Nhiễm virut cự bào (cytomegalovirus, viết tắt CMV) khi mang thai ít được biết đến nhưng lại khá phổ biến và thực sự tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho thai nhi.
Loại virut này ít lây nhiễm nhưng đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ. Vì thế, những phụ nữ làm công việc tiếp xúc nhiều với trẻ cần rất thận trọng. Nếu như thực hành vệ sinh đối với mọi người là cần thiết để phòng ngừa nhiễm khuẩn, trước tiên là cúm và viêm đường ruột thì đối với phụ nữ mang thai lại càng khẩn thiết. Khi mang thai, một số nhiễm khuẩn có thể nghiêm trọng không chỉ cho người mẹ mà cho cả thai và nhiễm CMV là một trong số nhiễm khuẩn cần đặc biệt quan tâm.
CMV thuộc họ virus Herpes, gần với Herpes simplex (gây chốc mép, mụn giộp sinh dục), virus Epstein-Barr và virus gây thuỷ đậu/zona. Đó là những virut có khả năng phát ra những đợt nhiễm khuẩn nhưng thường không bộc lộ mà tồn tại dai dẳng, mai phục bên trong các tế bào. Thông thường, người nhiễm CMV cảm thấy có sốt, nhức đầu, mỏi mệt… những triệu chứng này không có gì đặc hiệu cho nên dễ bị bỏ qua.
Tuy nhiễm CMV không nghiêm trọng lắm đối với người trưởng thành có sức khoẻ tốt nhưng với phụ nữ mang thai lại có thể là một tai hoạ, nhất là khi bị nhiễm lần đầu ở 3 tháng đầu của thai nghén, khi đó thai phơi nhiễm với nhiều nguy cơ tổn thương nặng cho não, chậm phát triển tâm trí, điếc, một loạt những bệnh do nhiễm CMV…
Khi mẹ bị bệnh lại không bộc lộ bất cứ triệu chứng gì, đôi khi chỉ có vài triệu chứng như sốt, viêm gan, sưng hạch. 80% người trưởng thành được kháng thể bảo vệ nhưng sự miễn dịch từ người mẹ truyền cho trước đây không tạo ra được sự bảo vệ hoàn toàn, 5% phụ nữ không được bảo vệ có nguy cơ bị nhiễm virut này khi mang thai.
Đối tượng nào dễ bị nhiễm CMV?
Virut lây nhiễm qua dịch cơ thể (nước mũi, nước bọt, nước mắt, tinh dịch, nước tiểu, máu…) nhưng không mấy lây lan, chỉ có nguy cơ cao khi tiếp xúc lặp đi lặp lại với virut. Vì thế, phụ nữ thường xuyên tiếp xúc với trẻ (làm việc tại các nhà trẻ, các bảo mẫu…) và lại đang mong có con rất dễ bị phơi nhiễm CMV.
Các triệu chứng ở trẻ khi bị nhiễm CMV
Trẻ luôn gặp sự cố về phát triển, dị tật thường gặp nhất là viêm màng mạch – võng mạc, não nhỏ, hở hàm ếch, điếc và hàm nhỏ. Thể nhiễm khuẩn huyết với những rối loạn về thần kinh và chức năng gan (vàng da, gan lách to, chấm xuất huyết trên da, viêm phổi, thiếu máu…) là thể nặng nhất. Nếu trẻ sống sót được thì cũng có nhiều di chứng nặng nề (não nhỏ, co giật, điếc, mù bẩm sinh, chậm phát triển về trí tuệ và vận động…). Cũng có những thể tiềm ẩn khác chỉ thể hiện muộn sau này với chứng chậm phát triển về tâm trí và vận động hay điếc.
Chẩn đoán bệnh dựa chủ yếu vào sự phát hiện các globuline miễn dịch M (IgM) đặc hiệu bằng phương pháp huỳnh quang miễn dịch. Những kháng thể này không phải bao giờ cũng có trong những trường hợp bị nhiễm lần đầu và có thể tồn tại trong nhiều tháng. Tìm thấy trong máu và nước tiểu những tế bào lớn với nhân và nguyên sinh chất có chứa các thể lạ.
Có cần tầm soát những phụ nữ có nguy cơ cao không?
Vì các triệu chứng không bộc lộ cho nên nhiễm CMV dễ bị bỏ qua. Không thể tầm soát cho dân số nói chung, cũng như cho dân số có nguy cơ (các cô nuôi trẻ và người đang độ tuổi sinh sản) mà chủ yếu là nhận diện những phụ nữ có test huyết thanh âm tính bằng cách lấy máu để định lượng nồng độ kháng thể chống CMV (IgM). Tuy nhiên, test này không xác định được chính xác thời điểm bị lây nhiễm và nếu test huyết thanh cho kết quả dương tính cũng không thể phân biệt được nhiễm khuẩn đã có trước đây (không có nguy cơ gì đặc biệt) với nhiễm lần đầu, nguy hiểm cho thai nếu người phụ nữ có thai. Hiện nay, nếu phát hiện có nhiễm CMV khi có thai thì cần chọc hút thăm dò nước ối, nếu kết quả bình thường thì khuyến cáo theo dõi tích cực bằng siêu âm, nếu có dấu hiệu nghi ngờ trên hình ảnh siêu âm thì có thể phải chấm dứt thai nghén tuỳ theo từng trường hợp.
Hiện cũng không có vaccin và liệu pháp đặc hiệu cho nhiễm CMV, vì thế đã hạn chế việc phát hiện hàng loạt sự nhiễm virut này trong cộng đồng (một liệu pháp với kháng sinh valaciclovir đang thử nghiệm để chữa nhiễm CMV trong tử cung).
