Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Nguy cơ thiếu máu thiếu sắt ở bà bầu

Thống kê cho thấy tỉ lệ phụ nữ mang thai thiếu máu thiếu sắt lên đến 50%. Bị thiếu máu không chỉ ảnh hưởng không tốt đến thai phụ mà còn gây ra nhiều hậu quả xấu cho bé sau này.

Có thể bổ sung sắt thông qua dinh dưỡng thai kỳ

Thiếu máu và những nguy cơ sức khỏe…

Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết để tạo hemoglobin-một protein quan trọng của hồng cầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: Phụ nữ trong độ tuổi 15-30 có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt do bị mất máu trong thời kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn tiêu thụ quá ít sắt từ thực phẩm, theo thời gian, cơ thể sẽ trở nên thiếu sắt. Ngoài ra, việc dùng một số loại thuốc trị bệnh đau bao tử sẽ làm giảm đi các acid ở dạ dày, ngăn chặn quá trình hấp thu sắt vào cơ thể.

Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai, lượng sắt cần mỗi ngày tăng gấp bốn lần (60mg/ngày). Lượng sắt này dùng dự trữ để phục vụ nhu cầu tăng thể tích máu cũng như là nguồn cung cấp hemoglobin cho thai nhi. Thai phụ thiếu sắt dẫn đến thai nhi có nguy cơ bị khuyết tật ống dây thần kinh (nứt đốt sống, thai vô sọ…). Thai nhi cũng cần sắt để phát triển hồng cầu, các mạch máu và cơ. Nếu thiếu sắt, thai phụ có thể sinh non, trẻ có cân nặng lúc sinh thấp. Đó là lý do phụ nữ nói chung và bà mẹ mang thai nói riêng cần thiết bổ sung sắt đầy đủ trong độ tuổi sinh đẻ và giai đoạn thai kỳ.

Cách phòng trừ bệnh thiếu máu hiệu quả

Ngoài việc tăng cường ăn uống các thực phẩm giàu sắt (thịt bò, thịt heo, cá thu, cá ngừ, trứng, đậu, gan, rau xanh, hoa quả…), bác sĩ cũng khuyến khích thai phụ dùng bổ sung hàng ngày viên sắt trong suốt giai đoạn thai kỳ.

Mẹ cần lưu ý rằng việc uống viên sắt chứa muối sắt II cổ điển thường gây ra một số tác dụng phụ: táo bón, khó chịu ở dạ dày, nóng ngực và có vị tanh kim loại khó uống. Để tránh tình trạng trên, viên sắt Saferon là một giải pháp hiệu quả.

Meyeucon.org - 03/05/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Sức khỏe khi mang thai , Thiếu máu khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Mẹ thiếu sắt, con suy dinh dưỡng
  • Tầm quan trọng của Omega3 với mẹ bầu
  • Công dụng của củ đậu đối với phụ nữ sau sinh!
  • Cháo cá chép có thật sự tốt cho mẹ bầu?
  • Để có 1 thai kỳ khỏe mạnh mẹ bầu không nên ăn những loại trái cây này

Bình luận

  1. huyen đã bình luận

    06/05/2011 at 10:21 chiều

    bác sĩ ơi cho em hỏi em có thai được 21tuan, em di kham phu khoa bac si bao em bi nam va bach cau da nhan, bsi ke cho em thuoc canesten de tu dat o nha. em muon hoi em bi nhu vay lieu co anh huong j den thai nhi va dat thuoc do lieu co sao khong, em moi dat 3 ngay con 3 ngay nua. em cam on bac si nhieu

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      11/05/2011 at 12:55 sáng

      Bạn yên tâm điều trị theo đơn BS. Chú ý phơi quần áo, quần lót ra nắng trực tiếp (kể cả quần áo của chồng). Khi "quan hệ " cần nhắc chồng VS sach sẽ trước đó. Đã sang hè nên VS nhà, mở cửa lấy ánh nắng, lau bụi, nấm mốc do mùa nóng ẩm vừa qua.

      Trả lời
  2. ngoc dao đã bình luận

    04/05/2011 at 9:43 chiều

    Em mới trể kinh 1tuan,thử que thì thấy 2 vạch,tình trạng mới xãy thai tự nhiên 3 tháng trước.hiện em có lọ thuốc Multi Prenatal xin hỏi em sữ dụng được k hay cần theo toa.Và em nên khám thai định kỳ như thế nào.?Mong sớm nhận được trả lời của BS.Chân thành cám ơn!

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      05/05/2011 at 5:47 sáng

      Có thể uống được. Khi chậm kinh 6 tuần nên SÂ biết chắc thai đã vào tử cung, 8 tuần để thấy tim thai, 11 tuần trở đi khám thai trong CT sàng lọc trước sinh. Khi khám thai nên chú ý đo huyết áp, thử nước tiểu.

      Trả lời
  3. le xuan đã bình luận

    04/05/2011 at 5:31 chiều

    Chào bác sỹ Thanh Huơng và chuơng trình MYC ! Kinh nho chtr giup :
    Nay em co bầu đựoc 22 tuan roi, len 9kg co tốt k ah ? Xin tu vấn thêm cho em một vaì đieu sau ma em k đuoc biết rõ lam.
    Em co đuoc ăn, uống những thứ sau hay k :
    – Thịt Ếch ; thịt Vịt ; Thit Ngan ; rau Muống; rau Mồng Tơi ;
    – Muớp đắng ( khổ qua ) nấu canh hoặc xào trứng ?
    – Qủa ổi, Xòai xanh, nuớc qủa Mơ ngâm đừong ; Dưa Leo ( Dưa Chuột ) ?
    Có nhiều món nữa nhưng tự nhiên bây giờ em lại k nhớ ra. Nếu cần kiêng cữ những món gì nữa, bsy tư vấn thêm cho em biết với.
    Ngòai ra em nge một số nguời đã sinh nỡ nhiều lần khuyên k nên ăn Ổi sau này làn Da của đứa con k đựoc tốt ??
    Em siêu âm bé Gái, em có thể ăn những món gì, uống nuớc gì để sau này bé có làn Da mịn và sáng bởi vì Chồng em có làn Da hơi Nâu và Khô, là bé gái mà giống Da của Bố nó thì k đựoc như ý lắm, mong tư vấn dùm vc em. Cảm ơn Bsy và chtr nhiều !

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      04/05/2011 at 10:28 chiều

      Các món đạm nên ăn thịt (bò, gà, vịt, ngan, lợn), cá, tôm, cua, ngao, ếch, hến…(nên ăn cá nhỏ, kho nhừ hoặc rán ròn ăn được cả xương). Các món rau muống, rau cải, mồng tơi, bí xanh, bí đỏ, su-hào… Không ăn mướp đắng, chỉ nên ăn quả chín vì nhuận tràng, uống nhiều nước trái cây, nước dừa làm cải thiện màu da. Quan trọng nhất là các thực phẩm rõ nguồn gốc, sạch

      Trả lời
  4. dangtuananh đã bình luận

    04/05/2011 at 2:08 chiều

    Tôi đang muốn đi làm xét nghiệm xem mình đã có kháng thể chống cúm, sởi, rubella chưa nhưng chưa biết làm xét nghiệm đó ở đâu? Xin cho tôi biết địa chỉ uy tín tại Hà Nội để tôi tới làm xét nghiệm

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      05/05/2011 at 6:52 sáng

      Bạn nên XN tại BV Nhiệt đới hoặc TTYT dự phòng. chỉ cần Rubella thôi, nếu R (-) thì tiêm MMR II phòng Sởi- Quai bị_ Rubella luôn, Cúm thì chỉ miễn dịch 1 năm, thật cần thiết mới tiêm (chuẩn bị có thai, người gia, trẻ nhỏ, người luôn phải làm việc trong môi trường nguy cơ cao nhiễm cúm..)

      Trả lời
      • ngoc anh đã bình luận

        08/11/2012 at 8:59 chiều

        chào bác sỹ. cháu mang thai được 37 tuần rồi. đi siêu âm thì cân nặng của bé được 3kg2, cháu ăn uống rất đầy đủ. nhưng khi xét nghiệm máu thì bác sỹ cho biết cháu bị thiếu máu và kê đơn thuốc cho cháu. giờ cháu rất lo không biết có ảnh hưởng nhiều đến bé sau này không? xin bác sỹ tư vấn.

        Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn