đầu vú lan vào. Bạn nên VS đầu vú cẩn thận sau mỗi lần cho con bú (cẩn thận hơn nếu bố bé dùng chung). Cần day mềm và vuốt từ trên xuống đầu vú (phương pháp dân gian dùng lược răng thưa cào nhẹ nhàng tứ phía nhất là vùng đau rất hiệu quả) và hút hết sữa ra, làm như thế vài lần cho hết hẳn đau và vú mềm hoàn toàn. Bé phát triển khá (khi đẻ có 2900gr mà). bạn không được tập cho bé nằm sấp vào tháng tuổi này vì cổ chưa nhấc được đễ nguy hiểm cho bé. Khoảng 3 tháng bé khắc tự lẫy nếu điêù kiện thuận lợi. Bạn có vẻ "quân phiệt" với bé, không nên can thiệp vào thói quen không có hại của bé (bé nằm thẳng hay nằm nghiêng thì có hại gì) đôi khi do can thiệp mà gây hại cho bé như sặc sữa chẳng hạn. Bạn nên chú ý gối của bé có thuận lợi cho bé xoay đầu không, có giúp làm tròn đầu bé không (đầu bẹp bên nào thì bé sẽ nằm bên đó).