Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Bí quyết học giỏi của trẻ em Phần Lan

Hơn 100 đoàn chuyên gia và quan chức chính phủ nước ngoài đến thăm thủ đô Helsinki của Phần Lan vào năm ngoái với hy vọng tìm ra những bí quyết khiến trẻ em nơi đây có thành tích học tập ấn tượng.

Một lớp học tại Phần Lan

BBC cho biết, năm 2006 các học sinh Phần Lan đã đạt kết quả trung bình cao nhất trong số tất cả các nước phát triển cho hai môn khoa học và đọc hiểu. Trong các kỳ kiểm tra của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dành cho học sinh 15 tuổi, gọi tắt là PISA, học sinh nước này cũng xếp thứ hai ở môn Toán, chỉ sau các học sinh Hàn Quốc.

Việc này không phải mới xảy ra lần đầu: trong kì thi PISA năm ngoái, Phần Lan đứng thứ nhất.

Theo BBC, quan điểm giáo dục của người Phần Lan là mọi người đều có khả năng cống hiến và nhà trường không nên bỏ mặc những người đang phải vật lộn với một môn học nào đó. Biện pháp mà các trường áp dụng trong hầu hết các giờ học là bố trí thêm một giáo viên nữa trong lớp để giúp những học sinh gặp vấn đề với môn học. Nhưng tất cả các học sinh đều được học chung một lớp, bất kể trình độ cao hay thấp.

Bộ trưởng bộ giáo dục Phần Lan, bà Henna Virkkunen, rất tự hào về thành tích của đất nước, nhưng mục tiêu tiếp theo của bà là nhắm vào những học sinh xuất sắc nhất.

“Hệ thống giáo dục của Phần Lan đã giúp đỡ rất nhiều cho các học sinh gặp khó khăn với việc học, tuy nhiên chúng tôi cần phải chú trọng hơn vào các học sinh tài năng. Hiện tại chúng tôi đang khởi động một dự án thử nghiệm để hỗ trợ các học sinh thực sự có năng khiếu trong một số lĩnh vực”.

7 tuổi mới phải đi học

Theo OECD, học sinh Phần Lan dành ít thời gian cho việc học ở trường hơn tất cả các nước phát triển khác. Điều đó phản ánh một nền tảng quan trọng khác trong nền giáo dục nước này.

Cấp tiểu học và trung học cơ sở ở đây được nhập làm một nên học sinh sẽ không phải chuyển trường khi chúng được 13 tuổi, và do vậy sẽ tránh được việc chuyển từ trường nọ sang trường kia.

Một cô giáo có tên Marjaana Arovaara-Heikkinen tin rằng dạy cùng một nhóm học sinh trong vài năm giúp công việc của cô trở nên dễ dàng hơn.

“Dường như tôi lớn lên cùng bọn trẻ. Tôi biết được những vấn đề mà chúng gặp phải khi chúng còn nhỏ. Giờ đây, sau 5 năm, tôi vẫn có thể biết được chuyện gì đã xảy ra trong suốt thời niên thiếu của các em. Tôi nói với học sinh của mình rằng tôi giống như người mẹ thứ hai ở trường của chúng”.

Học sinh Phần Lan bắt đầu đi học từ năm 7 tuổi. Quan điểm giáo dục ở đây là: Trước tuổi thứ bảy, trẻ có thể học được nhiều nhất khi đang chơi đùa, và khi đã đến trường chúng sẽ hoàn toàn thích thú với việc học.

Học ít hiểu nhiều

Các bậc phụ huynh ở Phần Lan cũng đóng một vai trò quan trọng vào kết quả ấn tượng của học sinh. Thói quen đọc sách của trẻ được hình thành ngay tại nhà và gia đình cũng thường xuyên liên lạc với giáo viên.

Dạy học là một nghề rất được trọng vọng ở Phần Lan Các giáo viên được đánh giá cao và các chuẩn mực cho việc dạy học cũng rất khắt khe. Thành công của nền giáo dục Phần Lan có lẽ một phần là do yếu tố văn hóa. Học sinh được học trong một môi trường hết sức thoải mái và thân mật. Phần Lan là nước có tỷ lệ dân nhập cư rất thấp. Vì vậy nên khi bắt đầu đi học, đa phần học sinh đều sử dụng tiếng Phần Lan. Điều này đã loại bỏ được các trở ngại mà một số quốc gia gặp phải.

Quan điểm học ít hiểu nhiều là nền tảng của thành công trong giáo dục nơi đây. Phần Lan chú trọng vào việc thành lập các ngôi trường thân thiện và cởi mở, không phải chịu sự can thiệp của chính phủ. Họ tin rằng cách làm ấy giúp họ không bỏ sót bất kỳ học sinh nào trong xã hội.

Meyeucon.org - 06/03/2024
★★★★★★
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Estrogen và progesterone có ở thực phẩm nào?
  • Hé lộ nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải sau sinh và cách khắc phục
  • 10+ Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải sau quan hệ, cách xử lý?
  • Đau bụng dưới bên trái có cục cứng là bệnh gì? Cải thiện ra sao?
  • Đau bụng dưới bên phải có phải dấu hiệu mang thai không?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn