Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Mang đa thai và nguy cơ tiềm ẩn

Nhiều sản phụ rất hoang mang, lo lắng khi biết mình mang đa thai bởi khi đó người mẹ phải đối diện với nhiều nguy cơ hơn hẳn so với những bà mẹ đơn thai. Các chuyên gia y tế cho rằng, mang đa thai là hiện tượng bình thường, tuy nhiên việc mang đa thai cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Những biến chứng thường gặp

Theo các chuyên gia y tế, khi mang đa thai sản phụ dễ bị sảy thai nhất là 3 tháng đầu thai kỳ, tỷ lệ bị “thai hành”, thai bất thường, dị tật cũng cao hơn so với đơn thai. Phụ nữ mang đa thai có dấu hiệu phù sớm nhiều hơn do tử cung to chèn ép tuần hoàn chi dưới. Thai phụ cũng mệt mỏi, đi lại khó khăn do các cơ quan làm việc tăng cường hơn, huy động các cơ khớp, xương. Tử cung to nhanh làm thai phụ cảm thấy khó thở.

Sinh non là biến chứng thường gặp khi mang đa thai. Triệu chứng tiền sản giật cũng xảy ra thường xuyên và sớm hơn các trường hợp mang một thai. Nguy cơ thai chậm phát triển trong tử cung cao gấp 10 lần so với phụ nữ mang một thai. Và tỷ lệ thai chết lưu cũng cao hơn do sự mất cân bằng tuần hoàn giữa 2 thai. Một nguy cơ nữa của người mang đa thai là đa ối, thường xảy ra vào thời kỳ cuối của 3 tháng giữa thai kỳ. Nhau bám thấp do sự tăng bề mặt của bánh nhau, làm tăng nguy cơ đẻ non, chảy máu do bong nhau, ngôi thai bất thường. Nguy cơ cao trong chuyển dạ như: Đẻ khó do cơn co tử cung; đẻ khó thai thứ hai; hai thai mắc nhau; sang chấn sản khoa; đờ tử cung sau đẻ… Mang đa thai cũng dễ mắc hội chứng thai truyền máu cho nhau. Trong đó, khoảng 90% trường hợp này không được phát hiện sớm đã dẫn đến tử vong cho một thai. 25% số thai đôi sống sót sau khi bị hội chứng thai truyền máu cho nhau nhưng không được điều trị sẽ có thương tổn về thần kinh. Mặc dù, mang đa thai phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi song những nguy cơ này có thể kiểm soát được nếu thai phụ sớm khám và theo dõi thường xuyên tại các cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ tư vấn, có những hướng dẫn hợp lý cho thai phụ.

Nhận biết mang đa thai

Siêu âm là cách duy nhất để biết chính xác mang đa thai hay đơn thai. Tuy nhiên, ngoài nhận biết bằng siêu âm, các thai phụ có thể nghi ngờ mình mang đa thai hay không nếu:

  • Tăng cân quá nhiều.
  • Tử cung lớn hơn so với tháng mang thai
  • Ốm nghén nghiêm trọng: Buồn nôn và nôn vọt rất nhiều
  • Có những cử động của thai nhi sớm hơn bình thường.

Cần theo dõi và khám thai thường xuyên

Lời khuyên của các chuyên gia y tế, khi mang thai nói chung và mang đa thai nói riêng các thai phụ cần đến khám và theo dõi tại các cơ sở y tế. Nếu có những dấu hiệu bất thường các bác sĩ sẽ tư vấn, bàn bạc để lựa chọn quyết định ít gây tổn hại nhất về sức khỏe, tinh thần. Mỗi lần khám, cần siêu âm để theo dõi sự phát triển của thai. Vì đa thai dễ có tình trạng thai to, thai bé và các bọc ối cũng vậy… Ba tháng cuối càng phải theo dõi chặt chẽ để có thể dưỡng thai ít nhất 37 tuần tuổi vì dễ bị sinh non. Khi chuyển dạ, thai phụ nhất thiết phải đến những cơ sở y tế có có khoa hồi sức cho trẻ sơ sinh. Có chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý. Điều quan trọng với người mang đa thai là được tư vấn, cho biết trước tất cả những nguy cơ, khó khăn để chuẩn bị về tâm lý và cần được sự động viên, an ủi và giúp đỡ từ người thân.

Meyeucon.org - 08/04/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết khi mang thai , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Tầm quan trọng của Omega3 với mẹ bầu
  • Công dụng của củ đậu đối với phụ nữ sau sinh!
  • Những bài tập thể dục thích hợp cho mẹ bầu
  • Chè vằng: Lợi với bà đẻ, hại cho mẹ bầu???
  • 6 điều mẹ cần lưu ý khi mang thai trong mùa đông!

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn