Bệnh cúm đối với người bình thường không phải là vấn đề đáng ngại, nhưng đối với bà bầu thì chuyện không hề đơn giản. Đã có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh được tác hại ít nhiều của bệnh cúm đối với thai nhi, nhất là những trường hợp không có biện pháp điều trị phù hợp. Vậy bà bầu sẽ phải làm gì khi bị mắc cúm? Hãy cùng tham khảo các lời khuyên hữu ích sau đây:
Đừng chủ quan, hãy đi khám bác sĩ
Cơ thể của phụ nữ mang thai đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh, hơn nữa hệ thống miễn dịch suy giảm hơn khi phụ nữ bắt đầu mang thai khiến họ dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm. Và trong các trường hợp này chỉ có bác sỹ mới có những lời khuyên tốt nhất bởi không phải mọi trường hợp mắc cúm, cảm, ho… là giống nhau. Bác sỹ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bạn cũng như khả năng ảnh hưởng tới thai nhi để có những biện pháp cụ thể. Hãy nên nhớ rằng sự nguy hiểm của các bệnh truyền nhiễm đối với thai nhi là rất cao, bạn không thể tự điều trị như cách thông thường.
Không tự điều trị bằng thuốc
Bạn không thể nắm vững được các tác hại của thuốc đối với thai nhi bằng bác sỹ, vì vậy hãy luôn nhớ là chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sỹ. Mọi loại thuốc do bạn tự ý sử dụng đều ít nhiều có sự nguy hại đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Rất nhiều loại thuốc có thể dùng cho người bình thường, nhưng khi dùng cho bà bầu có thể dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén…
Khi bà bầu bị cúm, có rất nhiều loại thuốc có thể dùng cho người bình thường nhưng không dùng được cho bà bầu vì gây ảnh hưởng tới thai nhi, cụ thể các loại thuốc cần tránh đó là:
– Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel. Các thuốc này có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.
– Aspirin và ibuprofen. Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.
– Tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan. Đây là những chất thường thấy trong xi-rô thuốc chống cúm, cảm lạnh và ho. Chúng có liên quan đến các biến chứng khi mang thai trong các nghiên cứu động vật.
Biện pháp an toàn điều trị tại nhà
Những bài thuốc dân gian thường an toàn hơn cả với bà bầu. Một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất là sử dụng nước muối loãng súc miệng và vệ sinh mũi. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.
Nếu nghẹt mũi có thể trùm một chiếc khăn lên đầu rồi đưa bát nước nóng có thêm hai hoặc ba giọt tinh dầu bạch đàn, bạc hà và xông trong 15 phút sẽ dễ thở hơn.
Lời khuyên phòng bệnh cúm: Để phòng ngừa bệnh cúm tốt nhất là tiêm phòng bệnh trước khi mang bầu 3 tháng. Ngoài ra, để cơ thể tăng cường hệ miễn dịch cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tinh thần tốt không nên tiếp xúc với môi trường có nguy cơ lây nhiễm cúm. Cần vệ sinh mũi, họng thường xuyên vài lần/ngày bằng nước muối sinh lý.
thuytien đã bình luận
Toi mang thai duoc 13 tuan va bi cum? vay co anh huong gi den thai nhi khong? xin tu van giup toi. toi xin cam on.
Đặng Thu Hằng đã bình luận
Mình đang mang bầu hơn 2 tháng, nhưng mình có tiền sử bị bệnh viêm mũi dị ứng, gần như mãn tính. Mình đã tìm nhiều cách chữa trị nhưng ko khỏi dứt điểm. Hiện giờ mình vẫn thường xuyên bị ngạt mũi, nhất là khi đi lạnh, mặc dù đã dùng khẩu trang nhưng vẫn có tình trạng ngạt mũi. Trước kia mình hay dùng thuốc nhỏ mũi Alpha Xylo, nhưng từ khi mang bầu, mình không dùng nữa, mà chỉ rửa mũi bằng nước muối ấm hàng ngày.; Vậy MYC cho mình hỏi, mình bị như thế có ảnh hưởng ji đến em bé trong bụng ko? Mình rất lo. Mong MYC tư vấn cho mình.
Dao đã bình luận
Tôi mang thai được 15 tuần nhưng lại bị ho và cúm. Xin hỏi BS là có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?
Ngọc p4 đã bình luận
– E phải bỏ thai khi được 18 tuần do bi nhiễm rubela vào ngày 30/3/2011, và rong máu sản dịch đến ngày 15/4 thì hết (mấy ngày đầu nhiều, sau đó ra những chất nhầy nhầy màu nâu rrồi hết sạch). Đến ngày 25/4 e lại thấy ra máu, như vậy là e bị ra máu kinh hay vẫn tiếp tục bị ra sản dịch, e có phải đi khám lại không ?
– E dự định sau 5, 6 tháng nữa sẽ có bầu, E chưa bị sởi, quai bị, thuỷ đậu, viêm gan B ( riêng viêm gan B, e đã tiêm từ hồi nhỏ nhưng thiếu mất 1 mũi) vậy 1 tháng sau khi bỏ thai e đi tiêm phòng những bệnh trên có được không ?
– hiện tại sau 1 tháng thì sức khoẻ của e cũng khá ổn định, e đi làm luôn có ảnh hưởng gì đến việc mang thai của e sau nay không ạ ?
e đã gửi 1 lần nhưng chưa nhận được hồi âm. Rất mong nhận được câu trả lời của BS, Xin chân thành cảm ơn!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nghỉ 1 tháng là sức khoẻ tốt rồi, nên đi khám lại để biết chắc đã có kinh trở lại càng yên tâm hơn. Bạn phải XN để biết có nên tiêm viêm gan B hay không. Sau biến cố 1 tháng có thể tiêm vaccin phòng bệnh. Nên tiêm vaccin phòng cúm và thuỷ đậu, riêng Sởi và Quai bi có thể không cần tiêm. Nên tham vấn BS của TTYT dự phòng (nơi tiêm). Nhớ là sau tiêm phòng phải tránh thai ít nhất là 2 tháng.
Yen đã bình luận
MYC giai dap giup toi nhe.Toi sinh mo duoc 1thang 1tuan thi quan he vo chong lan dau khong dung bien phap tranh thai nao.Sau do toi thay dau rat khi di tieu tien vai lan dau va ra it mau do.vay la sao va co kha nang co thai khong a?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn mới mổ, sẹo chưa ổn định, lại chưa qua khỏi thời kỳ cần phải kiêng cữ (ít nhất là 6-8 tuần) nên có thể co kéo sẹo và bị viêm tiết niệu. Nhưng nguy cơ hơn cả là có thai khi sẹo mổ còn mới, con còn "trứng nước". MYC thấy bạn thật đáng thương lại vừa đáng trách đấy. Thương bạn vì anh chồng chưa thể hiện trách nhiệm và tình thương với vợ vừa trải qua cuộc phẫu thuật lớn. Trách các bạn vì chưa hiểu biết đầy đủ cần phải chăm sóc sức khoẻ và tình dục thế nào sau sinh, nhất là sau mổ. Thông thường sau sinh, cơ quan sinh sản là tử cung, âm đạo người phụ nữ nhỏ dần trở lại giải phẫu hình thể như trước khi có thai. Về sinh lý buồng trứng trở lại hoạt động đồng thời với quá trình co nhỏ của tử cung, âm đạo phát triển các vi khuẩn vốn có để tạo môi trường độ pH toan nhẹ (nhằm chống vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong tử cung) Tất cả diễn ra dần dần trong 6 tuần đầu sau sinh (người sau mổ chậm hơn khoảng 2 tuần). Vì vậy khi giao hợp trong giai đoạn hồi phục này dễ bị viêm nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm đạo lên tử cung và vòi trứng dẫn đến viêm tắc vòi trứng, bệnh lạc nội mạc tử cung, nặng hơn là viêm tiểu khung lan toả do tinh trùng mang vào. Trong khi đó buồng trứng đã có thể rụng trứng, nguy cơ có thai hiển hiện. Người đang nuôi con bú thì chưa có kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt thất thường nhưng hàng tháng vẫn có hiện tượng rụng trứng. Với người mổ lấy thai vừa trải qua 1 can thiệp lớn đến TC, sau 2 năm sẹo mổ mới an toàn cho kỳ mang thai sau. Nếu có thai sớm phải hút nạo, phải cần BS có chuyên môn cao và già dặn kinh nghiệm thực hiện và vô cùng khó khăn cho BS phải xử lý vì nguy cơ thủng TC khi hút. Nếu để đẻ thì nguy cơ vỡ tử cung khi thai vào tháng thứ 7 trở đi. Thật tiến thoái lưỡng nan. Hiện tại bạn nên uống nhiều nước trái cây mát, theo dõi thêm nếu ra máu lại thì phải đến BS khám. Chờ được 3 tuần sau lần giao hợp vừa rồi thử nước tiểu xem có thai không. Nên thảo luận cùng chồng để dùng Bao cao su tránh thai, tránh viêm nhiễm khuẩn cho bạn cho đến khi con ăn dặm hoặc bạn cai sữa con, lúc đó bạn có thể dùng được thuốc tránh thai uống hoặc tiêm, nếu chồng không muốn tiếp tục dùng BCS. Bạn không đặt được dụng cụ TC (vòng), nếu uống thuốc trong khi cho con bú phải dùng loại có hình mẹ bồng con vẽ trên vỉ thuốc nhé. Mong bạn bình an.