Có nhiều phụ nữ suy nghĩ khá đơn giản về vai trò của khám sức khỏe trước khi mang thai bởi “lý lịch sức khỏe” của mình đã quá tốt. Nhưng sự thực không đơn giản như vậy bởi sự khỏe mạnh của trẻ phụ thuộc rất lớn vào sức khỏe của người mẹ quá trình trước và trong khi mang thai. Có rất nhiều nguy cơ đến với thai nhi chỉ vì mẹ không biết được rằng “bên trong” không hề khỏe mạnh. Khám sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng trước khi mang thai để đảm bảo một sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé về sau.
Khám sức khỏe là việc làm cần thiết trước khi mang thai. Các xét nghiệm như: xét nghiệm máu, nước tiểu, HIV, viêm gan, các bệnh mãn tính… sẽ giúp loại trừ những nguy cơ cho cả mẹ và bé.
Canxi và sắt rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, người mẹ cần bổ sung các chất này trước khi mang thai 3 tháng bằng các viên uống bổ sung và từ nguồn thực phẩm ăn hàng ngày.
Canxi đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành xương và răng cho thai nhi, thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển. Thiếu canxi có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị còi xương, chậm lớn. Đối với người mẹ lượng canxi không được cung cấp đầy đủ sẽ dẫn đến tình trạng sức khỏe suy yếu về sau.
Những tháng cuối thai kỳ thai nhi càng lớn lượng máu cần cung cấp càng cao, nếu người mẹ thiếu máu sẽ mệt mỏi, dễ sảy thai, đẻ non, yếu, dễ bị băng huyết sau sinh… vì vậy cung cấp đủ lượng sắt mỗi ngày là việc thai phụ nên làm.
Một chế độ ăn uống khoa học, bao gồm các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, tăng cường rau xanh, trái cây, bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cần thiết, hạn chế các chất béo gây hại … là bước chuẩn bị thiết thực nhất cho sự phát triển của con sau này.
Ngoài ra, các mẹ cũng có thể bổ sung canxi và sắt bằng các sản phẩm sữa dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Nếu bạn hút thuốc, bạn cũng nên cố gắng bỏ thuốc trước khi muốn thụ thai. Hút thuốc vừa ảnh hưởng tới sức khoẻ vừa làm giảm khả năng sinh sản của bạn. Nếu bạn hút thuốc trong khi mang thai, bạn sẽ có nguy cơ sẩy thai và sinh con tử sản cao hơn. Bạn cũng sẽ đương đầu với nguy cơ sinh con thiếu tháng hoặc nhẹ cân. Chồng bạn cũng phải bỏ thuốc để tránh nguy cơ hít khói thuốc thụ động cho cả mẹ và con.
Thỉnh thoảng uống một cốc rượu có thể vô hại, song những bà mẹ nghiện rượu có thể bị hội chứng thai nhi nhiễm cồn dẫn tới nhiều khuyết tật. Do đó cai rượu là việc các bà mẹ nghiện rượu nên làm khi mang thai.
Chuẩn bị kỹ trước khi mang thai sẽ giúp cả mẹ và bé có một sức khỏe tốt về sau.
xuanchi đã bình luận
Xin chao Bac sy!
Em vừa mới chích ngừa vào ngày 26/11 với 2 mũi tiêm
1/ Ngừa Sởi, quai bị và Rubella.
2/ Ngừa Cúm.
Còn 1 mũi ngừa thủy đậu nữa Bác sĩ dặn sau 1 tháng quay lại chích, nghĩa là 26/12 sắp tới này. Em và chồng định có em bé năm sau. Nhưng nếu sau 3 tháng mới được có em bé thì khoàng tháng 3, 4 tụi em mới thả được. Nhưng chưa chắc thả là dính ngay. Nhưng nếu vậy thì em sinh em bé là năm Tỵ mất rồi chứ không phải năm Thìn nữa. Năm Thìn hợp tuổi cả vợ chồng em, vì mới cưới nhau nên không tính toán kỹ để chích ngừa hơi trễ. Em muốn hỏi là với 2 mũi thuốc đó, thì em để 2 tháng sau có em bé được không? Nghĩa là tháng 2/2012 em thả, không biết em bé có sao không. Nếu vậy mũi ngừa thủy đậu em cần chích nữa không. Nếu chích thì khoảng bao lâu em mới có em bé được ạ. Xin cám ơn!
mylien đã bình luận
Mình đang ở TP.HCM, khi đọc chuyên đề "Cần khám sức khỏe trước khi mang thai" mình muốn biết địa chỉ khám sức khỏe cho người chuẩn bị mang thai. Bạn chỉ giùm mình nha. Cảm ơn bạn!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Tuỳ theo nhu cầu của bạn để lựa chọn dịch vụ nhé. Khám sức khoẻ chung thì BVĐK nào cũng có khám. Để biết đã có miễn dịch loại bệnh nào và cần tiêm những vaccin gì thì nên đến TTYT dự phòng Tp hoặc BV Nhiệt đới. Để kiểm tra có bệnh về đường sinh sản không thì tới BVPS (Từ Dũ, Hùng Vương) hoặc BS khám tư có kinh nghiệm và đảm bảo vô khuẩn tốt. Nên tiêm phòng vaccin đầy đủ rồi tính chuyện có thai. Nên tạo thói quen tự phòng bệnh bằng rửa tay xà-phòng và súc miệng nước sát khuẩn mỗi khi tiếp xúc đông người, đi ngoài đường về để giảm nguy cơ lây nhiễm qua đường hô hấp.