Sùi mào gà sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể gặp ở cả nam và nữ do vi-rút sùi mào gà (HPV) gây ra. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ gây biến chứng nhiễm khuẩn, chảy máu, gây nguy hiểm cho thai nhi ở phụ nữ mang thai và làm tăng nguy cơ gây ung thư âm hộ, âm đạo, cổ tử cung và dương vật…. Ða số bệnh nhân nhiễm vi-rút sùi mào gà không có triệu chứng cụ thể.
Bệnh dễ lây qua đường tình dục
Sùi mào gà còn gọi là bệnh mụn cóc sinh dục, do virut Human papilloma (HPV) – là một loại virut gây u nhú ở da và niêm mạc người gây nên. Sùi mào gà lây truyền qua quan hệ tình dục khi giao hợp không an toàn. Mọi biểu mô của tổn thương sùi bong ra đều có chứa HPV, có thể lây dễ dàng do tiếp xúc trực tiếp ở những nơi có tổn thương. Bệnh có khả năng lây truyền cao cho bạn tình nếu không được điều trị kịp thời.
Gây tổn thương cơ quan sinh dục
Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà từ 1 – 6 tháng. Người bệnh thấy xuất hiện những tổn thương u nhú màu hồng tươi, mềm, không đau, có dạng giống như mào của con gà, dễ chảy máu. U nhú có thể mọc bất kỳ chỗ nào trong cơ quan sinh dục: âm hộ, hậu môn, dương vật, lỗ niệu đạo, cổ tử cung, thậm chí gặp cả ở miệng, họng. Khi bệnh nặng, các u nhú có thể phát triển và thành một mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng. Bề mặt mềm, mủn ra, ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra một giọt mủ.
Ở phụ nữ u nhú thường mọc ở mép hoặc bên trong âm đạo, xung quanh hậu môn. Ở nam giới thường mọc ở dương vật, cũng có thể ở bìu hoặc xung quanh hậu môn.
Biến chứng nguy hiểm
Nếu bệnh nhẹ, tổn thương u nhú ít sẽ không hoặc ít gây đau đớn. Nếu khi các u nhú phát triển nhiều có thể gây đau, khó chịu khi đi lại, các u nhú có thể bị sây xát, chảy máu khi va chạm hoặc bội nhiễm, có mủ, sốt, nổi hạch ở bẹn.
Trong một số trường hợp, những triệu trứng của bệnh sùi mào gà có thể không rõ ràng hoặc không biểu hiện nên người bệnh có thể không biết mình đã bị nhiễm virut. Hoặc ở người bệnh có biểu hiện nhưng chủ quan không đi khám và điều trị, bệnh tiến triển thành mạn tính, dẫn đến các biến chứng nhiễm khuẩn, chảy máu, gây nguy hiểm cho thai nhi ở phụ nữ mang thai và làm tăng nguy cơ gây ung thư âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, và dương vật….
Cần điều trị sớm
Người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời khi thấy có triệu chứng hoặc nghi ngờ khi có quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh. Việc điều trị sùi mào gà chủ yếu nhằm phá hủy tổn thương u nhú chứ không thể tiêu diệt được virut gây bệnh. Tùy theo vị trí và mức độ của tổn thương mà sẽ có chỉ định điều trị thích hợp như: chấm dung dịch thuốc, đốt điện hoặc laser, đốt lạnh bằng ni-tơ lỏng,… Người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định điều trị và tái khám để đề phòng tái phát.
vu van tuyen đã bình luận
Xin chào anh chi! vợ chồng chúng tôi mới lấy nhau và chúng tôi mới có tin vui la vơ toi mang thai sau 20 ngày, sau đó khi chúng tôi đi siêu âm ngay thì biết la thai nhi vẫnn chua vào tử cung. Co 1 dieu dang buồn nữa là vợ tôi lai phát hiên ra mình bi bệnh sùi mào gà sau khi siêu âm. Vợ chồng tôi thực sự rất lo lắng ko biet co ảnh hưởng đến thai nhi ko? Chúng tôi co xem ở tren mạng thi biết rằng bệnh nay rat khó chữa khỏi vì vius vẫn còn ở trong người. Tôi xin hỏi anh chi rằng liệu có cách nào để chữa căn bệnh này mà ko ảnh hưởng đến thai nhi ko ? Chế độ ăn uống va sinh hoat cua vợ chồnng tôi nen thuc hien nhu the nao?
Chúng tôi xin chân thành cám ơn anh chi
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Việc cần quan tâm là chờ thai nhi vào TC đã. Có thể SÂ qua sớm nên chưa đến giai đoạn làm tổ (thường phải chậm kinh tháng này khoảng 7 ngày mới thử test Q-stick nếu dương tính 2 vạch (thai 5 tuần tuổi), không cần siêu âm chờ thêm 3 tuần SÂ sẽ thấy tim thai (khi đó 8 tuần tuổi). SÂ bằng đầu dò âm đạo hay sao mà bị lây bệnh sùi mào gà? Nên khám BS da liễu.