Bệnh chân tay miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ em và rất nguy hiểm nếu không biết cách phát hiện, phòng tránh và điều trị kịp thời. Nguy hiểm hơn là bệnh có thể để lại biến chứng gây nên viêm màng não, viêm cơ tim… có thể gây tử vong. Vì vậy các gia đình có trẻ nhỏ cần nắm chắc thông tin về căn bệnh này.
Dịch tễ học
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi và rất ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi. Một điểm cần lưu ý là trong một đợt dịch bệnh, trẻ có thể bị mắc bệnh tái đi tái lại nhiều lần cho đến khi được 5 tuổi mới có miễn dịch hoàn toàn với bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh chân tay miệng trước đây được biết là vi-rút Coxsackie. Khảo sát tại bệnh viện nhi đồng đã xác nhận sự hiện diện của Enterovirus 71 và vi-rút Coxsakie trong các đợt dịch bệnh tại TP.HCM.
Sự lây truyền bệnh
Vi-rút gây bệnh có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng.Trong những đợt dịch, bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh:
- Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh được văng ra trong lúc ho, hắt hơi
- Do trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dây dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh.
- Ngoài ra bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay chăm sóc của các cô bảo mẫu.
Vi-rút xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triễn rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.
Biểu hiện của bệnh
- Loét miệng: là các bóng nước có đường kính 2-3 mm Thường khó thấy các bóng nước trên niêm mạc miệng vì nó vở rất nhanh tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt
- Bóng nước: từ 2-10 mm, màu xám, hình bầu dục.
- Bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.
- Bóng nước lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể lồi lên trên da sờ có cảm giác cộn hay ẩn dưới da, thường ấn không đau.
- Bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: bóng nước rất ít xen kẻ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.
Diễn tiến và biến chứng của bệnh chân tay miệng
Giai đoạn 1: Các trường hợp ít bóng nước thường có biến chứng
Giai đoạn 2:
- Viêm màng não: trẻ cĩ biểu hiện run chi, giật mình nhưng chưa thay đổi tri giác (vẫn tỉnh, không mê).
- Viêm não: vật vã, kích thích, chới với, thay đổi tri giác, yếu chi, liệt mặt
Giai đoạn 3:
- Giảm chức năng co bóp thất trái trên siêu âm
- Phù phế nang, sùi bọt hồng, phù phổi
Giai đoạn 4:
- Hồi phục, di chứng hay tử vong
Biến chứng:
- Các biến chứng thường gặp là: viêm màng não, viêm não màng não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh
- Các biến chứng có thể phối hợp với nhau như: viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng 1 bệnh nhân.
- Các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ.
- Theo các nghiên cứu tại Đài loan cho thấy biến chứng nặng thường do Enterovirus 71.
Biểu hiện biến chứng viêm não, viêm màng não
- Không có biểu hiện mê sâu
- Biểu hiện ban đầu bằng các triệu chứng quấy khóc, ngủ nhiều, hoảng hốt hay giật mình run chi, yếu chi, đứng không vững, đi loạng chọang.
- Diễn tiến rất nhanh đến co giật, khó thở, suy hô hấp, rối loạn vận mạch, sốc thần kinh.
- Lưu ý: biến chứng viêm não màng não vẫn có thể xuất hiện khi các nốt phỏng nước trên da trẻ đã khô và đóng vảy.
Cần chú ý phát hiện sớm biến chứng viêm vão màng não và đưa trẻ đến bênh viện trong vòng 6 giờ đầu sau khi xuất hiện các biểu hiện của biến chứng để được cấp cứu kịp thời.
Điều trị bệnh chân tay miệng:
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng. Đưa trẻ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế. Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại nhà, cần thực hiện những điều sau đây :
- Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước
- Giảm đau, hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt Paracetamol.
- Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho ăn thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.
- Không cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng.
- Theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu: dễ giật mình, hoảng hốt, run chi, gồng tự hết, đi loạng choạng, chới với, co giật, da nổi bông, nôn ói nhiều, sốt cao. Khi có các biểu hiện trên đây cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Phòng bệnh chân tay miệng như thế nào?
Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh nên cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Rửa tay: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi tiêu. Nếu có chăm sóc trẻ thì cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tả, làm vệ sinh cho trẻ.
- Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng, rồi khử trùng bằng cloramin B 5% (có thể mua tại nhà thuốc tây).
- Đeo khẩu trang mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho.
- Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (thường ít nhất là 7 ngày).
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi và rất ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi. Một điểm cần lưu ý là trong một đợt dịch bệnh, trẻ có thể bị mắc bệnh tái đi tái lại nhiều lần cho đến khi được 5 tuổi mới có miễn dịch hoàn toàn với bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh
• Tác nhân gây bệnh TCM trước đây được biết là vi-rút coxsackie. Khảo sát tại bệnh viện nhi đồng đã xác nhận sự hiện diện của enterovirus 71 và vi-rút Coxsakie trong các đợt dịch bệnh tại TP.HCM.
Sự lây truyền bệnh
• Vi-rút gây bệnh có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng.Trong những đợt dịch, bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh: Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh được văng ra trong lúc ho, hắt hơi; hoặc do trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dây dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh. Ngoài ra bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay chăm sóc của các cô bảo mẫu.
• Vi-rút xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triễn rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.
Biểu hiện của bệnh
• Loét miệng: là các bóng nước có đường kính 2-3 mm Thường khó thấy các bóng nước trên niêm mạc miệng vì nó vở rất nhanh tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt
• Bóng nước: từ 2-10 mm, màu xám, hình bầu dục.
• Bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.
• Bóng nước lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể lồi lên trên da sờ có cảm giác cộn hay ẩn dưới da, thường ấn không đau.
• Bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: bóng nước rất ít xen kẻ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.
Diễn tiến và biến chứng của bệnh TCM
• Bệnh diễn tiến qua 4 giai đoạn:
• Giai đoạn 1; các trường hợp ít bóng nước thường có biến chứng
• Giai đoạn 2:
– Vim mng no: trẻ cĩ biểu hiện run chi, giật mình nhưng chưa thay đổi tri giác (vẫn tỉnh, không mê).
– Vim no: vật vả, kích thích, chới với, thay đổi tri giác, yếu chi, liệt mặt
• Giai đoạn 3:
– Giảm chức năng co bóp thất trái trên siêu âm
– Ph phế nang, si bọt hồng, ph phổi
• Giai đoạn 4:
– Hồi phục, di chứng hay tử vong
Biến chứng:
• Các biến chứng thường gặp là: viêm màng não, viêm não màng não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh
• Các biến chứng có thể phối hợp với nhau như: viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng 1 bệnh nhân.
• Các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ.
• Theo các nghiên cứu tại Đài loan cho thấy biến chứng nặng thường do Enterovirus 71.
Biểu hiện biến chứng viêm não màng não
• Không có biểu hiện mê sâu
• Biểu hiện ban đầu bằng các triệu chứng quấy khóc, ngủ nhiều, hoảng hốt hay giật mình run chi, yếu chi, đứng không vững, đi loạng chọang.
• Diễn tiến rất nhanh đến co giật, khó thở, suy hô hấp, rối loạn vận mạch, sốc thần kinh.
• Lưu ý: biến chứng viêm não màng não vẫn có thể xuất hiện khi các nốt phỏng nước trên da trẻ đã khô và đóng vảy.
Cần chú ý phát hiện sớm biến chứng viêm vão màng não và đưa trẻ đến bênh viện trong vòng 6 giờ đầu sau khi xuất hiện các biểu hiện của biến chứng để được cấp cứu kịp thời.
Điều trị bệnh tay chân miệng:
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng.
• Đưa trẻ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế. Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại nhà, cần thực hiện những điều sau đây :
+ Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước
+ Giảm đau, hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt Paracetamol.
+ Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho ăn thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.
+ Không cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng.
+ Theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu: dễ giật mình, hoảng hốt, run chi, gồng tự hết, đi loạng choạng, chới với, co giật, da nổi bông, nôn ói nhiều, sốt cao. Khi có các biểu hiện trên đây cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Phòng bệnh tay chân miệng như thế nào?
Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh nên cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Rửa tay: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi tiêu. Nếu có chăm sóc trẻ thì cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tả, làm vệ sinh cho trẻ.
2. Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng, rồi khử trùng bằng cloramin B 5% (có thể mua tại nhà thuốc tây).
3. Đeo khẩu trang mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho.
4. Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (thường ít nhất là 7 ngày).
nguyen thanh nga đã bình luận
Bé nhà e đuợc 17 tháng tuổi,cach day 6 ngay em thấy cháu có các nôt nhu nhiệt trong miệng,nhiều nốt,cháu lười ăn,sốt nhẹ,lòng bàn tay và chân co 1,2 nốt bóng nuớc,chảy rãi nhiều,nhũng ngày sau cháu ko sốt,vân vui chơi bình thuờng,đến hôm nay là ngày thú 6 rồi,cháu dã an tốt hơn,ko sốt,các nốt ở tay và chân dang nặn,ở miệng 1 số nốt đang khỏi,bác sĩ cho em hỏi bé nhà em có bị tay chan mieng ko,em thấy đang có dịch bệnh này nên em thấy lo,liệu em có fải mang cháu di khám ko?em cam on bsi.
nguyen yen đã bình luận
chau toi sot 1dem roi noi rat nhieu,hong do.dung khang sinh,giam viem,boi ngoai da.nhung hom nayvan noi nhieu,hong do do,co 1 not gia mac,tu chieu ngu day sung quanh mat.chạu 15thang,van an tot.Bac sy cho toi loi khuyen voi,cam on nhieu
thuy đã bình luận
Con e gan 4 tuoi chau xuat hien nhung not do o tay va chân, chỉ có một mụn nước ở tay 2 đêm liền cháu khóc liên tục sang ngày thứ 3 thì ko khóc nữa, cháu lười ăn. Đi khám bsĩ bảo ko phải chân tay miệng, nhưng e vẫn thấy lo lắng. Theo bác sĩ con e co biểu hiện của bệnh CTM ko ( cháu ko bị sốt )
dong van hung đã bình luận
Xin hoi bac sy
Con e la be duoc 5 thang tuoi can nang 7,7kg. Chau vua di vien vi viem phoi ( dieu tri 1 tuan ).
chau da ra vien duoc 1 tuan. Nhung hom nay vo chong phat hien chau
Co nhung not bong nuoc o trong mieng ( chau khong sot kg bo an).
Cho e hoi con e co phai bieu hien cua tay chan mieng khong?
Nguyễn Thanh Quốc Đạt đã bình luận
Chào Bác sĩ! Con của em phát hiện bị bệnh CTM, các bóng nước làm cho bé rất ngứa, cháu luôn muốn gãi. Có cách nào làm giảm cơn ngứa không Bác Sĩ?
Ut đã bình luận
Be nha e duoc hon 7thang rui.be bi sot cach day hai ngay.di kham Bs da cho thuoc uong.nhung uong vao mthi ha sot ma k uong thi lai sot tiep.be cung bi non khi nam xap.khong bi tieu chay cho e hoi be bi the nao.
nguyen yen đã bình luận
con toi duoc 6,5 thang tuoi 3 hom nay chau bi noi mun nhieu mun ngua o co ban tay co dau mun nuoc,chau van an uong binh thuong vay chau co bi tay chan mieng khong
Hong hoa - Ha Noi đã bình luận
Bé nhà tôi hiện được 9 tháng, mấy hôm nay cháu bị nổi mụn ở bàn chân, tay và đầu gối, khửu tay, một vài nốt ở miệng nhưng không sốt, hơi quấy và lười ăn, bs có thể cho tôi biết có phải cháu bị mắc tay chân miệng không? Cách điều trị như thế nào? Tôi có phải đưa cháu đến BV khám ko?
Khanh quench đã bình luận
Benh Tay chan mieng co nen boi thuoc luu huynh (thuoc dung cho benh thuy dau) khong bac si?
Dức Trúc đã bình luận
bạn nên theo dõi sát tình trạng của cháu và xem cháu bị ho và khó thở là do nguyên nhân gì? và các nốt nổi mẩn đỏ dưới lòng bàn chân có xuất hiện nữa ko? các nốt đó như thế nào có bỏng nước ko? và xem miệng cháu có nổi bỏng nước hay viết lóe gì ko? Nếu cháu có các biểu hiện sau”ngủ li bì khó đánh thức,gật mình lúc ngủ,run chi, đi loạng choạng, kích thích vật vã/ thì hãy đưa cháu đến cơ sở y tế gần nhất
Quỳnh_Q12 đã bình luận
Con của em năm nay được 21 tháng tuổi. Hiện cháu đang bị ho, thở khó chịu nhưng giờ thở bớt chút xíu rồi.
Mới hôm qua em phát hiện cháu có nổi mẩn đỏ ở trên bàn chân(tròn tròn nhưng mờ), tối em có bôi dầu gió và sáng thì không thấy nữa, chị gái em bảo sợ ra gió nó lặn. Xin bác sỹ tư vấn dùm. Cảm ơn!
Nhung Anna đã bình luận
MYC cho em hỏi: em có cháu trên 3tuổi hiện thấy có một vài nốt đỏ trong lòng bàn tay.Cháu vẫn ăn ngủ và chơi bình thường, không quấy. MYC cho em hỏi liệu đó có phải là bệnh tay chân miệng không? Liệu có lây được cho trẻ lớn hơn ở cùng nhà không? (Trẻ lớn hơn được vệ sinh rất tốt). Em xin chân thành cảm ơn MYC!!!
HOÀNG THỊ THANH THỦY đã bình luận
Con em hơn 2 tuổi, xuất hiện 1 số nốt ở chân, tay, miệng, cháu không sốt, chơi ngoan, ăn kém hơn bình thường. Xin hỏi bác sĩ có phải con em mắc bệnh chân tay miệng không? Em ở Hải Phòng thì cho cháu khám ở bệnh viện trẻ em hay phòng khám tư ạ, em cảm ơn bác sĩ
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên đưa bé đi khám ở BV Nhi. Nên VS nhà, tủ giường bàn ghế, đồ chơi của bé với dung dịch sát khuẩn Chloramin 0,5 %. Bạn nên luôn rửa tay xà phòng, VS miệng cho bé để tránh lây sang trẻ khác và tránh tái nhiễm từ trẻ khác. Người lớn cũng nên VS, thay áo quần khi đi ngoài đường về để không là người truyền bệnh.
mai huong đã bình luận
tôi có cháu năm nay gần 3 tuổi gia đình tôi phát hiện cháu bị tay chân miệng nhưng hơi trễ( khoảng gần 1 tuần). Hiện nay cháu đang nhập viện nhưng gd tôi lo sẽ xảy ra biến chứng do phát hiện muộn. Xin hỏi bác sĩ khả năng biến chứng của cháu có cao k?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Chắc không vấn đề gì nếu đã vào BV điều trị. Bạn nên chăm sóc bé thật tốt về dinh dưỡng và VS cá nhân vì căn bệnh này chưa có thuốc đặc trị chủ yếu là chế độ chăm sóc, nếu để bị bội nhiễm thì mới có biến chứng.
Ngô Quốc Huấn đã bình luận
Con trai tôi hiện được hơn 6 tháng tuổi nặng 10,5 kg, hiện nay cháu có biểu hiện như sau: Miệng cháu có một số vết chợt nhẹ quanh môi, lưỡi có rêu màu trắng (Rất ít) cháu không đau, không quyấy khóc và vẫn ăn uống bình thường, triệu chứng này đã xuất hiện được khoảng 3 ngày, xin hỏi Bác sĩ liệu đây có phải là biểu hiện của bệnh tay chân miệng không. Mong câu trả lời của Bác sĩ, xin cảm ơn!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Xin lỗi vì chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của bạn. Chắc bạn đã đưa bé đi khám và không phải bệnh tay-chân-miệng phải không ? Thường biểu hiện nổi nốt đỏ và phỏng nước tuần tự như tên bệnh. Đa số không quấy khóc nên nhiều khi cha mẹ không để ý giai đoạn ở tay-chân, khi lên miệng rồi mới biết. Bạn nên VS miệng cho bé ít nhất 2 lần/ ngày tránh để "tưa" lưỡi, nên rỏ nước muối sinh lý 9%o vào mắt, mũi để rửa và làm mềm gỉ mũi cho bé hắt hơi ra. Phòng bệnh cho bé, mọi người trong nhà nên tạo thói quen rửa tay xà-phòng và súc miệng nước sát khuẩn mỗi khi tiếp xúc đông người (hội họp, đi siêu thị, chợ, đi ngoài đường về) để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp, mang mầm bệnh về nhà cho bé, nên tắm gội thay quần áo trước khi bế, ngồi chơi với bé hay cho bé ăn. Bé thừa cân đấy bạn nhé, không biết khi sinh bé nặng bao nhiêu, nên theo dõi chiều cao nữa để xem mức độ thừa cân thế nào.
Kim đã bình luận
Xin cho hỏi. bé bị triệu chứng của tay chân miệng. hiện miệng bị loét. buổi sáng và ban ngày thì dấu hiệu giảm bớt nhưng về chiều tối thì lại thấy nổi mụn nhiều hơn. di khám thì BS cũng chỉ nói là để theo dõi và cho thuốc kháng sinh. thấy lo lắng, vậy cho em hỏi phải xử lý thế nào a?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Chắc hiện tại bạn đã điều trị khỏi cho bé. Chú ý phải giữ VS chân tay và miệng, ăn uống VS, các đồ chơi và giường chiếu phải thường xuyên được rửa xà-phòng hay giặt sạch phơi nắng, để không bị nhiễm lại bệnh. Người lớn đi ngoài đường về nên tắm, thay quần áo, súc miệng-họng trước khi bế và chơi với bé.
trucmai nga nam đã bình luận
tôi có cháu bị bệnh tay chân miệng 3 ngày, ngày hôm nay cháu sốt 39 độ, cháu khóc nhiều các vét loét trong miệng có giảm, các nốt trên tay và chân cháu có lặng bớt nhưng sau hôm nay cháu lại bị sốt cho hỏi cháu có thể xảy ra biến chứng không,
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên cho bé đi khám ngay, có thể biến chứng hoặc trùng hợp viêm hô hấp.
TT đã bình luận
Tôi có cháu 4 tuổi vừa phát hiện bị tay chân miệng và được điều trị và theo dõi tại nhà. Cháu chỉ có vài đốm bong bóng trong lòng bàn tay và chưa có dấu hiệu gì. Xin cho tôi hỏi trường hợp của cháu có dễ bị biếng trứng không? bệnh có dễ lay lang đến các anh chị của cháu ở độ tuổi trên 10 không? Xin anh chị tư vấn giúp. Thành thật cám ơn.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bệnh có thể lây sang các trẻ lớn nếu các cháu lớn VS kém và miễn dịch yếu. Bạn cho bé uống thuốc theo hướng dẫn của BS và thực hiện các công việc VS đúng thì không biến chứng, nên theo dõi chặt chẽ.
thủy tiên - bến tre đã bình luận
con của em hiện nay được trên 3t nhưng em mới phát hiện trên khóe miệng của bé có dấu hiệu như loét, và trên lưng chỗ gần mông có lốm đốm giống như muỗi chích và dưới chân cũng giống như vậy ? xin cho em hỏi vậy có phải là dấu hiệu của bệnh tay chân miệng không vậy bác sĩ ?
Em cảm ơn.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn đã cho bé đi khám ngay chưa? MYC xin lỗi đã trả lời chậm câu hỏi này của bạn (mặc dù rà soát nhiều lần mà không thấy câu này)