Tất cả các bậc làm cho làm mẹ đều luôn luôn mong muốn con mình phát triển khỏe mạnh. Nhưng trong quá trình phát triển của mình trẻ vẫn có thể gặp phải các vấn đề nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và một trong các vấn đề nghiêm trọng đó là tình trạng loạn khuẩn đường ruột.
Khi còn trong bụng mẹ phôi thai pháp triển trong môi trường vô trùng đến khi ra đời, sau đó hệ vi khuẩn sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể. Trong vòng 12 – 24 giờ sau khi đẻ, ống tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn hoàn toàn vô khuẩn. Nhưng trong các ngày kế tiếp, kể từ ngày thứ 3 trở đi do tiếp xúc với môi trường xung quanh, do điều kiện ăn uống, vệ sinh mà các loài vi khuẩn bên ngoài sẽ xâm nhập qua mồn, mũi, họng, trực tràng và dần hình thành một hệ vi khuẩn phong phú trong ống tiêu hóa của trẻ.
Các vi khuẩn này tạo nên một hệ vi sinh vật trong điều kiện bình thường, chúng sống cộng sinh hay đối kháng với nhau và có lợi cho vấn đề tiêu hóa ở trẻ. Chúng pháp triển trên thức ăn đã được tiêu hóa hay trên những hợp chất được vật chủ (cơ thể trẻ) bài tiết vào trong hệ tiêu hóa.
Tác dụng tích cực của vi khuẩn đường ruột ở trẻ
Những vi khuẩn ký sinh tại đường ruột này đã góp phần tích cực trong quá trình chuyển hóa dinh dưỡng và cả trong vai trò bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của kẻ thù bên ngoài và có thể tạo ra các chất: ngăn cản các khối ung thư, bất hoạt virus, tạo ra các kháng thể và vitamin, làm giảm cholesterol…
a. Tác dụng tiêu hóa và chuyển hóa
Hệ vi khuẩn này đóng vai trò tiêu hóa chất bột và các chất xơ, xúc tiến quá trình “giáng hóa” (phân hủy) protid, sản xuất các amin, thủy phân urê. Chúng còn giữ vai trò quan trọng làm chuyển hóa tại chỗ các chất cholesterol.
b. Tổng hợp vitamin
Các nhà khoa học đã chứng minh được qua các thực nghiệm rằng một số vi khuẩn sống trong ruột có khả năng tổng hợp các loại vitamin B1 và vitamin K ở manh tràng và đại tràng. Do vậy, sự có mặt của các loại vi khuẩn này là rất cần thiết giúp cơ thể trẻ hấp thụ các vitamin.
c. Vai trò chống khuẩn
Chính sự có mặtcác loại vi khuẩn đường ruột trong điều kiện bình thường đã giúp cơ thể trẻ chống lại các vi khuẩn gây bệnh khi chúng mới xâm nhập vào cơ thể trẻ qua ống tiêu hóa. Bên cạnh đó còn có tác dụng ức chế sự phát triển của virus đường ruột.
Các loại vi khuẩn đường ruột có các “khả năng” này là do chúng kích thích sản xuất ra kháng thể đồng thời kích hoạt hệ liên võng nội mạc là một tổ chức quan trọng tham gia vào cơ chế miễn dịch của trẻ.
d. Phân hủy các chất độc
Khi có sự xâm nhập của các chất gây độc cho cơ thể thì dưới tác dụng của các loại vi khuẩn này các chất độc một phần được phân hủy thành các nhóm ít gây độc hơn hay không gây độc cho cơ thể.
Tác dụng không mong muốn
Trong các điều kiện bất thường nào đó, hay trong những điều kiện bệnh lý, thì cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột này bị phá vỡ gây nên một trạng thái hoãn loạn làm thay đổi các quá trình chuyển hóa dinh dưỡng và sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể trẻ.
Từ một tạp khuẩn vô hại mà chúng đột nhiên trở nên có hại và gây hại cho cơ thể trẻ. Bởi khi có sự pháp triển quá độ của vi khuẩn có hại trong ống tiêu hóa của trẻ thì sẽ dẫn đến các rối loạn về gan, thận, gây xơ vữa động mạch, cao huyết áp, ung thư và lão hóa…
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng loạn khuẩn này ở trẻ trong đó có các nguyên nhân quan trọng nhất là việc trẻ dùng kháng sinh đường ruột nhiều và trong thời gian dài. Khi đó, trẻ sẽ có các biểu hiện sớm của loạn khuẩn như:
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài dẫn đến tình trạnh rối loạn dinh dưỡng nghiên trọng
- Có dấu hiệu ỉa chảy kéo dài, phân lỏng, có bọt
- Xuất hiện hội chứng lỵ do tụ cầu khuẩn.
Phòng ngừa và điều trị loạn khuẩn
Biện pháp phòng ngừa chủ yếu để đề phòng loạn khuẩn bạn nên áp dụng như:
- Chế độ ăn hàng ngày đầy đủ dinh dưỡng.
- Nếu có biểu hiện của loạn khuẩn ban đầu,bạn nên cho trẻ ăn cho trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm chế biến từ đậu lành như đậu phụ, sữa đậu lành, sữa chua đậu lành…
- Thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh đường ruột cho trẻ em, không nên dùng các loại kháng sinh này quá 5 – 7 ngày và cần theo chỉ định của bác sĩ nếu bắt buộc phải sử dụng đến những loại kháng sinh này.
khang đã bình luận
cháu đã được 1t và bị ỉa chảy cách đây 5 tháng ,bây giờ cháu lên cân rất ít..vậy toi nên cho cháu uong thuốc cốm bioasimin dc ko