Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Khổ luyện cho trẻ khiếm thính

“Con tên là Bông ạ!” – Để có được câu nói tròn vành rõ chữ tưởng chừng rất đơn giản và hết sức bình thường kia, những đứa trẻ khiếm thính bẩm sinh như Bông đã phải khổ luyện “học phụ đạo” hàng tháng trời, thậm chí cả một năm.

Từ trước đến nay, trẻ khiếm thính thường được “mặc định” đeo máy trợ thính, dùng ngôn ngữ cử chỉ và học ở những trường lớp chuyên biệt dành cho trẻ em khuyết tật. Việc nghe, nói đã khó, việc học và hiểu được con chữ thông thường còn khó hơn gấp trăm lần. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, phương pháp cấy ốc tai điện tử đã xuất hiện ở Việt Nam và tỏ rõ hiệu quả trong việc hỗ trợ hồi phục thính lực cho những bé bị khiếm thính nặng và gần như vô phương cứu chữa.

Chi phí cho một ca cấy ghép thường rất cao, khoảng 500 – 600 triệu đồng do vậy không phải gia đình nào cũng có điều kiện cho con đi phẫu thuật. Và ngay cả khi đã thực hiện cấy ốc tai điện tử thuận lợi, bệnh nhi còn phải tiếp tục quá trình học nghe và học nói… Đến khi bé nghe nói được, phát triển ngôn ngữ gần như bình thường thì mới khẳng định ca phẫu thuật đã thành công.

Xuất phát từ nhu cầu trên, thời gian qua, mô hình các lớp học đặc biệt đã ra đời ở Hà Nội. Trong vai một phụ huynh đi xin học cho con, tôi đã có cơ hội được “mục sở thị” một lớp học thêm dành riêng cho trẻ khiếm thính bẩm sinh trên đường Đê La Thành, Hà Nội.

Một lớp thường có 12 – 15 cháu với 4 giáo viên đứng lớp và 1 phụ trách chung. Cháu Đ.T.Dương nhỏ nhất mới chỉ 2 tuổi rưỡi, lớn nhất là L.Đ 8 tuổi đang học lớp 3A trường Xã Đàn. Tùy theo độ tuổi, mức độ điếc nặng hay nhẹ, các cháu được chia thành từng nhóm khoảng 4 – 5 học sinh do một giáo viên đảm trách.

Phương pháp tiếp xúc cá nhân và tiếp xúc chung được đan xen nhằm giúp các bé vừa phát triển được kĩ năng nghe – nói, vừa hòa nhập được với tập thể. Một trong những nội dung quan trọng của quá trình giáo dục và phục hồi chức năng cho trẻ khiếm thính là hình thành và phát triển ngôn ngữ nói – phương tiện ngôn ngữ giao tiếp và tư duy.

Trong một buổi học, các bé sẽ được thực hiện các bài tập dùng lời nói kết hợp với mô tả hoặc hành động gắn với ngữ cảnh để giúp trẻ hiểu ngôn ngữ. Ngoài việc học hát, học múa tập thể tương tự ở các lớp mẫu giáo bình thường, mỗi trẻ sẽ có 1 tiếng “học tay đôi” với giáo viên theo một bản kế hoạch cá nhân được soạn riêng cho từng học sinh tương thích với độ tuổi, đặc điểm và khả năng của từng cháu.

Chị Thoa, giáo viên đứng lớp cho biết: “Thường thì một bản kế hoạch này chúng tôi sẽ phải dạy cho bé nhanh thì 3 ngày, lâu thì cả tháng. Nội dung bản kế hoạch cá nhân có 10 mục lớn, mỗi mục lại có 3, 4 bài nhỏ. Khi nào trẻ thành thục hết một bài, chúng tôi mới chuyển sang bài khác hoặc nâng cao trình độ lên. Như vậy để đảm bảo chất lượng thực tế chứ không chạy theo số lượng”.

Chị cũng cho biết thêm, việc dạy các trẻ khiếm thính bẩm sinh rất vất vả và đòi hỏi phải kiên trì cao bởi phần lớn các bé chưa có thói quen nghe cũng như khả năng tư duy trừu tượng như các em khác. Dù được đeo máy trợ thính hay cấy ốc tai nhưng những âm thanh trong cuộc sống vẫn hoàn toàn xa lạ với trẻ. Chúng nghe được nhưng hoàn toàn trong vô thức, thậm chí mới đầu khi đeo máy, nhiều trường hợp còn cảm thấy hoảng sợ.

Các bài tập được áp dụng đi từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp: phản ứng với âm thanh, phân biệt âm thanh (to, nhỏ, cao, thấp, liền mạch hay đứt quãng), nhận dạng âm thanh (tiếng trống, tiếng kèn, tiếng gà gáy,…) và cấp độ cuối cùng là nghe hiểu – trả lời. Mục đích cuối cùng là phát triển khả năng tri giác âm thanh, tạo tiền đề cho việc hình thành phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

Trong thực tế, rất ít trẻ bị điếc hoàn toàn. Đa số trẻ khiếm thính còn sức nghe. Khả năng nghe, mặc dù rất ít nhưng cũng sẽ làm giảm khó khăn cho việc hình thành ngôn ngữ nói và chất lượng tiếng nói của trẻ.

Theo số liệu thống kê của Quỹ Toàn Cầu Cho Trẻ Em Khiếm Thính (Global Foundation for Children With Hearing Loss), hiện nay ở Việt Nam có hơn 180.000 trẻ em bị nghe kém dưới 18 tuổi. Càng phát triển được khả năng ngôn ngữ sớm bao nhiêu, các em càng có nhiều cơ hội tiếp cận với chương trình đào tạo giáo dục phổ cập, xóa bỏ rào cản giữa trẻ khiếm thính với những trẻ khác để sống và làm việc độc lập như người bình thường trong xã hội. Và giờ đây, niềm hy vọng ấy đã và đang dần trở thành hiện thực nhờ vào những mô hình hỗ trợ giáo dục trẻ khiếm thính bẩm sinh như này.

Meyeucon.org - 03/04/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ em , Giáo dục trẻ em

Bài viết liên quan

  • Để bé thông minh- cha mẹ nên làm những điều này
  • Bí kíp dạy trẻ không ích kỷ
  • Khi bé yêu nổi hứng tò mò
  • Nhật ký thực tập của cô giáo mầm non tương lai
  • Sự lệch lạc giới tính ở trẻ và trách nhiệm của cha mẹ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn