Các nhà khoa học New Zealand vừa phát hiện ra mối quan hệ giữa chế độ ăn của người mẹ trong quá trình mang thai liên quan đến nguy cơ béo phì ở những đứa con của họ. Phát hiện trên cho thấy chế độ ăn của người mẹ trong quá trình mang thai có thể thay đổi DNA của em bé qua quá trình thay đổi biểu sinh và có thể thể dẫn đến việc tăng cân bất thường sau này của em bé.
Trưởng nhóm tác giả nghiên cứu trên, giáo sư Peter Gluckman cho biết lộ trình dẫn đến béo phì, tiểu đường hay bệnh tim đã bắt đầu từ trước khi đứa bé được sinh ra.
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn của New Zealand NZPA, ông Gluckman nói: “Đây là một bước đột phá, một phát hiện lớn và quan trọng nhất mà tôi đã thực hiện được, kết quả của 15 năm nghiên cứu.”
Ông Gluckman nói: “Hiện nay chúng tôi biết rằng các bà mẹ không có chế độ ăn cân bằng trong quá trình mang thai thì con của họ của nguy cơ cao hơn.”
Nghiên cứu quốc tế này cho thấy những thành phần trong chế độ ăn của phụ nữ, đặc biệt là trong suốt 2/3 giai đoạn đầu của thai kỳ, cực kỳ quan trọng.
Trong qua trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu này đã đo được mức độ biến đổi hóa chất của DNA trong dây rốn ở gần 300 trẻ và thấy việc này dự đoán chính xác mức độ béo phì ở trẻ 6 hoặc 9 tuổi.
Các nhà nghiên cứu trên cũng đã rất ngạc nhiên với mức độ hiệu quả cao. Trẻ có thể béo phì ở mức độ khác nhau nhưng sự thay đổi biểu sinh ở thai nhi cho phép các nhà nghiên cứu dự đoán được 25%.
Ông Gluckman khẳng định mối liên hệ này còn chắc chắn hơn những giải thích về béo phì dựa vào gen và lối sống.