Nâng cao hiểu biết về vệ sinh cộng đồng để chống nhiễm CMV
Hiện nay, phòng ngừa nhiễm CMV bằng tuyên truyền, giáo dục và thực hành những biện pháp vệ sinh nghiêm ngặt vẫn là 2 biện pháp chủ yếu, đặc biệt với nhóm dân số có nguy cơ. Phụ nữ có thai và tiếp xúc thường xuyên với trẻ dưới 3 tuổi cần thực hành một quy chế như sau:
- Không tiếp xúc với dịch cơ thể tiềm ẩn virut, nhất là nước bọt, nước mắt và nước tiểu
- Rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi thay đồ cho trẻ
- Không dùng thìa chung với trẻ khi ăn; Không dùng chung đồ vệ sinh với trẻ (xà phòng, nước thơm…)
- Không hôn khi trẻ đang có dãi hay đang khóc.
Ước tính rằng có đến 50% phụ nữ mang thai có kết quả huyết thanh âm tính với CMV, nghĩa là chưa từng phơi nhiễm với virut này. Theo Cơ quan Quản lý y tế Pháp, khoảng 0,6 – 1,4% phụ nữ mang thai bị nhiễm CMV lần đầu nhưng may mắn là 72% số trẻ sinh ra không thể hiện triệu chứng. Rất cần tránh bị nhiễm CMV khi mang thai vì nguy cơ lây lan cho thai khoảng từ 30 – 50%. Thai bị nhiễm CMV thông qua tuần hoàn mẹ – nhau thai. 4 – 27% phụ nữ có CMV trong đường sinh dục. 1% trẻ sơ sinh bình thường nhưng đã có virut trong nuớc tiểu. Khi người mẹ bị nhiễm CMV lần đầu thì 50% trẻ cũng bị nhiễm, trong số đó 15% thể hiện bệnh cảnh nặng. |
An đã bình luận
Em mang thai lần đầu, hiện được 20w, SA 4D bình thường
Xn: CMV IgG + : 41ui/ml (bt: < 15ui/ml)
CMV IgM+: 1.07index (bt: <0.5)
Hỏi: làm sao biết được là nhiễm CMV gdoan nào của thai? Khả năng lây cho thai nhi la bao nhiêu? và khả năng di tật? có nên chọc ối kiểm tra?
Em thực sự rất lo lắng, rất mong nhận được câu trả lời và lời khuyên của bác sĩ.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Kết quả XN cho thấy bạn đã có kháng thể chống virus cự bào CMV. có thể bạn tiêm hoặc truyền máu có kháng thể sẵn. Bạn nên đến BV Nhiệt đới xin tư vấn sâu về vấn đề nhiễm CMV
nguyen hoai thuong đã bình luận
Hỏi: Uống Ích Mẫu khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
em da mang bau duoc 1 thang nhung em cu nghi la minh bi tac kinh nen da uong thuoc ich mau , gio em di kham em moi biet . xin hoi bac sy lieu thai nhi sau nay co anh huong gi ko a ?
Meyeucon.org đã bình luận
Trả lời: Nấm âm đạo khi mang thai
Gửi bạn Thanh Thuy!
Không rõ bạn khám và điều trị như thế nào, nhưng nếu bị viêm do nấm, âm đạo rất khó và ngứa, khí hư đặc như bột thì bạn không thể chịu đựng kéo dài suốt 9 tháng. Theo như mô tả của bạn lúc này âm đạo tiết dịch, nút nhầy ở cổ tử cung có vẻ loãng ra chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ chính thức. Bạn nên vệ sinh bằng nước rửa có bán ở các hiệu thuốc, tốt nhất đến BV phụ sản làm xét nghiệm dịch âm đạo. Mẹ viêm âm đạo không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ, nhưng trẻ dễ bị viêm mắt, viêm da…
Chúc bạn mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông!
Meyeucon.org đã bình luận
Trả lời: Uống Ích Mẫu dễ sảy thai
Gửi bạn Hoài Thương,
Thật đáng tiếc về sự thiếu cẩn thận của bạn, tuy nhiên đến lúc này bạn không đau bụng ra huyết là may rồi vì cao ích mẫu sẽ gây sảy thai. Hãy bồi dưỡng và nghỉ ngơi cho tốt, khi thai sang tháng thứ 3 (khoảng 14 tuần tuổi) thì bạn hãy đến khám siêu âm ở Bệnh viện phụ sản chuyên môn (BV phụ sản TW, phụ sản Hà Nội, khoa sản BV Thanh Nhàn, BV E…) những nơi đó đã triển khai chương trình sàng lọc các bệnh bẩm sinh thời kỳ bào thai và một số bệnh chuyển hóa ở trẻ mới sinh. Bạn sẽ được theo dõi đến tuần 22, nếu có phát hiện vấn đề gì bạn sẽ được tư vấn, hội đồng các thầy thuốc sẽ thảo luận với bạn nên quyết định thế nào.
Chúc bạn nhiều may mắn!
Cần nhớ là không được tự ý dùng thuốc nếu không có sự chỉ định của bác sĩ sản khoa.
thanh thuy đã bình luận
Hỏi: Bị nhiễm nấm âm đạo có ảnh hưởng đến con?
em moi co thai lan dau, con khoang 10 ngay nua la den ngay du kien sinh nhung em dang co 1 thac mac: truoc khi co thai em co di kham va biet minh bi nhiem nam + viem am dao, em da dieu tri nhung hien nay o cung kin van ra 1 chat dich mau trang do co phai la bi nam am dao khong? nhu vay luc em sinh em be thi co anh huong gi den em be khong va co loai thuoc nao dac tri benh nay khong v em cung di kham va dung nhieu thuoc nhung khong khoi. xin hay tu van giup, em cam on nhieu!