Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Trẻ hay mút tay dễ bị nhiễm giun kim

Giun kim là kí sinh trùng trong đường ruột của con người. Trẻ em khi bị nhiễm giun kim thường cảm thấy rất khó chịu và trong trường hợp nặng, nhiễm giun kim cũng có thể gây ra viêm ruột thừa.

Trứng giun kim có thể tồn tại trên bề mặt của quần áo, chăn mền và đồ chơi trong khoảng 2 – 3 tuần. Trong thời gian này những quả trứng giun được truyền đi và xâm nhập vào cơ thể trẻ em, cư trú trong ruột cho đến khi chúng nở.

Trẻ hay mút tay dễ bị nhiễm giun kim

Khi những con giun cái trưởng thành trong ruột kết, chúng di chuyển xuống vùng hậu môn và đẻ trứng. Điều này thường xảy ra vào ban đêm khiến trẻ thấy ngứa và khó chịu ở hậu môn. Trẻ có thể đưa tay xuống gãi và trứng giun lại truyền sang móng tay và dễ lây sang các thành viên khác trong gia đình. Những trẻ có thói quen mút tay càng có nguy cơ bị nhiễm cao.

Trẻ bị giun kim thường có triệu chứng như cảm giác ngứa dữ dội xung quanh các khu vực hậu môn và âm đạo. Ngoài ra còn có thêm các triệu chứng khác bao gồm chán ăn, giảm cân, mất ngủ và cáu kỉnh. Trong trường hợp nặng, nhiễm giun kim cũng có thể gây ra viêm ruột thừa.

Cha mẹ có thể chống ngứa cho trẻ bằng thuốc mỡ. Trẻ nhỏ thường không thể chịu đựng nỗi đau trực tràng do nhiễm trùng, vì vậy nên cho trẻ ngồi ngâm hậu môn trong chậu nước ấm.

Mặc dù nhiễm giun kim ở trẻ em có thể dễ dàng điều trị, nhưng tốt nhất cha mẹ nên giữ vệ sinh để phòng ngừa cho con. Cần giữ vệ sinh cho trẻ cẩn thận, kể cả giường chiếu, chăn màn, đồ chơi… cũng cần giặt sạch qua nước nóng. Tập cho trẻ ghi nhớ các thói quen lành mạnh là rửa tay đúng cách trước khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh. Nếu thấy có bất kì triệu chứng nào xuất hiện, nên đưa con đến bác sĩ để được điều trị càng sớm càng tốt.

Meyeucon.org - 27/04/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh giun sán ở trẻ em

Bài viết liên quan

  • Giun, sán ở trẻ em: phòng chống bằng cách nào?
  • Tẩy giun cho bé và những lưu ý
  • Mối nguy hiểm do nhiễm giun đũa
  • Tẩy giun cho bé: chuyện không nhỏ
  • Giun kim: nguy cơ với trẻ và cách chữa trị

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn