Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Đội văn nghệ thiếu nhi, một hình thức lạm dụng?

Gần đây ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, một số đám cưới được tổ chức ở những nhà hàng, khách sạn, hội trường… lớn thường có thêm “hạng mục” mua vui của dàn vũ công và ca sĩ nhí khá chuyên nghiệp.

Dàn vũ công- ca sĩ này gồm độ chục cháu bé đủ gái trai, độ 6-7 tuổi, xinh xắn kháu khỉnh, ăn mặc rất… “hợp thời trang” và múa hát rất điệu nghệ.

Chương trình biểu diễn của các cháu thường bắt đầu bằng màn phù dâu, phù rể từ tiền sảnh tiến vào sân khấu hôn lễ. Những cô bé, cậu bé ngây thơ xinh đẹp, trong những bộ cánh trắng muốt như những thiên thần bé nhỏ “hộ tống” cô dâu chú rể trong ngày vui trọng đại nhất của cuộc đời, trông thật ấn tượng.

Tiếp đến, sau màn ra mắt phát biểu của hai gia đình và lễ trao nhẫn, cắt bánh, rót rượu… của đôi tân hôn là những tiết mục múa hát của các cháu. Hát song ca, tam ca có múa phụ họa như… người lớn. Nữ thì guốc cao gót, váy ngắn, áo hở; nam thì giày đen, áo đuôi tôm, cổ thắt nơ… cũng sành điệu như người lớn. Trong khi đó người lớn thì… say sưa ăn uống và thưởng thức múa hát, thỉnh thoảng thấy rộ lên những tràng “zdô… zdô” thay cho tiếng vỗ tay.

Nghe nói, đám cưới nào có thêm “khoản” phục vụ này là phải chi thêm một khoản tiền đáng kể. Ăn chơi thì phải tốn kém và để có một lễ cưới sang trọng, ấn tượng, “hoành tráng” hơn người thì chi thêm dăm bảy triệu có đáng là bao(!).

Quả thật hồi mới xuất hiện “mốt” này ở một số đám cưới, nhiều thực khách cũng thấy là lạ, vui vui. Nhưng khi loại hình dịch vụ này đang có xu hướng đại trà, phổ biến thành “công nghệ dịch vụ” thì nhiều thực khách trong tiệc cưới bỗng… băn khoăn áy náy: Tuổi các cháu đâu phải tuổi đi phục vụ để kiếm tiền ở khách sạn, nhà hàng? Lẽ ra giờ này các cháu phải được vui đùa nghỉ ngơi để chuẩn bị đến trường hoặc ngồi vào góc học tập chứ? Mà sao các cháu lại toàn múa hát những ca khúc và điệu bộ của người lớn thế kia? Ấy là chưa kể trong khi các bậc chú bác, ông bà thì ăn uống cười đùa mà bắt các cháu tuổi nhi đồng múa hát phục vụ thì… khó coi quá!

Được biết, chuyện đồng ấu phù dâu phù rể là một nghi thức hôn lễ đã có hàng trăm năm trước trên thế giới và mới du nhập vào nước ta khoảng giữa thế kỷ trước. Đó là một nghi thức giàu ý nghĩa tượng trưng được chấp nhận ở nhiều nền văn hóa Đông-Tây. Nhưng nếu nghi thức ấy bị lạm dụng, bị biến tướng theo mục đích thương mại thì ý nghĩa thiêng liêng nguyên khởi của nó cũng không còn nữa. Và như vậy thì xét về cả lý lẫn tình đều rất đáng băn khoăn, áy náy…

Meyeucon.org - 03/04/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bóc lột sức lao động trẻ em

Bài viết liên quan

  • Xóa bỏ lao động trẻ em – vướng từ luật
  • Lao đao trẻ vào đời sớm
  • Ngăn chặn mọi hành vi gây tổn hại con trẻ
  • Lần theo đường dây chăn dắt trẻ ăn xin (P2)
  • Lần theo đường dây chăn dắt trẻ ăn xin (P1)

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn