Do sự kiện động đất, sóng thần gây sự cố rò rỉ phóng xạ tại các nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản, trung tâm Kiểm soát & phòng chống dịch bệnh tại Mỹ (CDC) mới đây đã đưa ra một số khuyến cáo phòng ngừa phơi nhiễm phóng xạ ở nhóm phụ nữ mang thai.
Theo CDC, đặc biệt là sức khỏe của đứa trẻ đang trong giai đoạn hình thành và phát triển trong bụng mẹ.
1. Phơi nhiễm phóng xạ trước khi sinh là gì?
Hiện tượng phơi nhiễm phóng xạ trước khi sinh được hiểu đơn giản là người phụ nữ phơi bụng ra môi trường phóng xạ, đồng thời hít thở không khí, ăn uống thực phẩm đã nhiễm xạ và chất độc này đã qua da vào máu, ngấm vào bào thai qua con đường nhau thai. Mức độ ảnh hưởng của bào thai còn phụ thuộc vào tuổi bào thai, thời gian phơi nhiễm và mức độ ô nhiễm.
Theo nghiên cứu, bào thai càng nhỏ thì mức độ nhiễm độc càng lớn. Ví dụ, giai đoạn mang thai được từ 2 -15 tuần khác với những ngày trước khi sinh. Giai đoạn này sức khỏe cả mẹ lẫn con đều yếu nên liều lượng phóng xạ thấp cũng có thể làm cho người mẹ bị ốm. Mức độ nhiễm phóng xạ càng cao thì rủi ro di chứng càng nhiều. Mức độ di chứng thường thấy như bào thai chậm lớn, biến dạng, não phát triển không bình thường, hoặc nặng hơn có thể gây quái thai…
2. Bào thai bị phơi nhiễm phóng xạ có thể bị ung thư vào cuối đời?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia ở Hiệp hội ung thư Mỹ thì những đứa trẻ còn trong bụng mẹ rất nhạy với các hiệu ứng ô nhiễm bức xạ (một phần của phóng xạ là bức xạ), có thể là bức xạ ánh sáng, bức xạ nhiệt, bức xạ nguyên tử vv… Thời gian phơi nhiễm càng lâu, nồng độ bức xạ càng lớn thì rủi ro mắc bệnh càng cao. Ví dụ, liều bức xạ của 500 lần chụp X-quang trong cùng một lần đối với bào thai sẽ tăng khoảng 2% rủi ro mắc bệnh ung thư vào cuối đời (cao hơn 40% đến 50% so với nhóm không phơi nhiễm phóng xạ).
3. Phơi nhiễm phóng xạ liều thấp có ảnh hưởng đến sức khỏe?
Trong giai đoạn này nếu vẫn phơi nhiễm phóng xạ ở mức cao thì rủi ro tổn thương sức khỏe không khác gì giai đoạn 8-15 tuần tuổi. (Ảnh minh họa)
Nếu khi mang thai người mẹ tiếp xúc liều phóng xạ thấp (dưới mức 500 lần chụp X-quang) thì không gây rủi ro dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, rủi ro mắc bệnh ung thư cuối đời vẫn cao hơn nhóm không phơi nhiễm phóng xạ.
4. Phơi nhiễm phóng xạ trong 2 tuần đầu mang thai có gây nguy hiểm?
Trong vòng 2 tuần đầu khi mang thai nhi mới được hình thành dưới dạng tế bào thì chỉ cần 1 tế bào bị sự cố cũng có thể tạo ra mối nguy hiểm, có thể gây tử vong phôi bào trước khi thai phụ nhận biết mình có thai. Nếu có sống sót thì trẻ cũng dễ bị khuyết tật, mức độ khuyết tật phụ thuộc vào thời gian phơi nhiễm và mức độ độc tố.
5. Mối nguy hiểm khi tiếp xúc với phóng xạ từ tuần thứ 2 đến 15 của thai kỳ?
Khi bào thai bị phơi nhiễm ở môi trường ô nhiễm cao (trên ngưỡng của 500 lần chụp X-quang ngực) trong giai đoạn đang phát triển (từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 15) thì rủi ro gây ảnh hưởng đến sức khỏe cực lớn, đặc biệt là não.
Bằng chứng, những đứa trẻ Nhật Bản khi còn nằm trong bụng mẹ (8-15 tuần tuổi) trong thời gian Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki có khuyết tật về não rất cao, chỉ số thông minh IQ thấp hơn, chậm lớn hơn so với những đứa trẻ không bị nhiễm xạ. Đặc biệt, những đứa trẻ bị nhiễm này khi lớn lên có chiều cao thấp hơn tới 4% so với người bình thường, ngoài ra còn mắc nhiều dị tật bẩm sinh nguy hiểm khác.
6. Mối nguy hiểm của phơi nhiễm phóng xạ từ tuần thứ 16 đến 25?
Trong giai đoạn này nếu vẫn phơi nhiễm phóng xạ ở mức cao thì rủi ro tổn thương sức khỏe không khác gì giai đoạn 8-15 tuần tuổi. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm gây hại phải trên ngưỡng 500 lần chụp X-quang, và ở mức nhiễm này người mẹ cũng bị ốm do phóng xạ.
7. Mức độ rủi ro do phơi nhiễm phóng xạ sau tuần thức 26?
Ở tuần thứ 26, bào thai đã phát triển đẩy đủ, nhưng nếu phơi ra môi trường ô nhiễm thì vẫn bị ảnh hưởng, song mức độ không nghiêm trọng so với gia đoạn đầu, không xuất hiện những khuyết tật khi sinh nhưng rủi ro mắc bệnh ung thư cuối đời vẫn có. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này còn phụ thuộc vào mức độ độc tố cũng như thời gian phơi nhiễm.