Bệnh tự kỷ ở trẻ em đang có chiều hướng gia tăng và là căn bệnh chứa đựng nhiều bí ẩn nên việc phòng tránh, chữa trị còn hạn chế. Ngoài việc dùng thuốc, theo các chuyên gia ở Trung tâm Điều trị bệnh tự kỷ Pfeiffer (PTC) của Mỹ, việc sử dụng thực phẩm giàu dưỡng chất sẽ mang lại nhiều tác dụng trong việc phòng và chữa trị căn bệnh này.
1. Thực phẩm giàu đạm là gì?
Theo PTC, thực phẩm giàu đạm (Nutrient dense foods) là nhóm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như carbohydrate, chất xơ, chất béo, các axít béo thiết yếu, protit, axít amin, nước và vi đạm như vitamin, khoáng chất, khoáng vi lượng, chất chống ôxy hóa và dưỡng chất thực vật. Thực đơn giàu chất dinh dưỡng được xem là rất cần cho chức năng của cơ thể nói chung và cho não nói riêng. Thực đơn này trọng tâm đến thực phẩm hữu cơ, ít qua chế biến để bảo toàn dưỡng chất nguyên thủy.
2. Thực phẩm giàu chất chống ôxi hóa
Chất chống ôxi hóa (antioxidants) là những hợp chất vô cùng quan trọng, có tác dụng bảo vệ các tế bào của cơ thể không bị phá hủy bởi các gốc tự do, tạo nên bởi quá trình ô nhiễm do thuốc trừ sâu, chất tạo màu, tạo mùi vị cho thực phẩm, kim loại nặng, mỡ trans-fat (mỡ chiên đi chiên lại)… . Đối với nhóm trẻ tự kỷ, hệ thống tiêu hóa và não bộ rất nhạy cảm và dễ bị phá hủy bởi các gốc tự do gây nên, thông qua quá trình có tên là stress ôxi hóa. Thực đơn giàu chất chống ôxi hóa không có nghĩa là phải cho trẻ uống thuốc bổ, trừ khi quá biếng ăn, chủ yếu là thông qua ăn uống hàng ngày. Chất chống ôxi hóa rất đa dạng, như:
– Vitamin A có trong quả mơ, xoài, dưa đỏ, khoai lang, cà rốt, bí và rau xanh dạng lá.
– Vitamin C có trong các loại nước ép trái cây như nước bưởi và nước cam, ớt đỏ, bông cải xanh, nhóm qủa mọng.
– Vitamin E, chất chống ôxy hóa này có nhiều trong thực phẩm dạng hạt, như lạc, hạnh nhân, đậu đỗ.
– Vitamin B6 có trong cá cá bơn, cá trích và cá hồi, thịt gia cầm, đậu đỗ và khoai tây.
– Kẽm, khoáng chất có trong thực phẩm dạng hạt như hạt hướng dương và hạt bí đỏ, quả hạch, thịt gà tây, thịt bò, thịt lợn, thịt cừu và đậu nành.
– Xêlen có trong thịt gà, đậu phụ và thịt gà tây, thịt bò và thịt lợn, hạt hướng dương, bột yến mạch và sò.
– Manhê, khoáng chất này được tìm thấy trong cá, gạo lức, đậu khô, rau xanh thẫm màu, sữa chua, đậu tương, lạc và các loại thực phẩm dạng hạt khác.
– Coenzyme Q10 còn được gọi là CoQ10 hoặc ubiquinone, có nhiều trong cá mòi, cá thu, thịt cừu, thịt bò, rau bina thịt lợn, trứng, bông cải xanh, đậu phộng và các loại ngũ cốc nguyên chất.
– Carotenoid là hợp chất làm cho các loại quả có màu vàng, đỏ như cà rốt, cà chua và cam.
– Flavonoid, chất chống ôxy hóa rất tuyệt vời, còn gọi là bioflavonoids, được tìm thấy trong sôcôla, rau xanh và hoa quả các loại.
– Nên dùng thực phẩm hữu cơ được trồng hoặc sản xuất mà không có thuốc trừ sâu, các gốc tự do, hormone tăng trưởng và các chất ô nhiễm khác.
– Các loại thực phẩm đa màu, vừa ngon mắt, ngon miệng lại giàu chất chống ôxy hóa và phytonutrients, rất cần cho nhóm trẻ mắc bệnh tự kỷ.
– Hạn chế sử dụng lò vi sóng: Lò vi sóng có thể phá hủy khoảng 90% các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhất là chất chống oxy hóa do nhiệt độ quá cao, vì vậy nên hấp, luộc tốt hơn là ninh trong lò.
– Nên dùng mỡ Omega 3 và Omega 6, đây là những axít béo thiết yếu rất cần cho cơ thể để duy trì sức khỏe não bộ và tim, giúp tăng cường sức khỏe thần kinh cho trẻ.
– Nên ăn ít nhất ba khẩu phần rau xanh và hai khẩu phần trái cây/ngày, các loại quả có múi (một khẩu phần tương đương 75 gam) .
– Tập cách làm súp rau, nước trái cây, giúp trẻ dễ ăn, dễ tiêu hóa và thu nạp được nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.