Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những nguy cơ tiềm ẩn cho phụ nữ mang đa thai

Mang đa thai không phải là hiếm gặp, nguy cơ tiềm ẩn của nó cũng không hề đơn giản. Phụ nữ mang đa thai cần biết về những nguy cơ, các biến chứng cũng như triệu chứng và các lựa chọn điều trị phù hợp.

Những phụ nữ mang đa thai có nhiều nguy cơ bị các biến chứng hơn những phụ nữ mang thai một

Có lẽ nguy cơ lớn nhất đi kèm với đa thai là chuyển dạ sớm, dẫn đến hậu quả là sinh non. Những phụ nữ mang đa thai có tỉ lệ chuyển dạ sớm cao gấp đôi so với những phụ nữ mang thai một.

 

Nhiều trường hợp thai đôi, thai ba dễ tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và dễ xảy ra các biến chứng và gần như tất cả các trường hợp thai bốn trở lên đều sinh non. Ngoài sự căng thẳng về thể chất và cảm xúc vì phải mang thai đôi, thai ba…, những phụ nữ mang đa thai còn có nhiều nguy cơ bị các biến chứng và biến chứng nghiêm trọng hơn những phụ nữ mang thai một. Cụ thể:

Tỉ lệ cao mắc tiểu đường: Ở phụ nữ đa thai, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn gấp đôi so với phụ nữ mang thai một. Bệnh không tạo ra nguy cơ cho trẻ sơ sinh.

Bất thường ở bánh nhau: Dù có một bánh nhau, hai bánh nhau hay bánh nhau chung thì người mang đa thai cũng có nguy cơ biến chứng nhau tiền đạo hay nhau bong non lớn hơn. Những sự cố xảy ra với bánh nhau có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho người mẹ, gồm cả chảy máu trong khi có thai hoặc sau khi sinh. Nếu được theo dõi sát thì có thể phát hiện sớm để không xảy ra tai biến.

Sự cố cho tim: Một nghiên cứu gần đây ở Canada cho thấy phụ nữ mang đa thai dễ bị suy tim, nguy cơ nhồi máu cơ tim khi mang thai có thể tăng lên 4 lần. Hiện vẫn chưa rõ các thầy thuốc sẽ ứng dụng phát hiện này trong điều trị cho phụ nữ mang đa thai như thế nào.

Tiền sản giật và cao huyết áp: Huyết áp là vấn đề gây phiền muộn với nhiều bà mẹ mang đa thai, vì vậy, phụ nữ mang đa thai cần kiểm tra huyết áp thường xuyên. Cách chữa trị là nghỉ ngơi, nằm giường và đôi khi cần dùng thuốc.

Trường hợp nặng cần cho sinh sớm. Huyết áp cao là một phần của tiền sản giật và thường kèm với nồng độ protein cao trong nước tiểu. Cứ 3 phụ nữ đa thai thì có một người bị tiền sản giật. Tiền sản giật liên quan trực tiếp đến thai nghén, sau khi sinh thì tiền sản giật sẽ hết và thường không có hệ quả kéo dài.

Hội chứng thai truyền máu cho nhau: Ở trường hợp đa thai, do có bất thường ở những mạch máu trong bánh nhau dẫn đến sự cung cấp máu không đều cho mỗi thai làm cho thai phát triển không đều. Y học gọi là hội chứng thai truyền máu cho nhau, tức là có thai cho máu và có thai nhận máu. Trạng thái này gây nguy hiểm cho cả hai thai nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ.

Khoảng 90% trường hợp hội chứng thai truyền máu cho nhau không được phát hiện sớm đã dẫn đến tử vong cho một thai. 25% số thai đôi sống sót sau khi bị hội chứng thai truyền máu cho nhau nhưng không được điều trị sẽ có thương tổn về thần kinh.

Meyeucon.org - 20/04/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết khi mang thai , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Tầm quan trọng của Omega3 với mẹ bầu
  • Công dụng của củ đậu đối với phụ nữ sau sinh!
  • Những bài tập thể dục thích hợp cho mẹ bầu
  • Chè vằng: Lợi với bà đẻ, hại cho mẹ bầu???
  • 6 điều mẹ cần lưu ý khi mang thai trong mùa đông!

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn